Chế độ ăn giúp người bị gãy xương mau phục hồi
Người bị gãy xương cần có chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Gãy xương có thể bị tác động bởi một lực mạnh vượt quá khả năng chịu đựng, các mô xương sẽ bị đứt gãy, gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng vận động của bộ phận đó.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với người bị gãy xương
Theo ThS.BSCKII Hà Phan Thắng, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ sửa chữa và hồi phục tổn thương xương. Vì vậy, người bị gãy xương cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất thiết yếu. Đặc biệt, chế độ ăn uống giàu protein và canxi rất quan trọng vì protein có tác dụng chữa lành các mô bị tổn thương và canxi có lợi trong việc sửa chữa xương.
Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phục hồi xương sau khi bị gãy. Bằng cách cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, các vitamin, khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương về xương, giúp xương lành lại nhanh hơn và chắc khỏe.
Cung cấp nguyên liệu xây dựng xương: Các dưỡng chất như canxi, vitamin D, protein là những “viên gạch” giúp xây dựng lại mô xương bị tổn thương.
Tăng cường hệ miễn dịch : Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là đối với những vết thương hở.
Cung cấp năng lượng: Năng lượng giúp cơ thể phục hồi và tái tạo các tế bào.
2. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bị gãy xương
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi cho người bị gãy xương.
Protein:Khoảng một nửa cấu trúc xương được tạo thành từ chất này. Khi bị gãy xương, cơ thể cần protein để tạo ra xương mới để sửa chữa, đồng thời giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi, một chất dinh dưỡng quan trọng khác cho xương khỏe mạnh. Nên ăn protein ít nhất ba lần một ngày.
Canxi: Là thành phần chính cấu tạo nên xương. Can xi giúp duy trì chất lượng xương và đặc biệt quan trọng sau khi bị gãy xương. Vì vậy thực phẩm và đồ uống giàu chất khoáng có thể giúp xương gãy mau lành. Người lớn nên nhận từ 1.000 đến 1.200 mg canxi mỗi ngày. Khi bị gãy xương, bác sĩ sẽ tư vấn lượng canxi nên dùng nếu cần.
Video đang HOT
Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi. Có thể nhận vitamin D từ ánh sáng mặt trời, cá béo, sữa tăng cường và lòng đỏ trứng. Chế độ ăn uống khuyến nghị cho vitamin D là 600 – 800 IU.
Sắt:Nếu bị thiếu máu do thiếu sắt khi không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh, cơ thể có thể hồi phục chậm hơn sau khi bị gãy xương. Sắt giúp cơ thể tạo ra collagen để tái tạo xương. Nó cũng đóng vai trò đưa oxy vào xương để giúp chúng lành lại.
Omega-3 : Đặc biệt là EPA và DHA, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi xương sau khi bị gãy giúp giảm viêm, tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ tế bào xương, hỗ trợ hệ miễn dịch.
Kali : Hãy bổ sung đủ khoáng chất này trong chế độ ăn uống sẽ không bị mất nhiều canxi khi đi tiểu.
Vitamin K:Giúp tái tạo xương bằng cách tạo điều kiện cho sự tái hấp thụ xương cũ và hình thành mô xương mới.
3. Thực phẩm nên ăn và nên tránh cho người bị gãy xương
3.1. Thực phẩm nên ăn
Cá ngừ: Là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời, rất cần thiết để chữa lành vết gãy. Vitamin D giúp hấp thụ canxi và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc của xương cùng với việc theo dõi sự phát triển của xương.
Cá ngừ là nguồn cung cấp vitamin D tốt.
Cá hồi:Là một loại thực phẩm giàu vitamin D và acid béo omega-3 khác, cá hồi đóng vai trò chính trong việc hình thành collagen trong cơ thể.
Thịt bò: Đây là một lựa chọn tốt cho người bị gãy xương. Lý do là bởi trong thịt bò chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp hỗ trợ quá trình phục hồi xương, giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, từ đó hỗ trợ quá trình lành xương.
Sữa:Lý do ăn các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua là cách tốt nhất để tăng cường phục hồi xương là vì hầu hết các sản phẩm từ sữa đều rất giàu canxi. Đó là một trong những chất dinh dưỡng không được cơ thể tạo ra và được tiêu thụ từ các nguồn bên ngoài, một trong số đó là các sản phẩm từ sữa.
Trứng:Trứng được biết đến như một nguồn dinh dưỡng dồi dào. Nó chứa đầy đủ protein, sắt, vitamin B, magie, canxi và Vitamin D với số lượng nhỏ nhưng tiêu thụ thường xuyên có lợi cho người gãy xương trong quá trình phục hồi.
Trứng là nguồn dinh dưỡng dồi dào tốt cho người bị gãy xương.
Hạt bí ngô: Ngoài vitamin C, hạt bí ngô có các khoáng chất khác giúp cơ thể hấp thụ vitamin D tốt hơn như magie. Nó góp phần vào cấu trúc tổng thể và độ cứng của xương.
