Chế độ ăn tốt cho người bị đau đầu
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng đau đầu.
Vì vậy, bên cạnh dùng thuốc thì điều chỉnh chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau đầu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bị đau đầu
Đau đầu là triệu chứng của nhiều bệnh, có thể xuất phát từ các nguyên nhân đơn giản như căng thẳng, đói, thiếu ngủ, do thời tiết hoặc nghiêm trọng hơn như các bệnh lý về thần kinh, mạch máu, u não, xuất huyết não…
Ngoài việc dùng thuốc giảm đau và điều trị kịp thời trong các trường hợp đau đầu kèm theo triệu chứng thần kinh bất thường, các biện pháp làm giảm cơn đau đầu tốt nhất là người bệnh cần nghỉ ngơi và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
Dù đau đầu có thể do nhiều yếu tố gây ra nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Nghiên cứu cho thấy, việc lạm dụng chất tạo ngọt nhân tạo, thực phẩm chế biến sẵn, caffeine, rượu… có thể là tác nhân gây các cơn đau đầu.
Ở những người sử dụng caffeine thường xuyên dẫn đến sự giãn nở các mạch máu. Khi cơ thể không nhận được lượng caffeine quen dùng, các mạch máu có thể co lại và dẫn đến đau đầu. Sự gián đoạn trong lượng caffeine nếu bạn thường xuyên uống từ hai tách cà phê trở lên mỗi ngày có thể dẫn đến loại đau đầu này.
Uống nhiều rượu là tác nhân gây các cơn đau đầu.
Uống rượu làm giãn nở mạch máu và gây mất nước, từ đó kích hoạt cơn đau đầu. Ngoài ra, cơ thể bị mất nước hay bị hạ đường huyết khi đói cũng có thể làm xuất hiện cơn đau đầu.
Do đó, điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm viêm và ổn định đường huyết, giúp giảm tần suất và cường độ đau đầu. Khi bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất như magie, vitamin B2… có tác dụng thư giãn cơ bắp, ổn định thần kinh và ngủ ngon, từ đó giảm được đau đầu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
2. Những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bị đau đầu
Một chế độ ăn uống cân bằng và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau đầu. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng quan trọng người bị đau đầu nên bổ sung:
Magie
Magie là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Nó cần thiết cho các cơ và dây thần kinh hoạt động bình thường, giảm căng thẳng, thư giãn mạch máu, giữ cho lượng đường trong máu và huyết áp ở mức phù hợp. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ magie có thể có các triệu chứng như: đau đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi và suy nhược.
Nghiên cứu cho thấy, magie có vai trò hữu ích trong việc giảm đau đầu, đặc biệt là đau nửa đầu. Người bị đau nửa đầu thường có nồng độ magie trong máu thấp hơn so với người bình thường, do đó bổ sung magie có thể giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau nửa đầu.
Video đang HOT
Để có đủ magie, trong chế độ ăn uống của người bị đau nửa đầu cần lựa chọn các thực phẩm giàu magie như: hải sản, thịt, các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, vừng, lạc, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt…
Vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B có vai trò giúp chuyển hóa năng lượng, duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh. Nguồn thực phẩm giàu vitamin nhóm B bao gồm: Thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm.
Kali
Người bị đau đầu nên bổ sung đủ kali để cân bằng điện giải, giảm căng thẳng cơ bắp và điều hòa huyết áp ổn định.
Để đảm bảo cung cấp đủ kali cho cơ thể, người bệnh nên ăn thực phẩm giàu kali như:
Trái cây: Chuối, bơ, cam, bưởi, đào
Rau xanh: Rau bina, cải xoăn, khoai tây, cà chua
Hạt: Hạt bí ngô, hạt hướng dương
Các loại đậu: Đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng
Omega-3
Omega-3 có vai trò quan trọng trong phòng và điều trị các cơn đau đầu vì nó giúp giảm viêm, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ chức năng não.
Bằng chứng cho thấy việc tăng acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau nửa đầu hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng.
Theo một nghiên cứu được tài trợ của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, được tiến hành tại Đại học North Carolina, trong 16 tuần điều trị bằng chế độ ăn nhiều acid béo omega-3 từ cá béo đã làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu ở những người thường xuyên bị đau nửa đầu.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tăng lượng acid béo omega-3 EPA và DHA có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu. Theo các nhà nghiên cứu, nghiên cứu này cung cấp bằng chứng sinh học hợp lý rằng cơn đau có thể được điều trị thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, do đó mở ra cánh cửa cho những phương pháp mới để kiểm soát cơn đau mạn tính.
Bổ sung omega-3 từ cá béo giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu.
3. Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bị đau đầu
Nên hỏi ý kiến của bác sĩ: Trước khi thay đổi chế độ ăn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Duy trì chế độ ăn đủ chất, cân bằng: Không nên chỉ tập trung vào một vài loại thực phẩm mà cần đa dạng hóa thực đơn.
Uống đủ nước: Đây là biện pháp rất quan trọng vì mất nước là một trong những nguyên nhân gây đau đầu.
Một số thực phẩm nên ưu tiên:
Rau lá xanh: Cải bó xôi, rau bina, cải xoăn…
Cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm…
Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều…
Trái cây: Chuối, bơ, quả mọng…
Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch…
Thực phẩm nên hạn chế:
Đồ uống có gas: Có thể gây mất nước và kích thích đau đầu.
