Chỉ số UV ở mức nguy hiểm, loại ung thư nào có nguy cơ cao nhất?
Tia UV trong ánh nắng mặt trời là yếu tố nguy cơ của cả 3 loại ung thư da chính, trong đó ung thư biểu mô tế bào đáy là bệnh có mối liên quan mật thiết đến tổn thương do tia UV gây ra nhiều hơn cả.
Cường độ UV cao trong ánh nắng gay gắt là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe đặc trưng của mùa hè. Trên thực tế, suốt đợt cao điểm nắng nóng vừa qua, ở nhiều địa phương trên cả nước, chỉ số UV luôn thường trực trong khoảng 7 – 10 (nguy cơ gây hại cao đến rất cao).
Theo các chuyên gia, việc thường xuyên tiếp xúc với cường độ UV cao từ ánh nắng mặt trời, mà không có biện pháp che chắn, bảo vệ hợp lý sẽ có thể dẫn đến những vấn đề về da liễu như: đen da, cháy nắng, bỏng nắng, lão hóa da, rám má, khô da và nguy hiểm nhất là nguy cơ ung thư da.
Nguy cơ ung thư da từ tia UV trong ánh nắng
Tia UV trong ánh nắng mặt trời là yếu tố nguy cơ của cả 3 loại ung thư da chính là: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào gai và ung thư tế bào hắc tố, trong đó ung thư biểu mô tế bào đáy là bệnh có mối liên quan mật thiết đến tổn thương do UV gây ra nhiều hơn cả.
Ung thư biểu mô tế bào đáy cũng chính là loại ung thư da phổ biến nhất. Vì tác nhân chính gây ra loại ung thư này là ánh nắng mặt trời, nên khối u thường khởi phát ở những vùng da hở như đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay.
Dấu hiệu nhận biết ung thư biểu mô tế bào đáy là ở trên da (thường là những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời) sẽ nổi sần màu đen, sau một thời gian vết sần có thể loét ra, dễ ra máu. Nếu không phát hiện sớm, tổn thương có thể lan rộng, xâm lấn tổ chức xung quanh gây biến dạng và làm rối loạn chức năng của các cơ quan lân cận như mũi, miệng, mắt.
Ung thư biểu mô tế bào đáy
Bên cạnh ung thư biểu mô tế bào đáy, thì nguy cơ mắc ung thư tế bào hắc tố, loại ung thư da ác tính nhất và khó điều trị nhất, cũng có mối liên quan mật thiết đến các sự kiện da bị bỏng nắng, cháy nắng. Theo thống kê, các trẻ em chỉ cần bị bỏng nắng 1 lần trong đời sẽ có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố tăng lên vài lần.
Video đang HOT
Đối với ung thư tế bào gai, bệnh chủ yếu phát sinh trên nền các bệnh lý về da như: lupus ban đỏ, bệnh lý do di truyền hoặc các tổn thương da như sẹo, chấn thương có sẵn. Việc chịu thêm tác động của ánh sáng mặt trời càng làm tăng khả năng ung thư hóa ở những trường hợp nguy cơ cao kể trên.
Những người có tiền sử ung thư da cũng thuộc đối tượng rủi ro
Không chỉ nguy hiểm với những người khỏe mạnh, mà cả những người có tiền sử mắc ung thư da cũng cần đặc biệt cảnh giác với kiểu thời tiết cực đoan như hiện nay. Với những trường hợp này, khả năng tự bảo vệ của làn da đã bị suy giảm đáng kể, do đó các tế bào da sẽ dễ bị tổn thương hơn dưới tác động của tia UV. Điều này không chỉ khiến tình trạng ung thư trở nên trầm trọng hơn, mà còn có thể làm phát sinh thêm các bệnh lý khác về da.
Bảo vệ cơ thể trước tia UV như thế nào để phòng tránh ung thư da?
Để phòng tránh các rủi ro sức khỏe vừa đề cập, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên có biện pháp bảo vệ da phù hợp với kiểu thời tiết cực đoan của mùa hè.
Cụ thể, cần hạn chế ra đường vào khung giờ chỉ số UV từ mặt trời đạt đỉnh: 10h-14h. Mỗi khi ra ngoài, cần có biện pháp che chắn cẩn thận bằng áo chống nắng, mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF phù hợp, để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ sức khỏe.
Bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp bảo vệ làn da được khuyến nghị cho từng mức chỉ số UV, tổng hợp trong bảng dưới đây:
Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về da do tia UV
Để chặn đứng ung thư da từ trong trứng nước, cần đến ngay các cơ sở y tế, nếu có các dấu hiệu da bị tổn thương do tia UV hoặc dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư da như:
- Da bị đau rát, có cảm giác ấm/nóng khi chạm vào.
- Vùng da hở xuất hiện mảng đỏ hoặc hồng.
- Có hiện tượng bong da và nặng hơn là lột da.
- Xuất hiện các nốt ruồi kích thước không cân đối, bờ nham nhở hoặc không đều, màu sắc không đồng đều và lớn dần lên.
- Nốt ruồi bị ra máu hoặc đau.
