Chế độ ăn lành mạnh phòng ngừa đau tim
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy chế độ ăn lành mạnh có thể phòng ngừa tử vong do các bệnh tim mạch.
Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 2 lần ở những người ăn theo chế độ ăn giàu chất béo bão hòa, thừa năng lượng và nhiều muối như là các thức ăn đã qua chế biến, đồ ăn nhanh, đồ hộp.
Do đó, nhiều nước trên thế giới đã ra lệnh cấm sử dụng chất béo trans công nghiệp nhằm giảm sử dụng chất béo bão hòa và muối trong thực phẩm đồng thời khuyến khích ăn nhiều rau, quả để có thể giảm 20% số ca tử vong vì bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu so sánh đã được tiến hành giữa các nước đã áp dụng các chính sách về thực phẩm an toàn như Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển và Anh với các nước không áp dụng các chính sách này.
Nghiên cứu dự đoán rằng lệnh cấm sử dụng chất béo trans trong công nghiệp thực phẩm ở Anh đã cứu mạng sống của 5000 người mỗi năm. Chính sách giảm lượng muối hấp thụ mỗi ngày từ 8,6g xuống 5,6g có thể cứu sống gần 7000 mạng sống trong khi việc bổ sung thêm 3 khẩu phần rau, quả vào thực đơn mỗi ngày giúp phòng ngừa 7400 ca tử vong.
Trên thế giới, số ca tử vong vì bệnh tim mạch nhiều hơn số ca tử vong vì bất cứ nguyên nhân nào khác. Các bệnh tim mạch đã cướp đi sinh mạng của 17,3 triệu người vào năm 2008, chiếm khoảng 30% tổng số ca tử vong trên toàn cầu.
Những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch là thói quen hút thuốc lá, lười vận động thể chất, chế độ ăn không lành mạnh và uống rượu.
Video đang HOT
WHO dự đoán nếu vẫn còn tiếp diễn theo xu hướng hiện nay thì tới năm 2030 sẽ có khoảng 23,6 triệu người trên thế giới tử vong vì các bệnh tim mạch.
Theo thanhnien
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách
Một chiếc tủ lạnh được sắp xếp đúng cách và phù hợp không chỉ giúp chúng ta bảo quản thức ăn tốt nhất mà còn giữ cho tủ lạnh luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tủ lạnh thường gồm hai ngăn, ngăn đông có nhiệt độ âm và ngăn lạnh có nhiệt độ dương. Về mùa đông, nếu đặt ở số 1 (ít lạnh nhất) nhiệt độ trong ngăn lạnh sẽ khoảng từ 2 đến 5 độ C, nhiệt độ ngăn bảo quản rau quả khoảng từ 7 đến 10 độ C, phù hợp để bảo quản thức ăn ngắn hạn. Nhưng về mùa hè, muốn duy trì nhiệt độ này phải điều chỉnh lên số 4, số 5.
Ở ngăn mát, khi sử dụng, bạn cần lưu ý:
1. Hoa quả tươi nên để ngăn riêng, rau củ ở ngăn riêng. Nên để những thứ này ở hộc tủ dưới cùng. Không nên để trái cây quá sát bên nhau trong tủ lạnh để tránh một trái chín sớm làm lây sang các hoa quả khác.
2. Dù là trong tủ lạnh, thực phẩm vẫn cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín.
3. Mặt kính sát với ngăn rau củ là nơi có nhiệt độ thấp nhất. Do đó đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá.
Chú ý: Một số thực phẩm như phô mai, cá, khô, một số rau quả dễ bốc mùi như đu đủ, hồng, bắp cải, hành... nên được bọc kín bằng giấy bạc.
4. Ngăn trên cùng là nơi dành cho các món ăn chỉ cần nhiệt độ "mát" như sữa chua, bánh ngọt, trứng, bơ, mứt.
5. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê
6. Nên trữ đồ hộp, lọ mứt... có độ cao vừa phải ở cánh tủ lạnh. Không nên để trứng ở cánh tủ vì khi mở, nếu không cẩn thận thì trứng có thể rơi ra ngoài.
7. Các loại gia vị để ngăn trên cùng để tiện sử dụng và hợp với nhiệt độ
Ở ngăn đông đá, khi sử dụng, bạn cần lưu ý:
1. Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm.
2. Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn đề ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng nhầm đồ để lâu. Việc gắn nhãn đề ngày mua, ngày mở hộp hoặc ngày hết hạn sản phẩm đông lạnh, đồ hộp nên áp dụng cả dưới ngăn mát.
Lời khuyên bác sĩ:
Trong tủ lạnh vi khuẩn không chết, mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố của chúng cũng không bị phá huỷ. Chúng chỉ tạm thời "ngủ yên", đợi khi ra khỏi tủ lạnh gặp điều kiện nhiệt độ bình thường trong nhà hoặc nhiệt độ của cơ thể con người, sẽ tỉnh táo trở lại phát triển và hoạt động bình thường ngay. Để phòng tránh bệnh tật, giữ gìn vệ sinh thực phẩm thật tốt khi sử dụng tủ lạnh, cần lưu ý:
- Nước dùng làm kem, làm đá phải là nước đã đun sôi.
- Thức ăn chín muốn để dành phải đưa ngay vào tủ lạnh chậm chất là 4 giờ sau khi xào nấu xong. Khi cần lấy ra khỏi tủ lạnh phải ăn ngay không để lâu quá 4 giờ ở nhiệt độ trong nhà.
- Những thức ăn sống như thịt, cá... muốn để dành phải cất vào tủ lạnh ngay sau khi mổ, không được để chậm quá 4 giờ. Khi lấy ra khỏi tủ lạnh phải chế biến ngay.
- Đối với những thực phẩm sống hoặc chín không biết chắc chắn chế biến từ bao giờ, rất có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố của vi khuẩn, cần phải chế biến ngay hoặc đun nấu lại cẩn thận trước khi cho vào tủ lạnh.
Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn.
Theo PNO
Có bao nhiêu loại chất béo? Xin bác sĩ cho biết, có bao nhiêu loại chất béo? Các chất béo này đóng vai trò như thế nào đối với sức khoẻ? Theo PNO