Chế độ ăn cho người bị bệnh gout
Tôi 43 tuổi, sức khoẻ tương đối ổn định, tuy nhiên gần đây tôi rất hay bị đau các khớp chân, nhất là sau khi đi nhậu với khách hàng. Đi khám bác sĩ nói tôi bị gout và cho uống thuốc điều trị. Xin quý báo tư vấn cho tôi chế độ ăn cho bệnh này.
Hoàng Sơn (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là rất quan trọng để có thể chung sống hòa bình với bệnh này.
Người bị bệnh gout nên: Bổ sung thêm 500 – 1.000mg vitamin C hàng ngày. Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric. Chỉ nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo…)
Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gout, bởi nó chứa một lượng purin an toàn.
Tăng cường các loại thực phẩm như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà…
Video đang HOT
Nên thay thế các loại dầu bằng dầu ôliu, dầu lạc, dầu vừng… để giảm bớt lượng chất béo. Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Những thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh: Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến….);
Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da;
Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ; Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế; Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo acid uric trong gan và ngăn cản thận thải acid uric.
3 kiểu người có thèm mấy cũng tuyệt đối không ăn súp lơ, tránh rước hoạ vào thân
Được biết đến là loại rau giàu dinh dưỡng, mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể ăn súp lơ.
Đối với cơ thể con người thì thành phần khoáng chất-vitamin rất có ích bởi nó có tác dụng từ nhiều mặt: Kích thích các quá trình trao đổi chất và tham gia vào hoạt động tạo máu để củng cố hệ tim-mạch, cũng như các chức năng bảo vệ cơ thể. Vì thế, súp lơ không chỉ được coi là một món ăn dinh dưỡng quý giá mà còn là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, ưu thế trong súp lơ là đường fructose và glucose rất tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường. Còn đối với những người có bệnh về hệ tim-mạch thì súp lơ cũng có ích bởi nó giúp đào thải những cholesterin "xấu" và củng cố mạch máu.
Hàm lượng axit tartric có trong súp lơ giúp phòng tránh chứng béo phì. Súp lơ, cũng như, súp lơ xanh được coi là thực đơn tốt có đặc tính phòng ngừa các bệnh ung thư. Có thể sử dụng súp lơ để điều trị chứng táo bón, các bệnh về gan và chứng chán ăn...
Súp lơ tốt là thế nhưng không phải ai cũng nên ăn súp lơ. Dưới đây là những kiểu người nên nói "không" với loại rau này:
Người bị bệnh gout: Chất purin khá cao trong súp lơ sẽ dễ gây ra những triệu chứng liên quan đến gout. Đặc biệt, những người mắc bệnh gout, ăn súp lơ xanh sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
Mọi người nên chọn ăn súp lơ kèm với thịt hoặc trứng (Ảnh minh hoạ)
Người mang thai: Súp lơ có nhiều tác dụng tốt với mọi người, tuy nhiên phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn loại rau này. Theo một số tài liệu cho rằng súp lơ có thể ảnh hướng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
Người bị đau dạ dày: Súp lơ xanh là loại rau có chứa nhiều chất xơ và có lợi cho sức khỏe. Song nó lại dễ sản sinh ra nhiều khí gây đầy bụng nếu bạn ăn sống. Vì thế, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín súp lơ xanh trước khi ăn.
Những sai lầm khi ăn súp lơ cần tránh: Khi mua không nên chọn những cây súp lơ đã nở hoa li ti và bắt đầu thâm lại vì khi đó rau đã bị phân rã, biến chất sản sinh ra những chất có hại cho cơ thể.
Không cắt trước khi rửa: Súp lơ thường hay có những con sâu hoặc bọ nhỏ nằm lẫn ở bên trong, vì vậy không nên cắt nhỏ rau rồi mới rửa. Cần rửa trực tiếp dưới vòi nước, hoặc cẩn thận hơn, bạn có thể ngâm chúng trong nước muối 5-10 phút, nếu có sâu bọ sẽ dễ dàng loại bỏ trong nước.
Thời điểm chọn ăn súp lơ: Súp lơ xanh và súp lơ trắng đều rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần chọn thời điểm thích hợp để chọn rau cho đúng vụ.
Súp lơ xanh ngon nhất là khoảng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 10 trong khi súp lơ trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm.
Bạn nên mua đúng loại súp lơ vào mùa chúng nở rộ để có được những cây súp lơ tươi ngon nhất. Lưu ý, khi chọn mua bạn cần chọn cái bắp chắc, cứng, còn mềm nghĩa là đã héo.
Không chế biến ở nhiệt độ cao: Đối với súp lơ, bạn không nên nấu quá kỹ bởi sẽ làm mất nhiều chất dinh dưỡng của thực phẩm. Hơn nữa, khi nấu kỹ, rau sẽ chuyển sang màu vàng úa, trông không hấp dẫn.
Theo các chuyên gia, nếu chế biến súp lơ xanh ở nhiệt độ cao thì nhiều thành phần vitamin, đặc biệt là nhóm chất ngăn ngừa ung thư sẽ bị giảm, hoặc mất hết tác dụng.
Ngoài ra, bạn nên ăn súp lơ trước bữa ăn chính: Súp lơ rửa sạch, cắt miếng nhỏ, luộc trong nước nóng. Bạn nên cho thêm một chút muối để dễ ăn. Khi ăn, nhai chậm, ăn hết súp lơ rồi mới bắt đầu ăn cơm. Nhờ ăn súp lơ trước, bạn đã có cảm giác no nên sẽ ăn ít thức ăn hơn.
Nên kết hợp ăn súp lơ với thịt và trứng: Vitamin C trong súp lơ làm sự hấp thu sắt trong cơ thể dễ dàng hơn. Vì thế, nếu bạn ăn súp lơ cùng trứng, thịt và các thực phẩm khác có hàm lượng sắt cao, chúng sẽ giúp bạn hấp thu gấp đôi lượng sắt. Nhờ đó, mặc dù đang giảm cân xong trông bạn không có cảm giác gầy gò, ốm yếu mà vẫn có một làn da khoẻ khoắn.
Hạt Lạc: Loại hạt " Vàng" giúp bạn sở hữu trái tim khỏe mạnh Lạc (đậu phộng) là loại hạt phổ biến, dễ kiếm và dễ ăn. So với nhiều loại hạt khác thì lạc có giá thành rẻ nhưng vẫn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Ảnh minh họa.https://dulich.petrotimes.vn/ Tốt cho Tim : Hạt lạc chứa nhiều protein và các khoáng chất quý. Đặc biệt nhất là khoáng chất Resveratrol,...