Chiến thuật nâng điểm Speaking
Độ trôi chảy trong kỹ năng Speaking của Ngọc Liên tăng đáng kể, sau ba tuần cùng em trai nói tiếng Anh trong các hội thoại hàng ngày.
Nguyễn Thị Ngọc Liên, 26 tuổi, hiện dạy IELTS tại Hà Nội và ôn luyện phần viết luận cho đội tuyển của trường THCS Từ Sơn, Bắc Ninh, theo lời mời của cô giáo cũ là hiệu trưởng nhà trường. Đội tuyển lớp 9 năm ngoái do Liên phụ trách phần viết luận giành 4 giải nhì, 2 giải ba và 2 khuyến khích, đứng đầu Bắc Ninh. Đội lớp 8 năm nay giành một giải nhất, một giải nhì, một giải ba và 5 khuyến khích.
Liên vốn là dân tự nhiên, học trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó thi đại học khối A (Toán, Lý, Hóa). Trong lần thi IELTS hồi tháng 7/2020, Liên đạt 8.0, trong đó Listening và Reading đều 8.5, Speaking 8.0. Liên đã trải qua hành trình tự học để lần lượt vượt qua hai mốc 0-6.0 và 6.0-8.0 trong bài thi IELTS Speaking.
Để đạt 6.0 Speaking, Liên áp dụng phương pháp tìm partner (đối tác, cộng sự) và luyện nói tiếng Anh liên tục trong hội thoại hàng ngày. Sau khi đã tự học trong hai cuốn Grammar for IELTS và Vocabulary for IELTS , Liên đã có thể nói được những câu đơn giản và nền tảng từ vựng ngữ pháp tạm ổn.
Thời điểm đó, em trai Liên cũng cần IELTS để du học, hai chị em quyết định nói chuyện hàng ngày bằng tiếng Anh trong ba tuần liên tục, không sử dụng tiếng Việt, kể cả khi cuối tuần, trong những bữa ăn với bố mẹ. “Khi liên tục cố gắng diễn đạt những suy nghĩ trong đầu ra với em trai bằng tiếng Anh, tôi nhận thấy khả năng vận dụng từ vựng và cấu trúc của mình linh hoạt hơn rất nhiều và tốc độ tạo thành, nói ra một câu dài cũng tăng nhanh đáng kể”, Liên kể.
Muốn mượn sạc dự phòng nhưng Liên chỉ biết “sạc” là “charger”. Không biết từ sạc dự phòng nên cô đành cố gắng mô tả: ” The kind of charger that you can take anywhere you want in case your phone runs out of battery “.
Sau thời gian này, Liên nhận ra nói ấp úng và phải suy nghĩ rất lâu là do không sử dụng thường xuyên nên không tận dụng được vốn từ vựng, ngữ pháp của mình. Nhờ rèn hàng ngày với em trai, cô đã đạt 6.0 Speaking.
Nguyễn Thị Ngọc Liên hiện là giáo viên IELTS. Ảnh: NVCC.
Để nâng điểm nói từ 6.0 lên 8.0, Liên xây dựng chiến lược dựa sát theo band descriptor (tiêu chí chấm điểm) và mong muốn nói giống native speakers (người bản xứ). Ở giai đoạn này, Liên tập trung vào hai tiêu chí: Từ vựng và phát âm.
Video đang HOT
Để có vốn từ vựng tốt, cô học qua phim và video giải trí hoặc nâng cao kiến thức. Trong khi xem, thấy cụm diễn đạt hay, cô đều dừng lại và ghi ra rồi tập áp dụng. Mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc lúc nấu cơm, rửa bát, cô treo cuốn sổ ghi các từ vựng và cách diễn đạt hay lên để vừa làm vừa đặt câu. Liên nghĩ xem hàng ngày khi nào sẽ dùng cụm đó rồi tự nói một mình.
Việc này giúp ích nhiều trong việc truyền đạt thông điệp đến với người nghe một cách chính xác và tự nhiên như cách người bản xứ hay dùng. Liên đưa ra một số ví dụ về sự khác nhau trong diễn đạt tự nhiên, chính xác, một điểm mấu chốt giúp người nói tự tin và đạt điểm cao.
Thay vì ” the kind of charger that you can take anywhere you want in case your phone runs out of battery “, Liên sẽ nói ” portable charger ” (sạc dự phòng).
Khi muốn diễn đạt câu: “Tôi muốn có tiếng nói trong quyết định của bạn trai”, ở trình độ 6-6.5, Liên sẽ nói: ” Im angry because you decided and didnt tell me “. Ở mức 8.0, câu ấy sẽ là: ” Im so mad at you now, I thought Im supposed to have a say in your decision “.
