Chế độ ăn uống tốt cho người bị chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng gây nhiều khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm thiểu các cơn chóng mặt.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính là tình trạng chóng mặt khi thay đổi tư thế, biểu hiện là những cơn chóng mặt ngắn dữ dội nhưng lành tính, không đe dọa tính mạng nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh.
Khi có biểu hiện các cơn chóng mặt, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng đi kèm như buồn nôn, chóng mặt. Ngoài ra, các bài tập tái định vị tinh thể tai, vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện thăng bằng và giảm thiểu các triệu chứng chóng mặt.
Chế độ sinh hoạt, ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát các cơn chóng mặt kịch phát. Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cân bằng chất lỏng, giảm viêm, điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ hệ thần kinh cho người bệnh.
Các cơn chóng mặt kịch phát ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh.
Theo BS. Phạm Quang Thuận, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, chóng mặt kịch phát có thể tái phát ngay cả khi điều trị thành công, do đó cần kiên trì tập và phối hợp cùng bác sĩ để quản lý tình trạng bệnh một cách hiệu quả.
Người bệnh cần duy trì thói quen vận động tập luyện phù hợp để nâng cao sức khỏe thể chất, giảm căng thẳng lo lắng. Đảm bảo dinh dưỡng, nước uống, nghỉ ngơi hợp lý. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá. Tránh sử dụng quá mức các loại nước có gas, nước ngọt…
2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bị chóng mặt kịch phát lành tính
Ngoài việc ăn uống đủ chất và lành mạnh thì việc bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất như vitamin nhóm B, C, magie, kali… đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng thần kinh, giúp giảm tần suất và cường độ các cơn chóng mặt, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Video đang HOT
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ thần kinh. Chúng tham gia vào nhiều quá trình sinh hóa quan trọng, giúp truyền dẫn tín hiệu thần kinh, sản xuất năng lượng cho tế bào thần kinh và bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tổn thương.
Đối với người bị chóng mặt kịch phát lành tính, việc bổ sung vitamin nhóm B giúp tăng cường chức năng hệ thần kinh, cải thiện truyền dẫn tín hiệu giữa não và cơ thể, giảm cảm giác chóng mặt và mất thăng bằng.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B bao gồm: Gạo lứt, các loại đậu, thịt gà, cá, trứng, ngũ cốc nguyên hạt…
Kali
Kali là một khoáng chất quan trọng đối với huyết áp và sức khỏe tim mạch. Kali có vai trò điều hòa huyết áp, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa chuột rút. Kali có nhiều trong chuối, khoai tây, bơ, các loại đậu, rau lá xanh đậm…
Vitamin C
Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: trái cây họ cam quýt, rau lá xanh đậm, ớt chuông, dưa, dâu tây…
Magie
Magie rất cần thiết cho các cơ và dây thần kinh hoạt động bình thường. Magie cũng giúp các mạch máu mềm mại, giúp kiểm soát huyết áp và giữ cho lượng đường trong máu ổn định, giảm căng thẳng thần kinh.
Nguồn thực phẩm giàu magie đến từ: các loại hạt (hạnh nhân, óc chó), rau lá xanh đậm (rau bina, cải xoăn), chuối, đậu…
Người bị chóng mặt kịch phát nên bổ sung thực phẩm giàu magie.
3. Một số lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người bị chóng mặt kịch phát lành tính
Uống đủ nước: Người bệnh cần lưu ý uống đủ nước để duy trì huyết áp ổn định, ngăn ngừa mất nước, một trong những nguyên nhân gây chóng mặt. Nên uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
Hạn chế tối đa các chất kích thích như caffeine và rượu bia: Caffeine có trong cà phê, trà, nước tăng lực có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp gây chóng mặt. Rượu bia làm tăng nguy cơ mất nước và chóng mặt.
Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường và chất béo không tốt cho sức khỏe, có thể gây tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa và làm trầm trọng thêm tình trạng chóng mặt.
Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên: Tránh để bụng quá đói hoặc quá no có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn.
Hạn chế ăn các thực phẩm: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối không tốt cho huyết áp; đồ ăn nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, đầy bụng; món ăn nhiều gia vị cay nóng gây kích thích hệ tiêu hóa; đồ uống có gas sẽ làm tăng cảm giác đầy hơi, khó chịu, ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng.
Loại thực phẩm giúp đập tan nguy cơ sỏi thận
Sỏi thận là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 10% dân số trên thế giới. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, nhiều người phải đối mặt với những cơn đau quặn thắt do sỏi thận gây ra.
Tuy nhiên, đừng lo lắng, dứa - loại trái cây nhiệt đới thơm ngon - chính là 'vị cứu tinh' cho bạn!
Dứa là một trong những thực phẩm giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận. (Ảnh minh họa)
Tại sao dứa lại tốt cho người có nguy cơ sỏi thận?
- Dồi dào nước và axit citric: Dứa chứa tới 86% nước, giúp tăng lượng nước tiểu, đào thải độc tố và ngăn ngừa sỏi hình thành. Hơn nữa, lượng axit citric dồi dào trong dứa (685mg/100g) giúp trung hòa axit trong cơ thể, giảm nguy cơ sỏi thận do axit uric.
- Điểm PRAL thấp: Dứa có điểm PRAL (-3,6), cho thấy đây là thực phẩm có tính kiềm, giúp giảm nồng độ axit trong cơ thể. So với chân gà nướng có điểm PRAL cao (33), dứa là lựa chọn tốt hơn cho người có nguy cơ sỏi thận.
- Giàu kali, magie và canxi: Dứa cung cấp kali, magie và canxi - những khoáng chất thiết yếu giúp giảm nồng độ axit trong cơ thể, ngăn ngừa sỏi thận hình thành.
Chế độ ăn uống phòng ngừa sỏi thận hiệu quả:
- Bổ sung canxi: Canxi trong chế độ ăn uống giúp gắn kết oxalate dư thừa, ngăn chặn hình thành sỏi canxi oxalate. Tuy nhiên, cần cân bằng lượng canxi và oxalate để tránh tác dụng ngược.
- Hạn chế thực phẩm giàu oxalate: Giảm thiểu tiêu thụ các loại hạt, sữa đậu nành chocolate, rau bina, măng tây,... để hạn chế lượng oxalate trong cơ thể.
- Giảm muối: Ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận canxi oxalate. Hãy hạn chế muối và thực phẩm chế biến sẵn để bảo vệ sức khỏe.
- Hạn chế protein động vật: Protein động vật có thể làm tăng oxalate trong thận, góp phần hình thành sỏi.
- Uống đủ nước: Nước giúp tăng lượng nước tiểu, đào thải độc tố và ngăn ngừa sỏi hình thành. Uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.
Dứa là thực phẩm tuyệt vời cho người có nguy cơ sỏi thận. Hãy bổ sung dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa sỏi thận hiệu quả.
Muối hồng có tốt hơn muối trắng? Muối là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của chúng ta, nhưng không phải tất cả các loại muối đều giống nhau. Muối hồng và muối trắng là hai loại muối phổ biến, mỗi loại có những đặc điểm và lợi ích sức khỏe riêng. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng. Muối hồng có tốt hơn...