Chế độ ăn kiêng “chỉ-dùng-thịt” Carnivore: Những tác động hai chiều đến cơ thể
Những chế độ ăn kiêng với những thực phẩm được coi là tốt cho sức khỏe như rau, ức gà, trứng, sữa có lẽ đã trở nên quá quen thuộc với mọi người. Vậy còn khẩu phần ăn kiêng “chỉ dùng thịt” Carnivore thì sao? Các bạn đã bao giờ nghe về khái niệm đó chưa?
Cụm từ “chế độ ăn kiêng Carnivore” bùng nổ như một con sốt trên các mạng xã hội cũng như các cộng đồng dân cư khắp nơi sau khi vị tiến sĩ người Canada, ông Jordan Peterson chia sẻ về nó trên Joe Rogan Experience podcast năm 2018. Ông chia sẻ rằng chế độ ăn này đã giúp ông giảm được khoảng 22kg, bớt ngáy hơn, đồng thời chữa luôn căn bệnh tự miễn dịch, chứng viêm lợi và vượt qua bệnh trầm cảm.
Thoạt nghe thì đây có vẻ là một chế độ ăn kiêng khá hữu ích đúng không? Nhưng ăn kiêng kiểu Carnivore là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài sau.
Chế độ ăn Carnivore là gì?
Chế độ ăn kiêng Carnivore được xem là “người anh em gần” của Keto Diet, cái tên khá nổi tiếng trong cộng đồng những người yêu sức khỏe. Nhưng thay vì một chế độ ăn low-carb, Carnivore không hề chứa carbonhydrate, nghĩa là một chế độ diet zero-carb, đòi hỏi người thực hiện chỉ tiêu thụ thịt cùng những sản phẩm chứa hàm lượng chất béo động vật cao, và loại bỏ hoàn toàn chất đường bột và xơ từ rau, bánh mỳ, cơm,…
Điều này cũng đồng nghĩa với việc khẩu phần ăn của bạn chỉ bao gồm các loại thịt, phô mai, bơ và uống nước, sữa, cà phê hoặc trà. Thậm chí, một vài người còn loại bỏ hẳn các sản phẩm bơ sữa do sự chuyển hóa thành đường sau khi tiêu thụ.
Tác dụng của chế độ ăn Carnivore
Chế độ ăn này được cho là sẽ thúc đẩy quá trình giảm cân, cải thiện tình trạng tỉnh táo, thúc đẩy hệ tiêu hóa, cải thiện hiệu suất vận động cũng như hạn chế các vấn đề về sức khỏe. Tuy vậy, trên thực tế chưa hề có một minh chứng khoa học nào về những tác dụng kể trên ngoài nhừng lời truyền miệng đến từ những người đã thử qua Carnivore.
Tuy nhiên, cũng có một vài nghiên cứu trước đây cũng minh chứng phần nào cho những ảnh hưởng tích cực đề cập trên. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Metabolism vào năm 2013, những người tiêu thụ lượng chất béo cao và carbonhydrate thấp ít có nguy cơ mặc các bệnh liên quan đến hội chứng đáp ứng viêm hệ thống hơn những ai chọn chế độ ăn nhiều carb và ít chất béo.
Video đang HOT
Việc tiêu thụ chỉ mỗi thực phẩm từ động vật có tiềm năng tạo những lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể là do việc lọai bỏ gần như hoàn toàn những thực phẩm gây bệnh – vì hầu hết cơ thể con người đều không thể dung nạp ít nhất một thứ gì đó. Không tiêu thụ loại thực phẩm gây những phản ứng viêm cùng sự kích ứng cho cơ thể thì tất nhiên là tốt rồi.
Thêm một điểm cộng nữa đó là chế độ ăn kiêng này hỗ trợ sự gia tăng mức độ hormones nam giới (testorsterone) trong cơ thể. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàn Hoa Kỳ cho thấy những người đàn ông tuân thủ chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ trong 10 tuần có mức testosterone cao hơn 1 phần trăm so với những người ăn theo khẩu phần ít chất béo, chất xơ cao. Điều này cũng cho thấy hàm lượng lớn chất béo bạn tiêu thụ thông qua chế độ ăn Carnivore có thể mang lại cho cơ thể một số lợi ích không ngờ tới.
Còn những tác hại?
