[Chế biến] – Pudding sữa thơm mát
Vào ngày hè này còn gì hơn những thìa pudding không béo ngọt thanh thế này nhỉ!
Nguyên liệu:
- 500ml sữa tươi
- 3 quả trứng
- Đường
Cách làm:
- Đổ sữa vào nồi và đun cho đến khi sôi lăn tăn nhé! Sau đó, đổ sữa ra bát và chờ cho nguội.
Video đang HOT
- Khi sữa đã đóng thành váng trên mặt bát, dùng dao rạch nhẹ một đường trên bề mặt.
- Nhẹ nhàng trút sữa ra 1 bát khác qua chỗ đã rạch, dưới bát sẽ còn lại 1 lớp váng sữa như này.
- Tiếp theo, tách lòng trắng trứng ra.
- Cho lòng trắng trứng vào đun nhỏ lửa với sữa và nhớ quấy đều tay nhé bạn. Cho thêm đường vào.
- Nhớ phải thỉnh thoảng hớt bọt ra khỏi nồi
- Bây giờ đổ lại hỗn hợp sữa vào bát, đổ đều và nhẹ tay cạnh miệng bát để lớp váng sữa trước đó sẽ lại nổi lên trên bề mặt.
- Cuối cùng là mang đi hấp
Để nguội sau khi hấp rồi nhớ để vào tủ lạnh cho mát!
Ăn kèm với mứt hay hoa quả đều được!
Theo PNO
Rau dớn: rau "vua" trong các loại rau
Đồng bào ở Tây Nguyên sau khi đi rẫy đi nương về thường tranh thủ hái rau dớn cho vào gùi mang về chế biến những món ăn gia đình. Rau dớn hiện còn có mặt trong lễ hội, nhà hàng... và cả tạo hình nó trong kiến trúc.
Rau dớn thuộc họ quyết, nhỏ hơn cây dương xỉ, cành dài lá nhỏ xoè rộng. Cây rau dớn mọc ven khe suối xen lẫn với các loại cây cỏ khác. Có nơi, mọc thành vạt, thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát.
Rau dớn là món ăn không thiếu trong bữa cơm của người đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Rau dễ chế biến, có thể xào, luộc, nấu canh, muối chua, làm nộm nhưng món xào là phổ biến và ngon nhất. Người ta hái rau chọn phần mềm tươi non, rửa sạch bùn đất, sau đó trụng sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo. Dầu thực vật như dầu phộng là loại thích hợp nhất để xào rau dớn. Đập củ tỏi, phi thơm rồi cho rau dớn vào đảo đều năm phút bắc xuống nêm bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, đậu phộng rang giã nhỏ...
Món này giàu dinh dưỡng có hương vị thơm ngon với màu xanh mướt, vừa giòn sần sật, vừa có vị ngọt, vị chua chát... Rau dớn luộc vừa chín chấm với nước cá, nước thịt cũng là món khoái khẩu. Theo các thầy thuốc, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng và giúp dễ ngủ, ngủ sâu. Rau dớn là món ăn lành, cùng với các loại rau củ quả khác có thể giúp đồng bào miền núi trước đây chống chọi với nạn đói trong mùa giáp hạt hay mùa màng thất bát.
Đối với nhiều tộc người, rau dớn là "vua" của các loại rau. Nó chẳng những giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các lễ hội của gia đình hay cộng đồng. Vì rau mau hư giập nên người ta hái đến đâu ăn đến đó, luôn tươi xanh. Người dân tộc ở Tây Nguyên còn biết lấy rau dớn ngâm qua nước muối làm nhân bánh tét cho bánh có màu xanh non, trông đẹp mắt.
Từ ý nghĩa vật chất, rau dớn trở thành biểu trưng của văn hoá, thành sự thiêng liêng của đời sống tâm linh. Vì là "rau vua" được mọi người ưa thích nên nó là đối tượng được miêu tả, phản ảnh trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình của nhiều dân tộc. Môtíp rau dớn khá phổ biến trong nghệ thuật trang trí, nó được thể hiện nơi cầu thang, hai bên cửa ra vào nhà ở, trên mái nhà mồ, nóc nhà rông...
Hiện nay, theo xu thế ăn rau sạch, rau dớn được chế biến, nấu với các món hải sản trở thành đặc sản của các nhà hàng phục vụ cho khách du lịch tại nhiêu nhà hàng nôi tiêng ở khu vực Tây Nguyên. Nhiều người hiện đã quan tâm đến loại rau này nên đã bắt đầu nhân giống trồng, vì thị trường tiêu thụ khá rộng, bán tới đâu hết tới đó.
Theo PNO
[Chế biến] - Chả sen Nguyên liệu Giò sống: 200g Thịt xay: 200g 100g hạt sen tươi, 50g nấm mèo, 100g hạt sen tươi, 100g đậu Hà Lan hạt, 10g bún tàu, 2 quả trứng gà, lá sen, 2 hoa sen, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, ½ củ hành tím băm nhuyễn Dưa leo, tương ớt ăn...