Chị em thích uống sữa đến cỡ nào cũng phải dừng lại ngay nếu có 9 dấu hiệu này, bằng không sẽ tổn hại đến sức khỏe
Sữa như một người bạn đồng hành với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên không phải bất cứ ai uống sữa cũng đều tốt, nhất là khi xuất hiện 9 dấu hiệu này.
Sữa được biết đến như một nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe. Nó là loại thực phẩm chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipid, đường, vitamin và các khoáng chất tốt. Có thể khẳng định rằng, việc uống sữa thường xuyên và đúng cách cũng là một biện pháp giúp bạn nâng cao thể trạng, đẩy lùi bệnh tật.
Thế nhưng, bạn cần phải hiểu rõ một điều không phải bất kỳ lúc nào sữa cũng tốt. Có thể sữa là nguyên do của một vài vấn đề sức khỏe nhưng bạn không bao giờ nghĩ tới để đổ lỗi cho nó cả. Vậy nên, trang Brightside đã chỉ ra 9 dấu hiệu mà nếu bạn đang mắc thì hãy lập tức dừng uống sữa lại ngay:
1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Trong sữa có chứa các thành phần khiến bạn buồn ngủ, nhưng nó không đồng nghĩa với việc giúp bạn ngủ ngon. Bên cạnh đó, sữa còn rất khó tiêu hóa nên cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng để xử lý chúng. Từ đó làm cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi và làm phá vỡ chu kỳ giấc ngủ của bạn.
Không ai có thể nghĩ rằng tình trạng mệt mỏi của mình chính bởi việc uống sữa gây ra cả.
Bạn cần phải giảm hoặc ngưng ngay việc uống sữa nếu như tình trạng này cứ tái diễn liên tục. Ngoài ra, bạn có thể thử ăn một vài loại trái cây giàu tryptophan để ngủ ngon hơn như khoai lang, bông cải xanh, chuối và táo.
2. Bị mụn trứng cá
Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng, sữa tách béo làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá ở độ tuổi thanh thiếu niên và thanh niên. Hay một vài nghiên cứu khác đã chỉ ra sữa còn ảnh hưởng đến hormone như insulin và IGF-1. Hơn thế nữa, sữa ít béo cũng có phần tác động tiêu cực đến làn da của bạn.
3. Hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề
Hệ tiêu hóa sẽ kêu cứu nếu bạn còn giữ quan điểm uống sữa sẽ giúp bệnh mau lành hơn.
Theo khảo sát của nhóm chuyên gia đến từ Trường Y khoa Đại học Johns Hopkins, Trường Y tế Công cộng Bloomberg và Bệnh viện Johns Hopkins – Mỹ cho rằng, 65 – 70% dân số thế giới mắc chứng không thể dung nạp lactose – một loại đường có trong sữa. Mặc dù sữa mẹ có lượng lactose cao hơn bình thường nhưng vẫn dễ dàng tiêu hóa hơn so với sữa bò. Thế nên, nếu bạn đang mắc các chứng liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy thì hãy bỏ ngay việc uống sữa.
4. Đau không rõ lý do
Theo Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Thể thao Quốc tế, trong sữa có tính axit cao nên dễ gây ra viêm nhiễm, tổn thương khớp và các cơ bắp. Nếu bạn đang tập thể dục và luôn gặp phải khó khăn trong việc phục hồi các cơ bị đau thì hãy thử ngưng uống sữa xem sao.
Video đang HOT
5. Mắc chứng sương mù não
Sương mù não (brain fog) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một cảm giác tổng thể của rối loạn tâm thần. Hội chứng này bao gồm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và hay nhầm lẫn. Nguy hiểm hơn, chứng sương mù não này do việc nhiễm virus viêm gan C phát triển lên thành.
Sương mù não, tuy nghe rất lạ nhưng đây là một chứng phổ biến nếu bạn đang mắc viêm gan C.
Tuy sương mù não không phải là một bệnh, nhưng nó vẫn làm ảnh hưởng đến đời sống của bạn. Dẫu chứng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc uống sữa quá nhiều cũng là tác nhân gây bệnh do tỷ lệ casein cao trong sữa. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy giảm uống sữa cũng có thể giúp chống trầm cảm.
6. Bị dị ứng và gặp các vấn đề về da
Do các triệu chứng ban đầu của dị ứng sữa khá giống với táo bón, tiêu chảy và đau bụng nên nhiều người thường bị nhầm lẫn với chứng không dụng nạp đường sữa. Trên thế giới, có khoảng 5% trẻ em bị dị ứng sữa và vẫn tiếp tục xảy ra kể cả khi lớn lên.
Nguy hiểm hơn, bệnh chàm cũng có thể bùng phát vì sữa nên hãy thử bỏ sữa khỏi thực đơn của bạn nếu gặp phải. Nếu các triệu chứng dị ứng hay bệnh về da vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để khám cẩn thận hơn nhé.
7. Bạn bị cholesterol cao
Trong sữa chứa nhiều cholesterol nên không phù hợp với những bệnh nhân đã có lượng cholesterol cao sẵn.
Cholesterol cao hay thấp đều phản ánh trực tiếp từ chế độ ăn uống hàng ngày. Theo USDA, 100g sữa bò bình thường chứa 10g cholesterol nên nếu uống quá nhiều sẽ làm tăng lượng cholesterol lên cao, đặc biệt nguy hiểm với những bệnh nhân đã có hàm lượng cholesterol cao sẵn.
8. Xương yếu, dễ gãy hoặc đang gãy
Đang gãy xương mà uống sữa nhiều sẽ rất khó lành bệnh nhé chị em.