Trái lại, số nhiều ý kiến cũng cho rằng việc chỉ tiêu thụ các sản phẩm từ thịt sẽ gây ra sự thiếu các dưỡng chất khác cho cơ thể, cũng như dẫn tới các nguy cơ về tim mạch, sỏi thận.
Suy cho cùng thì, mặc dù cho cơ thể chúng ta vẫn có thể hoạt động trước nhiều các khẩu phần ăn kiêng khác nhau, điều đó không có nghĩa là ta nên duy trì tiêu thụ liên tục một loại sản phẩm trong một thời gian dài. Cái gì quá nhiều cũng đều sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực cả thôi.
Nói cách khác, chế độ ăn Carnivore không hề tốt cho cơ thể trong thời gian dài. Bạn nghĩ xem, cơ thể con người cần một lượng lớn các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự hoạt động của các tế bào, mô. Và chỉ một vài trong số chúng là được tìm thấy trong các thực phẩm từ động vật. Bạn không thể nào có chất xơ, hay vitamin C chỉ từ việc ăn bít tết được cả.
“Có rất nhiều dẫn chứng về các dưỡng chất thực vật (phytonutrients) và cách chúng hỗ trợ bảo vệ DNA,” – theo chia sẻ của Brian St. Pierre, chuyên gia dinh dưỡng tại viên Precision Nitrition trên tờ Onnit. “Nếu bạn không tiếp nạp những dưỡng chất đó, điều này sẽ gây nhiều tác hại xấu cho cơ thể về lâu về dài.”
Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều thịt có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại dạ dày và ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân là do ở thịt có chứa nhiều chất béo bão hòa dẫn đến thời gian tiêu hóa lâu, đồng thời gây tổn thương cho thành ruột dẫn đến ung thư đại tràng.
Theo elleman.vn
Nguy hiểm bất ngờ đằng sau những thực phẩm ăn kiêng thường thấy
Chúng ta đều không phải là những chuyên gia dinh dưỡng chuyên nghiệp nên sẽ thường mắc sai lầm về việc nhận biết các loại thực phẩm ăn kiêng thực sự có lợi.
Ăn kiêng không còn xa lạ khi bất kỳ cô nàng nào cũng muốn có một lối sống khỏe và thân hình đẹp. Nếu những thập kỷ 90 là cơn sốt "nói không với chất béo" thì đến năm 2019, chế độ Keto lại bùng nổ mạnh mẽ. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự quan tâm của mọi người về lối sống lành mạnh, các nhãn hàng cho ra mắt rất nhiều thực phẩm ăn kiêng khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm ăn kiêng nào cũng lành mạnh như bạn nghĩ.
Không phải loại thực phẩm ăn kiêng nào cũng lành mạnh như bạn nghĩ. Ảnh: HSN.
NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM ĂN KIÊNG BẠN NÊN CẨN THẬN
Chúng ta không phải là bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận biết từng loại thức ăn có lành mạnh hay không. Dựa vào yếu tố này nhiều nhãn hàng đã sử dụng từ ngữ và hình ảnh nhằm "đánh tráo khái niệm" các thực phẩm ăn kiêng mà họ sản xuất. Người tiêu dùng thường bị những chiêu thức quảng cáo này làm cho nhầm lẫn. Nếu như bạn đang trong một chế độ ăn kiêng, dù như thế nào cũng nên hạn chế những món ăn được gắn mác "thực phẩm ăn kiêng" sau đây:
SNACK RAU CỦ
Thông thường, chúng ta sẽ mặc định "rau củ" đồng nghĩa với "lành mạnh". Tuy nhiên với các loại bánh snack thì nên được loại trừ. Snack rau củ không được tính là một khẩu phần rau và không tốt hơn nhiều so với các loại snack bình thường. Chúng vẫn chứa nhiều calo, natri và chất béo, trong khi cung cấp rất ít giá trị dinh dưỡng.
Nếu thích ăn những loại bánh giòn, hãy thử bánh quy hạt. Bánh quy cung cấp một lượng chất xơ, protein và chất béo lành mạnh.