- Nốt mụn không hết ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng.
- Một vết loét không liền.
- Các vệt màu nâu hoặc đen dưới móng tay hoặc móng chân.
Cách hạ nhiệt cơ thể khi bị bỏng nắng
Làm mát da bằng khăn ướt, gạc ẩm hoặc dùng đá bọc trong một chiếc khăn xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng, bôi kem dưỡng ẩm, kem chống nắng...
Bác sĩ Thái Thanh Yến, Khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện đại học Y dược TP HCM, cho biết bỏng nắng là hiện tượng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời khiến da bị bỏng, hồng ban, bong tróc hoặc mụn rộp kèm theo đau rát. Khi đó, bạn cần ngay lập tức hạ nhiệt và làm dịu vùng da bị tổn thương.
Bỏng nắng là một tình trạng cấp tính tạm thời của da, nhưng cháy nắng do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) mặt trời có thể gây tổn thương lâu dài, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
Ngoài tổn thương da tại chỗ như đỏ da, bỏng rát, mụn rộp, nó có thể gây ra triệu chứng toàn thân nếu có tổn thương rộng như đau đầu, sốt và mệt mỏi. Khi đó, bạn cần đi khám chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn, tránh các tổn thương ngày càng rộng và ảnh hưởng triệu chứng toàn thân nghiêm trọng.
Bỏng da khiến da bị đỏ, tấy và xuất hiện mụn nước khó chịu. Ảnh: Medical New Today
Da bị cháy nắng cần được làm mát da càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng khăn lạnh, khăn ướt, gạc ẩm hoặc đá được bọc trong một chiếc khăn, xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng để giúp da có cảm giác mát hơn, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Không nên đặt quá lâu hoặc trực tiếp đá lạnh hoặc khăn quá lạnh lên da vì khiến làn da dễ khô và kích ứng hơn.
Cách tốt nhất nên sử dụng từ từ cho da quen dần với nhiệt độ làm mát. Tùy vào tình trạng của da mà bạn có thể làm điều này trong 10-15 phút hoặc thậm chí trong vài giờ. Nếu bạn bị cháy nắng toàn thân, bạn cũng có thể tắm với nước mát dưới vòi hoa sen để làm dịu cơn đau rát. Giữ một lớp nước mỏng trên da rồi bôi một loại kem dưỡng ẩm cho toàn thân.
Sử dụng loạikem dưỡng ẩm có chứa những thành phần nha đam, bạc hà, đậu nành sẽ giúp làm dịu làn da, phục hồi tổn thương bởi tinh chất trong nha đam không chỉ có tác dụng làm mát cho da mà còn hoạt động như một chất chống viêm. Không nên sử dụng các loại kem hoặc kem có chứa dầu mỏ, benzocaine hoặc lidocaine, vì chúng có thể giữ nhiệt trong da hoặc gây kích ứng da nhất là da bị bỏng nắng.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu có thể sử dụng hydrocortisone 0,5-1% trong 48 giờ có thể làm giảm đau và sưng do cháy nắng và chống viêm tốt .Tuy nhiên điều này tốt nhất nên tránh ở trẻ nhỏ.
Lưu ý, khi thoa kem nên thoa nhẹ nhàng, tránh hiện tượng vỡ nếu da bị rộp vì nó sẽ khiến vết da cháy nắng của bạn tệ hơn bởi khi da bạn có mụn nước có nghĩa là bạn bị cháy da cấp độ hai. Đừng cố gắng lấy đi mụn nước, hãy để mụn nước tự lành sẽ giúp bạn tránh khỏi nhiễm khuẩn da.
Bổ sung nước rất cần thiết cho cơ thể, đồng thời giúp làm dịu da, hạn chế việc mất nước ở da do bỏng nắng. Nên uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày giúp tăng cường trao đổi chất và hoạt động của cơ thể và giúp làn da nhất là làn da tổn thương mau chóng khỏe mạnh, mềm mịn hơn. Ngoài nước lọc bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép chứa nhiều vitamin E, A, C như cam, bưởi, cà rốt, cà chua...
Trang Weather Online của Anh dự báo chỉ số tia cực tím (UV) tối đa trong hai ngày tới tại Hà Nội và TP HCM dao động quanh mức 8 đến 10. Bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng quần áo che chắn vùng da bị ảnh hưởng: mặt, tay, chân... nên mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành.
Thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài, dù trời có nhiều mây do tia UV có thể xuyên qua mây gây tác hại đến làn da bạn. Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, thoa lại sau mỗi 2-3 tiếng hoặc sau khi tắm. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp ánh nắng tầm 9-10 giờ sáng đến 4-5 giờ chiều.
Tia UV cường độ cao từ ánh nắng gây ung thư da như thế nào? Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có chỉ số UV cao trong thời gian dài, bức xạ cực tím có thể lọt vào bên trong nhân tế bào da, gây tổn thương ADN và dẫn đến ung thư. Tia UV gây ung thư da như thế nào? Trong những ngày cao điểm nắng nóng vừa qua, chỉ số tia...