Chè sắn mochi dẻo mềm, ấm nóng cho ngày đông
Từng viên mochi sắn dẻo bùi quyện trong nước đường gừng ấm nóng, dừa sợi sần sật, đậu phộng giòn thơm khiến các tín đồ ăn vặt mê mẩn.
Nguyên liệu
300 gr sắn tươi
150 gr bột năng
20 gr nước cốt dừa
20 gr đường
20 gr sữa đặc
1/4 thìa cà phê muối
150 gr đường vàng (hoặc mật mía)
1 nhánh gừng nhỏ
50 gr bột năng
1/4 thìa cà phê muối
Cách làm
Sắn bóc bỏ vỏ, ngâm nước muối loãng hoặc nước vo gạo 6 – 7 tiếng cho hết độc tố và không bị thâm.
Video đang HOT
Hấp chín sắn cho tới khi nở bung mềm.
Lấy 2/3 lượng sắn giã hoặc nghiền nhuyễn cho mịn, 1/3 còn lại thì cắt miếng vừa ăn.
Làm viên sắn mochi: Phần sắn nghiền nhuyễn cho thêm 150 gr bột năng, 20 gr nước cốt dừa, 20 gr đường, 1/4 thìa cà phê muối trộn đều và vo viên tròn. Bao áo bằng chút bột năng cho đỡ dính. Đun sôi nước, cho các viên sắn mochi vào, đảo nhẹ và luộc cho tới khi mochi nổi lên, bột chuyển màu trong là đã chín. Vớt ra cho vào bát nước nguội để tránh dính. Khi nào ăn thì đun nước đường gừng và cho mochi vào.
Cho 1,2 lít nước cùng 150gr đường vàng (hoặc mật mía, điều chỉnh độ ngọt theo khẩu vị), thêm gừng thái sợi, 1/4 thìa cà phê muối lên bếp đun sôi, khuấy đều cho đường tan.
Vớt các viên sắn mochi cho vào nồi nước đường, thêm sắn cắt miếng. Nấu khoảng 2 phút cho hỗn hợp nước đường quyện vị vào sắn mochi.
Hòa tan bột năng với chút nước rồi cho dần xuống nồi chè, vừa cho vừa khuấy cho tới khi sánh lại theo mong muốn. Hạ nhỏ lửa và nấu cho bột năng chín hẳn trong 9 – 10 phút. Sau đó, tắt bếp, múc chè sắn ra bát, rắc thêm dừa nạo sợi, lạc hoặc vừng rang rồi rưới nước cốt dừa và thưởng thức nóng.
Yêu cầu thành phẩm: Từng viên mochi sắn dẻo bùi quyện trong nước đường gừng ấm nóng, dừa sợi sần sật, đậu phộng giòn thơm khiến cho các tín đồ ăn vặt mê mẩn.
Chú ý:
Nếu làm nhiều thì bao chút bột năng cho các viên mochi rồi cất ngăn đá tủ lạnh, khi nào ăn thì đem ra luộc chín và nấu nước đường gừng.
Khi xuống bột năng thì cần nấu chín kỹ để tránh chè bị vữa.
Tùy theo khẩu vị để điều chỉnh lượng đường ngọt phù hợp.
Nên dùng đường vàng, đường thốt nốt hoặc mật mía để tạo màu nâu vàng đẹp mắt.
Chè sắn nóng - ấm lòng ngày se lạnh
Chè có vị dịu ngọt ấm nóng của gừng, màu nâu vàng sánh mịn quyện với từng miếng sắn dẻo mềm xua đi cái se lạnh khi gió mùa về.
Nguyên liệu
500 gram sắn tươi (khoai mì)
100 gram đường vàng hoa mai (hoặc đường thốt nốt, mật mía)
1 nhánh gừng nhỏ
1/4 thìa cà phê muối tinh
2 lá dứa (lá nếp)
3 thìa canh bột năng
900 ml nước
Topping: dừa tươi nạo sợi, vừng rang (tùy chọn)
Cách làm
1. Sắn bóc bỏ vỏ, ngâm nước muối loãng hoặc nước vo gạo 6 - 7 tiếng cho hết độc tố, đem hấp chín, bỏ gân lõi, cắt miếng vuông hoặc quân cờ vừa miệng.
2. Cho 900ml vào nồi, thêm 100 gram đường vàng hoa mai (điều chỉnh theo khẩu vị ngọt mỗi người), khuấy tan đường, thêm 1/4 thìa cà phê muối tinh, gừng thái sợi, lá dứa đun nhỏ lửa để đường tan hoàn toàn rồi vớt lá dứa ra.
3. Cho sắn vào đun nhỏ lửa trong 4-5 phút cho vị ngọt thấm vào sắn. Hòa tan bột năng với chút nước lọc, vừa cho vào nồi vừa khuấy đều để không bị bén nồi. Khi chè sánh và trong, đun thêm vài phút cho bột năng chín hẳn rồi tắt bếp.
4. Trình bày và thưởng thức: Múc chè sắn nóng ra bát, thêm dừa tươi nạo sợi, vừng rang, rưới thêm chút nước cốt dừa và thưởng thức nóng.
5. Yêu cầu thành phẩm: Chè có vị dịu ngọt ấm nóng của gừng, màu nâu vàng sánh mịn quyện với từng miếng sắn dẻo mềm rất hấp dẫn.
Chú ý:
- Nên chọn củ sắn tươi, thẳng, mập mạp, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm ngon.
- Nên ngâm sắn vào nước muối loãng hoặc nước vo gạo để loại bỏ bớt độc tố.
- Điều chỉnh lượng đường theo khẩu vị ngọt mỗi người.
- Nếu không có bột năng thì sử dụng bột sắn dây, bột bắp thay thế.
- Độ sánh đặc tùy theo khẩu vị mỗi người mà điều chỉnh lượng bột năng phù hợp.
Cách nấu giả cầy Nghệ An chuẩn vị Thịt giả cầy mềm mà không bở, có vị ngọt nhẹ từ mật mía, dậy mùi thơm của lá tắt, mắm tôm và sánh màu nâu đỏ đẹp mắt. Món ăn dân dã này thường ăn kèm bún hoặc bánh mướt rất ngon. Nguyên liệu 1 - 1,2 kg thịt móng giò 4 nhánh sả 2 nhánh riềng bánh tẻ (không già cũng...