SỮA CHUA ĂN KIÊNG
Mặc dù chọn các loại sữa chua ăn kiêng có vẻ là một lựa chọn trông có vẻ sẽ tốt trong các chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, loại sữa chua này sẽ làm bạn nhanh đói và muốn ăn nhiều hơn. Trong sữa chua ăn kiêng có chứa đường, kem, chất làm đặc và hương vị nhân tạo với liều lượng thấp. Các thành phần này không khác gì mấy với sữa chua bình thường. Lựa chọn sữa chua không đường kết hợp các các loại trái cây hoặc salad sẽ tốt hơn cho bạn.
Lựa chọn sữa chua không đường kết hợp các các loại trái cây hoặc salad sẽ tốt hơn cho bạn. Ảnh: Tapas Magazines.
SINH TỐ ĐÓNG CHAI
Khi chúng ta không có nhiều thời gian để chuẩn bị cho các bữa ăn theo chế độ, sinh tố là lựa chọn hàng đầu. Sẽ không có gì đáng nói nếu bạn không lựa chọn những mặt hàng nước sinh tố đóng chai bày bán trong cửa hàng. Các loại này thường có hàm lượng đường cao và chứa một loạt chất ổn định và chất làm đặc. Tốt nhất là bạn nên tự chuẩn bị nước sinh tố cho mình vì chỉ có như vậy bạn mới biết mình sẽ uống những gì.
BÁNH MÌ KHÔNG CHỨA GLUTEN
Đối với những người mắc chứng rối loạn miễn dịch thì những món ăn không chứa gluten là điều bắt buộc. Các loại thực phẩm không chứa gluten cũng được khuyến nghị trong nhiều chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, đối với bánh mì không chứa gluten sẽ là một dấu chấm hỏi lớn. Tương tự như sữa chua ăn kiêng, để có cùng hương vị và kết cấu như bánh mì thông thường, rất nhiều bánh mì không chứa gluten có đường và chất làm đặc. Trên thực tế loại bánh mì này không lành mạnh hơn các loại bánh mì thông thường. Khi chọn bánh mì, hãy chọn loại có nhiều chất xơ như bột chua hoặc đậu nành và hạt lanh.
Khi chọn bánh mì, hãy chọn loại có nhiều chất xơ như bột chua hoặc đậu nành và hạt lanh. Ảnh: Deskgram.
BÁNH NĂNG LƯỢNG
Những loại bánh năng lượng thường được phủ sữa chua bên ngoài. Ngoài việc khiến khách hàng ngon miệng, điều này cũng làm người tiêu dùng nghĩ rằng "sữa chua = sức khỏe". Những lớp sữa chua phủ lên bánh thường được làm từ hỗn hợp đường, dầu thực vật, năng lượng sữa và chất nhũ hóa. Như bạn thấy, các thành phần này không hề tốt cho sức khỏe mà còn khiến bạn tăng cân. Bạn cũng có thể tự tạo ra các loại bánh năng lượng của mình. Thành phần rất đơn giản chỉ với yến mạch, các loại hạt và chuối để tạo thêm vị ngọt.
NƯỚC SỐT ĐÓNG HỘP
Các món rau xào thường được khuyên dùng khi bạn ăn chay. Khi ăn các món rau củ xào bạn sẽ hấp thu được nhiều protein, chất xơ và carb có lợi. Tuy nhiên, các nước sốt đóng hợp dùng để xào chung với thực phẩm sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng xuống, vì trong các loại nước sốt có nhiều đường, natri và các chất làm đặc hoặ chương vị. Bạn có thể thay thế bằng đậu nành, dầu mè, gừng tươi, tỏi, sả và ớt và sử dụng một ít rau hoặc nước để tăng độ sánh cho món ăn. Cách này giúp bạn cắt giảm đường và phụ gia, trong khi vẫn có được lợi ích cho sức khỏe các loại thảo mộc và gia vị tươi.
Các nước sốt đóng hợp dùng để xào chung với thực phẩm sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng xuống. Ảnh: Yousense.
Theo elle.vn
Han Sara khiến fan lo lắng vì mải chạy theo vòng eo 53 đến mức gầy trơ xương Cô nàng Han Sara từng khiến ai nấy đều phải bất ngờ khi tiết lộ số đo vòng 2 đánh bật "quán quân" eo thon của showbiz Việt Ngọc Trinh thế nhưng bây giờ cô lại quá gầy gò đến mức báo động. Dưới hình ảnh mới nhất Han Sara chia sẻ trên trang cá nhân, hầu hết bình luận xoay quanh ngoại...