Canxi luôn là nền móng cho sự phát triển và sức khỏe của xương, đặc biệt là từ độ tuổi còn nhỏ. Thế nhưng, tất cả các sản phẩm sữa hay protein động vật nói chung, đều có tính axit, dẫn đến việc làm giảm lượng canxi có trong cơ thể bạn. Giáo sư Karl Michalsson của Đại học Uppsala cho hay, phụ nữ uống 3 ly sữa mỗi ngày trở lên đều có nguy cơ gãy xương cao hơn.
9. Cơ thể đang kháng thuốc và thể trạng không hồi phục nhanh
Tuy bản chất của sữa không trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng thuốc kháng sinh được dùng cho bò sữa thì lại có. Thuốc rất quan trọng với sức khỏe của động vật, nhưng nó cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Nếu men vi sinh là bạn của mọi nhà thì loại khuẩn này như là kẻ thù ai cũng xua đuổi vậy. Thế nên, nếu bạn đang trong tình trạng sức khỏe kém thì hãy tạm ngưng uống sữa một thời gian nhé.
Theo Helino
Sữa bổ lắm, tốt lắm nhưng không phải ai cũng uống được
Sữa giờ là thứ đồ uống "quốc dân" thích hợp từ già đến trẻ, bất kể nam nữ... Tuy nhiên đó lại là thứ "đại kỵ" với một số người.
Ngày ngày trên TV, bạn vẫn thấy đủ mọi quảng cáo liên quan tới sữa với đủ loại tác dụng tốt. Người muốn tăng cân cần uống sữa, người muốn giảm cân cũng uống sữa. Người già, người bệnh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên tất nhiên càng nên cần uống sữa...
Tuy nhiên, ngoài những điều tốt đẹp đem lại cho phần lớn dân số, sữa lại thành "thuốc độc" với một số người khác. Dưới đây là những trường hợp đặc biệt cần kiêng dùng sữa và các sản phẩn từ sữa.
1. Người bị bệnh đường tiêu hóa
Sữa không thích hợp với người có đường tiêu hóa yếu và bị bệnh. Ảnh minh họa
Những người có đường tiêu hóa bị viêm loét, nhạy cảm và yếu ớt không thích hợp uống sữa bởi chất béo trong sữa sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết rất nhiều axit, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Dưới tác động của enzym trong dạ dày, sữa sẽ sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
2. Người bị dị ứng sữa
Người bị dị ứng sữa có dấu hiệu phát ban trên da và gây ngứa. Ảnh minh họa
Người ta ước tính rằng có khoảng 75% dân số thế giới không dung nạp đường lactose ở mức độ nào đó. Mặc dù phần lớn những người này vẫn có thể sử dụng một lượng vừa đủ các sản phẩm từ sữa mà không ảnh hưởng gì. Nhưng nếu dùng nhiều, họ có thể mắc các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn, tiêu chảy, hay táo bạo. Thông thường, sau khi uống sữa, cơ thể họ sẽ có các triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, phát ban, ngứa...
3. Người bị sỏi nội tạng
Bệnh nhân bị sỏi thận, mật nên tránh xa sữa vì thực phẩm này chứa nhiều canxi, người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương, nhưng khi đã bị sỏi nội tạng thì bổ sung canxi quá mức có thể làm tăng hình thành sỏi thận ở thận, mật... khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
4. Người bị cảm lạnh
Các nhà nghiên cứu người Úc cho rằng tiêu thụ sữa có thể làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh. Nó làm bạn có nhiều đờm hơn khiến bạn bị ho và khó chịu nhiều hơn.
Những người bị viêm thận cấp: Với những người bị viêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày cũng sẽ khiến tạo nhiều amoniac cho cơ thể. Một số lượng lớn các amoniac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận. Vì vậy, những người viêm thận cấp phải kiểm soát một cách chặt chẽ việc tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như sữa để giảm gánh nặng cho thận.
5. Người thiếu máu
Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể, do đó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu của bệnh nhân. Mà sữa lại rất giàu canxi nên khi vào cơ thể sẽ kết hợp với muối canxi và muối phốt pho trong sữa tạo thành hợp chất không tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, không có lợi cho quá trình hồi phục.
6. Người tiếp xúc với chì và nồng độ chì quá tiêu chuẩn
Khi uống sữa sẽ khiến tình trạng chóng mặt, mất ngủ, dễ mệt mỏi...vì Lactose trong sữa có thể thúc đẩy hấp thu và tích lũy chì trong cơ thể dẫn đến ngộ độc chì.
7. Người vừa mới uống thuốc kháng sinh
Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Nếu đã uống thuốc thì phải một tiếng sau mới uống sữa, hoặc ngược lại uống sữa rồi thì một tiếng sau mới uống thuốc.
8. Người có nguy cơ bị một số bệnh ung thư
Nghiên cứu chỉ ra rằng, sữa có thể liên quan đến ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến tăng lên nếu bạn tiêu thụ chế độ ăn thừa canxi. Đường trong sữa có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng trong khi sữa tư những con bò chứa hormone tăng trưởng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở các cơ quan sinh sản và ung thư vú.
Minh Khôi (T/h)
Theo doisongphapluat
Mắc 10 bệnh này, nên ngừng uống sữa ngay nếu không muốn gặp nguy hiểm Sữa được quảng cáo như một thực phẩm bổ trợ hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ và cung cấp năng lượng cho con người nhưng không phải ai cũng phù hợp để dùng nó. Như chúng ta đã biết, sữa luôn được coi là một vật phẩm để bổ sung dinh dưỡng. Protein và khoáng chất cao có trong nó có...