Chiều 14/4: Chính phủ đồng ý nhận viện trợ vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi
Ngày 14/4, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc tiếp nhận vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi viện trợ từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho Việt Nam.
Hôm nay gần 200 trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi đầu tiên của Việt Nam đã tiêm vaccine phòng COVID-19.
Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Nghị quyết số 55/NQ-CP về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi. Theo đó, Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc tiếp nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi viện trợ từ Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho Việt Nam.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi tại Quảng Ninh sáng ngày 14/4 Ảnh: Thái Bình
Bộ Y tế căn cứ vào tình hình dịch bệnh, tiến độ tiêm vaccine, nguồn viện trợ, nguồn vaccine có thể mua thương mại để xác định và chịu trách nhiệm về số lượng, loại vaccine nhận viện trợ, mua thương mại bảo đảm kịp thời, đúng tiến độ, an toàn, chất lượng, hiệu quả; không để bị động, không thừa, thiếu hụt vaccine trong mọi hoàn cảnh.
Trường hợp cần mua vaccine thương mại để tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi Bộ Y tế chủ động xác định và chịu trách nhiệm về số lượng, thời gian và chủng loại vaccine cần mua phù hợp với tiến độ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Nghị quyết cũng nêu rõ đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu với các điều kiện như các Nghị quyết của Chính phủ về mua vaccine phòng COVID-19 đối với người lớn
Bộ Y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận viện trợ, mua và tổ chức tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, đảm bảo hợp lý, an toàn, khoa học, hiệu quả và đặc biệt là tiến độ.
Liên quan đến vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, đến nay Chính phủ Úc đã cam kết tài trợ 7,2 triệu liều vaccine để tiêm cho trẻ trong độ tuổi này. Lô vaccine đầu tiên gần 1 triệu liều đã về Việt Nam và đã được kiểm định, phân bổ để phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho trẻ.
Sáng nay, 14/4, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Gần 200 học sinh lớp 6 trường THCS Trần Quốc Toản đã lần lượt tiêm chủng mũi 1. Vaccine tiêm cho trẻ là Moderna do Chính phủ Úc tài trợ. Ghi nhận đến hết buổi sáng, chưa có trẻ nào có phản ứng sau tiêm Tiếp sau Quảng Ninh, dự kiến ngày 16/4, TP HCM sẽ tiến hành tiêm vaccine cho trẻ trong độ tuổi từ 5 – dưới 12 tuổi.
Bộ Y tế cho hay qua rà soát lại đối tượng trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi là 11,8 triệu trẻ, trong đó số trẻ cần tiêm đến hết quý 2/2022 là hơn 8,2 triệu trẻ (không bao gồm 3,6 triệu trẻ đã nhiễm COVID-19 sẽ trì hoãn tiêm sau 3 tháng kể từ khi mắc).
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng, đến chiều nay Việt Nam đã tiêm gần 209 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Tỷ lệ bao phủ mũi 1 và mũi 2 của người trên 18 tuổi là 100%; mũi 3 là trên 51%.
Cả nước còn hơn 7.700 bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch
Đến nay, số ca Covid-19 tại Việt Nam đã vượt qua con số 1,6 triệu, với hơn 30.000 trường hợp tử vong. Số mắc mới và tử vong có chiều hướng gia tăng trở lại trong tháng 12.
Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có hơn 1,6 triệu ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bình quân cứ một triệu người có 16.434 ca. Trong đó số mắc ghi nhận chủ yếu trong đợt dịch thứ 4, số mắc trong 3 đợt dịch trước chỉ dưới 3.000 ca.
Việt Nam cũng đã có hơn 30.000 trường hợp tử vong tại 51 tỉnh, thành phố, chiếm 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Cả nước hiện còn hơn 300.000 bệnh nhân đang được điều trị, giám sát. Trong số này có hơn 7.700 ca nặng, nguy kịch, chủ yếu là các trường hợp thở oxy qua mặt nạ, thở oxy dòng cao HFNC, có 890 bệnh nhân phải thở máy xâm lấn và 19 trường hợp phải can thiệp ECMO.
Số ca F0 ở miền Bắc tăng nhanh trong thời gian gần đây khiến việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW khó khăn hơn (Ảnh: Mạnh Quân).
Trong đợt dịch thứ 4, TPHCM là địa phương có tổng số mắc và tử vong cao nhất cả nước, với gần 500.000 ca mắc và hơn 19.500 trường hợp tử vong. Sau đó là Bình Dương với gần 300.000 ca và hơn 3.000 người tử vong, tiếp theo là Đồng Nai với hơn 96.000 ca mắc và hơn 1.200 ca tử vong.
TPHCM hiện có khoảng 60.000 bệnh nhân đang điều trị, với gần 2.600 ca nặng, nguy kịch. TP Hà Nội với số ca mắc mới tăng cao những ngày gần đây hiện có gần 20.000 bệnh nhân đang điều trị, với gần 300 ca nặng, nguy kịch.
Bộ Y tế nhận định số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước (trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 41 tỉnh, thành phố).
Vì thế, thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch nhất là giám sát phát hiện sớm, điều trị giảm bệnh nặng, tử vong và tiêm chủng vaccine. Lý do vì thời tiết chuyển mùa Đông-Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus, gia tăng giao thương đi lại dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2022 và nguy cơ xâm nhập của biến chủng mới.
Mới đây, Bộ Y tế cũng có công điện yêu cầu các địa phương tiếp tục triển khai các giải pháp giảm tử vong do Covid-19. Theo đó, hiện nay số ca mắc tại các tỉnh, thành phố gia tăng, đặc biệt trên thế giới đã xuất hiện biến chủng mới siêu lây nhiễm có thể gây tác động rất lớn đến hệ thống y tế.
Cụ thể, các địa phương cần rà soát khả năng đáp ứng của các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị các tuyến, đảm bảo cung ứng đủ thuốc, trang phục phòng hộ cá nhân, bảo đảm oxy từ tuyến cơ sở đến bệnh viện các tầng 1, 2, 3... Đồng thời, cần rà soát, rút kinh nghiệm và khắc phục bất cập trong việc tổ chức, quản lý, điều hành thu dung, điều trị người bệnh Covid-19.
Các cơ sở y tế cần thực hiện đầy đủ việc "Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị" theo hướng dẫn ngay từ trạm y tế, tổ Covid cộng đồng đến các cơ sở thu dung, điều trị.
Trạm y tế lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà và phân chia theo các nhóm nguy cơ để quản lý, theo dõi chặt chỉ số SpO2 để đánh giá trường hợp tăng nặng và chuyển tuyến kịp thời. Các cơ sở thu dung, điều trị phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện, đồng thời đánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc, điều trị.
Bộ cũng lưu ý triển khai mạnh mẽ, toàn diện "Chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ" bằng các biện pháp: rà soát các đối tượng chưa được tiêm đủ vaccine phòng Covid-19, đặc biệt chú trọng các đối tượng nguy cơ cao và rất cao (người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch...) để tiêm đầy đủ vaccine ngay cho đủ liều.
Những điều cần biết về thuốc chữa Covid-19 của Pfizer Ngày 22/12, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cấp phép cho Paxlovid, loại thuốc kháng virus kê đơn đầu tiên dạng viên nén để điều trị các trường hợp Covid-19 từ nhẹ đến trung bình. Thuốc Paxlovid, do Pfizer sản xuất, cần được dùng "càng sớm càng tốt" sau khi có chẩn đoán mắc Covid-19 và trong vòng 5...