Hoặc với câu “bạn tôi bị lừa đưa 10 triệu cho một phụ nữ trung niên”, Liên sẽ không biết diễn đạt câu này thế nào với trình độ 6-6.5. Nhưng với 8.0, cô sẽ dùng: ” My friend got tricked into giving a middle – aged woman 10 million dong “.
Cùng với việc tích lũy từ vựng, Liên cũng tập trung nhiều vào phát âm, vì mong muốn có thể nói tiếng Anh thật giống với người bản xứ. Bí quyết của Liên là nói đúng rồi sẽ hay.
Liên phát âm chuẩn chỉnh từng từ đơn lẻ, đảm bảo từng âm (individual sound) trong từ và trọng âm (word stress) phải chính xác, bật lên rõ ràng. Ngoài ra, cô chú ý phát âm đầy đủ âm cuối (ending sounds) và nối âm (linking sounds) tự nhiên, trọng âm câu (sentence stress) và ngữ điệu (accent & intonation).
Liên thừa nhận sau hành trình rèn luyện, hiện cô vẫn chưa thể đạt được tới mức nói như người bản ngữ, nhưng đã tự tin hơn nhiều và thoải mái trò chuyện với bạn bè nước ngoài. Sau thời gian bền bỉ cố gắng luyện phát âm và trau dồi từ vựng qua phim ảnh, Liên đã đạt được 8.0 IELTS Speaking như mục tiêu.
Hành trình chinh phục IELTS từ 0 đến 8.0
Ngọc Liên từng bỏ cuộc khi học IELTS để du học năm lớp 12 nhưng sau đó, cô tự luyện, lần lượt chinh phục mốc 6.5 rồi 8.0.
Nguyễn Thị Ngọc Liên, 26 tuổi, hiện dạy IELTS tại Hà Nội và ôn luyện phần viết luận cho đội tuyển của trường THCS Từ Sơn, Bắc Ninh, theo lời mời của cô giáo cũ là hiệu trưởng của trường. Đội tuyển lớp 9 năm ngoái do Liên phụ trách có 4 giải nhì, 2 giải ba và 2 khuyến khích, đứng đầu tỉnh Bắc Ninh. Đội lớp 8 năm nay giành một giải nhất, một giải nhì, một giải ba và 5 khuyến khích.
Liên vốn là dân tự nhiên, học chuyên Toán từ cấp 2 và cấp 3 (chuyên A0 tổng hợp - THPT chuyên KHTN, Đại học quốc gia Hà Nội), sau đó thi đại học khối A (toán, lý, hóa). Trong lần thi IELTS hồi tháng 7/2020, Liên đạt 8.0, trong đó hai kỹ năng Listening và Reading đều 8.5.
Từ góc nhìn của một người xuất phát là dân tự nhiên, Liên mong muốn chia sẻ hành trình từ 0 tới 8.5 Listening IELTS qua hai giai đoạn, 0-6.5 và 6.5-8.5. Cô giáo 9X mong muốn giúp những bạn không có nền tảng tiếng Anh hình dung ra quá trình đạt 6.5 Listening và các bạn có trình độ tiếng Anh tương đối tốt nhưng không phải dân học ngôn ngữ có thể giành 8.5-9.0 Listening.
Liên từng từ bỏ IELTS lần một hồi lớp 12, khi bắt đầu có ý định học để du học, chỉ vì Listening khó. Hồi ấy, cô đăng ký khóa ôn thi tại một trung tâm ở Hà Nội. Mỗi lần file nghe được bật lên, thấy các bạn trong lớp làm nhoay nhoáy, Liên hoang mang. Cô thường không chọn đúng câu nào và cũng không hiểu gì.
Lần thứ 2 quay lại học IELTS là khoảng năm 2017, khi Liên đang năm cuối khoa Kinh tế Đối ngoại, ĐH Ngoại thương Hà Nội. Thời điểm đó, cô cần bằng IELTS để xin việc.
Ngọc Liên từng là trợ giảng tiếng Anh tại trung tâm, hiện dạy IELTS tại Hà Nội và phụ trách ôn đội tuyển cho trường THCS Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: NVCC.
Liên bắt đầu làm bài tập nghe trong sách "Grammar for IELTS - Cambridge". Trong cuốn này, cuối mỗi bài có phần bài tập nghe hoặc đọc mô phỏng đề thi IELTS, nhưng ở cấp độ dễ hơn. Liên không chỉ làm một lần rồi so đáp án mà bật đi bật lại và kết hợp transcipt (bản ghi bằng chữ của bài nghe) để nghe, hiểu từng từ của audio.
Sau đó, tranh thủ những lúc trên xe buýt về quê, trên xe khách đi du lịch, nấu cơm, tắm, Liên đều bật đi bật lại, nghe rất nhiều lần những file đó. Cô còn thường nhại lại theo những audio đã nghe hiểu kỹ càng ở trên.