Rượu bia: Làm giãn mạch máu và gây đau đầu.
Đồ ăn nhanh: Thường chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối, không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm chế biến sẵn: Thường chứa nhiều chất phụ gia và chất bảo quản.
Ngoài ra cần lưu ý kết hợp chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc. Tập thể dục giúp giảm stress và cải thiện tuần hoàn máu. Giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể phục hồi và giảm căng thẳng.
Mối liên hệ giữa tổn thương mạch máu não và chứng sa sút trí tuệ
Khi các mạch máu não bị tổn thương, trí nhớ của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tình trạng thiếu máu não cấp tính do đột quỵ gây nên các tổn thương này.
Người cao tuổi nên đi khám nếu thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu dữ dội. Ảnh: V.M.
Chứng sa sút trí tuệ não mạch là một rối loạn nhận thức xảy ra khi mô não bị tổn thương do tổn thương mạch máu não. Tai biến mạch máu não là một thuật ngữ chuyên khoa, nó được phân loại rộng rãi thành hai loại nhồi máu não và xuất huyết não. Nhồi máu não là tình trạng các mạch máu trong não bị tắc nghẽn do các cục máu đông gây ra. Khi các mạch máu trong não bị tắc nghẽn, thu hẹp hoặc vỡ ra, khiến máu không được cung cấp lên não, gây ra chứng sa sút trí tuệ não mạch.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, tăng lipid máu, bệnh tim, hút thuốc, uống rượu và béo phì. Có nhiều loại chứng sa sút trí tuệ não mạch, nhưng phổ biến nhất là chứng sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu. Sa sút trí tuệ não mạch là một loại của chứng sa sút trí tuệ xuất hiện các triệu chứng về sa sút trí tuệ do tắc nghẽn các mạch máu quan trọng trong đại não và thời điểm khởi phát của bệnh tương đối rõ ràng.
Chứng sa sút trí tuệ do nhồi máu não chiến lược đơn lẻ phát sinh khi xảy ra cơn nhồi máu não nhỏ ở một phần não bộ, khiến cho chức năng nhận thức bị tổn thương nghiêm trọng do sự phá hủy của một khu vực đơn lẻ.
Chứng sa sút trí tuệ não mạch vùng dưới vỏ não (được cấu thành từ các chất trắng chứa các sợi thần kinh được gọi là sợi trục ở khu vực bên dưới vỏ não) không giống các chứng sa sút trí tuệ não mạch, các triệu chứng sa sút trí tuệ xuất hiện dần dần, do đó thời kỳ phát sinh các vấn đề về mạch máu não và thời kỳ khả năng ghi nhớ bị suy giảm không rõ ràng.
Nói chung, suy giảm nhận thức trong chứng sa sút trí tuệ não mạch thường bắt đầu đột ngột, xấu đi dần dần và các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Những bất thường ở thùy trán dẫn đến bất thường ở chức năng điều hành (khả năng phân tích, lập kế hoạch, tổ chức và hoàn thành một công việc nào đó), mất ý chí, mất kiểm soát ức chế.
Bất thường ở thùy đỉnh bên trái dẫn đến mất khả năng ngôn ngữ (đây là trạng thái mất khả năng diễn đạt và hiểu một ngôn ngữ nào đó do những tổn thương hoặc các bệnh về não), mất khả năng thực hiện (rối loạn vận động hoặc cử chỉ không thể thực hiện được do bất thường của não bộ, mặc dù không có trở ngại về khả năng vận động và những cảm nhận cơ bản, người bệnh vẫn có thể hiểu và thực hiện đầy đủ lời nói của người chỉ thị).
Những bất thường ở thùy đỉnh bên phải dẫn đến bất thường ở khả năng phân biệt không gian - thời gian, và chứng mất điều khiển kiểu kiến tạo (các triệu chứng gây khó khăn cho việc tích hợp tổng thể và hình thành bất kỳ hình thức nào, chẳng hạn như vẽ một bức tranh hoặc lắp ráp các khối).
Các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ não mạch vùng dưới vỏ bao gồm thay đổi tính cách và cảm xúc, vận động tâm thần chậm chạp, trầm cảm, rối loạn dáng đi, mất ổn định tư thế, té ngã nhiều lần, đi tiểu thường xuyên và tiểu không tự chủ.
Trong đa số các trường hợp sa sút trí tuệ não mạch đều có mối quan hệ nhân quả tạm thời rõ ràng giữa thời gian tổn thương mạch máu não và thời gian rối loạn chức năng nhận thức. Để chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ não mạch không chỉ cần phải kiểm tra chức năng nhận thức thần kinh mà còn cần làm xét nghiệm hình ảnh não như chụp cộng hưởng từ (MRI).
Việc phát hiện và hiệu chuẩn các yếu tố nguy cơ là rất quan trọng để phòng ngừa trước cơn tai biến mạch máu não. Sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu và điều trị tăng lipid máu rất hữu ích.
Lưu ý khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho người bị đau đầu Đau đầu là tình trạng dễ gặp ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổi. Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp. Trong đó, việc bổ sung một số vitamin và khoáng chất cũng có thể giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dùng một số chất bổ sung vitamin và khoáng chất có hiệu...