Quả hạch:Là một nguồn chất béo lành mạnh quan trọng trong khi cơ thể đang cố gắng phục hồi sau chấn thương. Các loại hạt như hạnh nhân, quả óc chó và hạt điều rất giàu vitamin E, có lợi cho cấu trúc và sự phát triển của xương.
Sữa đậu nành:Nếu là người không dung nạp lactose hoặc ăn chay, có thể nhận được lượng canxi từ các lựa chọn ăn chay như sữa đậu nành. Sữa đậu nành cung cấp 1/3 lượng canxi so với sữa động vật.
Bông cải xanh:Là một thực phẩm giàu canxi, vitamin K, chất chống oxy hóa và vitamin C rất tốt cho sức khỏe xương, hỗ trợ quá trình hồi phục sau khi bị gãy xương.
3.2. Thực phẩm nên tránh
Đồ ăn nhiều dầu mỡ ảnh hưởng đến quá trình lành xương.
Rượu: Đồ uống có cồn làm chậm quá trình lành xương. Cơ thể sẽ không tạo được xương mới nhanh chóng để khắc phục tình trạng gãy xương. Uống quá nhiều rượu cũng có thể khiến đứng không vững, dễ bị ngã và có nguy cơ bị chấn thương ở xương đó.
Muối: Quá nhiều natri trong chế độ ăn uống có thể khiến mất nhiều canxi qua nước tiểu. Muối thậm chí có cả trong một số thực phẩm hoặc đồ uống không có vị mặn, vì vậy hãy kiểm tra nhãn và chỉ nên dùng khoảng 1 thìa cà phê hoặc không quá 6 g mỗi ngày.
Cà phê: Rất nhiều caffeine (hơn 4 tách cà phê đậm đặc mỗi ngày) có thể làm chậm quá trình lành xương. Caffein có thể khiến đi tiểu nhiều hơn và điều đó có nghĩa là mất nhiều canxi hơn qua nước tiểu.
Đồ ăn vặt: Thường chứa nhiều đường, chất béo không lành mạnh và ít chất dinh dưỡng cần thiết cho xương. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi và các khoáng chất khác, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Dầu mỡ khó tiêu hóa, có thể gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ viêm, ảnh hưởng đến quá trình lành xương.
Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân
Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết đã cấp cứu thành công, giữ lại được chân cho bé gái 6 tuổi, ở tỉnh Hậu Giang bị gãy xương do tai nạn kẹt chân vào thang máy.
Gia đình cho biết, do bé tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy tại nhà nên sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn. Gia đình đã nhanh chóng băng bó vết thương và đưa bé đến viện cấp cứu.
Bác sĩ kiểm tra chân của bé sau phẫu thuật.
Bé nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, lừ đừ, bắt đầu hôn mê, da xanh, niêm nhợt, vết thương lóc da rộng, gãy hở lộ xương cẳng chân trái dẫn đến chảy máu nhiều, gãy xương đùi, bập bềnh khớp gối. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốc chấn thương, mất máu cấp, gãy hở độ IIIB (với biểu hiện vết rách phần mềm rộng, lộ đầu xương gãy và vùng xương này bị nhiễm bẩn), đứt gần lìa cẳng chân trái, gãy xương đùi trái, chấn thương bụng chậu do tai nạn sinh hoạt.
Ê-kíp bác sĩ nhận định đây là ca cấp cứu khẩn và kích hoạt "báo động đỏ nội viện", chỉ định mổ cấp cứu khẩn cho bệnh nhi. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được cắt lọc mô dập nát, thám sát kỹ các động mạch, thần kinh, khâu nối toàn bộ gân, cố định xương.
Ngay sau mổ, cẳng chân bệnh nhi hồng hào trở lại, ấm, các đầu ngón chân đã có cảm giác. Bệnh nhi được nằm hậu phẫu theo dõi 2 ngày trước khi chuyển về khoa Ngoại thần kinh - Cơ xương khớp điều trị tiếp tục. Sau đó bệnh nhi được phẫu thuật kết hợp xương đùi. Bệnh nhi vừa được xuất viện với sức khỏe ổn định; bác sĩ hẹn tái khám ngoại trú.
ThS.BS Lê Dũng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh - Cơ xương khớp cho biết: Trẻ em thường ít để ý các nguy cơ xung quanh và chưa có nhiều kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn sinh hoạt gây thương tích nguy hiểm. Vì thế, gia đình và người thân khi chăm sóc trực tiếp cho trẻ cần chú ý đảm bảo an toàn và đánh giá bao quát các tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Trường hợp không may xảy ra tai nạn, gia đình cần theo dõi sát tình trạng ý thức của trẻ và các biểu hiện bất thường. Nếu bị các chấn thương nặng, cần đưa trẻ tới ngay BV chuyên khoa để được khám và xử trí kịp thời.
Chế độ ăn cho người nhiễm HIV Ở người nhiễm HIV, dinh dưỡng tốt sẽ hỗ trợ sức khỏe tổng thể và giúp duy trì hệ thống miễn dịch. Dinh dưỡng tốt cũng giúp người nhiễm HIV giữ cân nặng khỏe mạnh và hấp thụ thuốc điều trị HIV. I. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh HIV Dinh dưỡng rất quan trọng đối với mọi người...