Bên cạnh việc học trong sách, Liên cũng cố gắng tìm một bộ phim Mỹ để tranh thủ lúc giải trí cũng có thể học nghe. Cô chọn phim "Những bà nội trợ kiểu Mỹ" vì đây là bộ phim yêu thích khi còn bé, nhưng đã quên nội dung. Tới season 4, phim không có phụ đề nên Liên phải tua đi tua lại mới hiểu. Việc này giúp ích rất nhiều cho khả năng nghe hiểu của cô.
Theo Liên, nên nghe đi nghe lại nhiều lần file nghe mà mình đã hiểu rất rõ, nếu đọc theo kịp tốc độ chứng tỏ bạn đã hiểu.
"Bạn nên chọn được một phim bộ hoặc chương trình bằng tiếng Anh yêu thích. Vì hồi đấy thích phim quá nên tôi rất chăm học, thụ động mà hiệu quả", Liên nói.
Kết quả lần thi đầu tiên, Liên đạt 6.5 Listening và vào làm tại một tập đoàn lớn. Một năm sau, năm 2018, cô thi thêm hai lần nữa, với mục tiêu 8.0, nhưng vẫn ở mức 6.5-7.0. Cô nhìn lại vấn đề của mình, đó là nền tảng tiếng Anh không tốt, không học bài bản từ nhỏ và thấy con đường đạt 8.0 IELTS không dễ như mọi người nói. Liên xác định cần làm gì rồi tập trung ôn thi lại lên 8.0 trong vòng 7 tháng, quyết tâm tối đa hóa điểm nghe.
Áp dụng phương pháp chép chính tả , cô chỉ chép một file nghe dài 3-5 phút mỗi lần. Việc chép chính tả khá tẻ nhạt nhưng Liên cố gắng duy trì vì thấy hiệu quả.
"Thứ nhất, nó làm tôi nhận ra mình nghe kém thật. Thứ 2, tôi phát âm sai nhiều nên không nghe ra những cụm từ rất quen thuộc. Thứ 3, cách này giúp tôi tăng khả năng nghe âm cuối và nối âm rất nhiều", Liên giải thích.
Bên cạnh việc nghe và chép chính tả, với mục đích nghe để giải trí và nâng cao hiểu biết , Liên tìm video liên quan tới mối quan tâm của mình về các vấn đề môi trường và phát triển bền vững trên YouTube. Gần như khoảng 3 tuần, tối nào trước khi đi ngủ, Liên cũng xem video 3-4 tiếng.
Liên đưa ra hai lưu ý khi áp dụng phương pháp nghe để giải trí và kết hợp học tập, đó là nghe nội dung gì bạn hứng thú, chỉ cần Anh - Anh hoặc Anh - Mỹ là được.
"Hứng thú bạn sẽ nghe nhiều, nghe nhiều mới tăng khả năng nghe lên được", Liên giải thích.
Sau thời gian này, Liên nhận thấy khả năng Listening tăng lên rõ rệt, không chỉ thể hiện qua điểm IELTS mà việc nghe-xem các clip tiếng Anh hàng ngày dễ dàng và thú vị hơn rất nhiều.
Nếu nghe không hiểu, bạn hãy dừng lại, bật phụ đề và tra từ, để chế độ tốc độ 0.75, ... cố gắng để hiểu cả video đó. Nếu không hiểu, lần sau bạn sẽ không có hứng thú nghe tiếp.
Liên tâm sự, một số bạn có suy nghĩ chưa đúng về IELTS. Với những người có nền tảng tiếng Anh, việc đạt 8.0 có thể không khó nhưng với các bạn bắt đầu từ số 0 như cô, đó quả là hành trình "đau đớn".
Bài thi IELTS gồm 4 kỹ năng, giống như 4 môn tự nhiên toán, lý, hóa, sinh nên học vất vả và tốn thời gian, cần dồn nhiều sự tập trung đặc biệt trong quá trình ôn tập.
"Nhiều người nghĩ học Listening theo mẹo hoặc gợi ý nhưng tôi nghĩ đúng hơn là cần có kỹ năng, chiến thuật làm bài hợp lý. Tuy nhiên, dù có chiến thuật gì chăng nữa thì khả năng nghe hiểu sẽ quyết định tới 70% và tăng dần khi mục tiêu cao dần", Liên cho hay.
EILTS không chỉ là cánh cửa Không thể phủ nhận một sự thật rằng, số người đi học IELTS đang ngày càng tăng nhanh, không chỉ có những học sinh (HS) có ý định du học mà còn rất nhiều đối tượng khác. Dù là HS cấp 2, cấp 3, hay sinh viên đại học - cao đẳng, và những người đã đi làm đều có thể học để...