[Chế biến] – Chè hạt sen và lệ chi
Sắp đến mùa lệ chi (tên gọi khác của vải thiều) rồi, hãy ghi ngay vào sổ tay công thức cách nấu món chè ngọt mát này nhé.
Nguyên liệu:
- 200g hạt sen khô
- 10-15 quả vải thiều (lệ chi)
- 5g bột rau câu dẻo
- 300ml nước lọc
- 70g đường phèn
- Vài nhánh lá nếp (lá dứa).
Cách làm:
Bước 1: – Vải thiều rửa sạch vỏ bên ngoài. – Bóc bỏ vỏ, dùng dao bén tách bỏ hạt. – Sau đó rắc một ít đường lên bề mặt quả vải, cất vào tủ lạnh.
Bước 2: – Hạt sen khô mua về rửa sạch, nếu dùng hạt sen tươi bạn nhớ lấy bỏ tâm sen cho thật sạch. – Đun sôi khoảng 2 bát con nước lọc, thả hạt sen vào, thỉnh thoảng nhớ hớt bỏ bọt. – Đun đến khi bạn ăn thử thấy hạt sen thật mềm, cho 50g đường phèn vào nấu cùng, đun lửa nhỏ để hạt sen không bị nát. Nếu hạt sen không mềm, bạn cho đường vào dễ bị sượng. Sau khi đường phèn tan hoàn toàn, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị.
Video đang HOT
Bước 3: – Cho vải thiều vào nồi chè hạt sen, dùng muôi khuấy đều, tắt bếp ngay vì nếu đun lâu vải thiều sẽ chảy nước và không còn giòn. – Để nguội, cho chè hạt sen vào âu nhỏ cất vào tủ lạnh để gữ lạnh.
Bước 4: – Lá nếp rửa sạch, thái nhỏ. Cho lá nếp vào máy sinh tố, xay thật mịn, lọc lấy nước cốt bỏ bã.
Bước 5: – Pha bột rau câu, một ít nước cốt lá nếp, nước lọc và 20g đường phèn còn lại, đặt lên bếp đun sôi, vừa đun vừa khuấy để đường phèn và bột rau câu tan hoàn toàn.
Bước 6: – Nhấc nồi ra khỏi bếp, đổ hỗn hợp rau câu vào bát để vào tủ lạnh đến khi rau câu đông cứng hẳn, sau đó lấy ra thái hạt lựu nhỏ.
Bước 7: – Khi dùng, bạn múc vào bát một ít chè hạt sen, vải thiều và bên trên cho một ít rau câu đã thái nhỏ, dùng lạnh.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo PNO
[Chế biến] - Chè bà cốt
Chè bà cốt với vị dẻo mềm của nếp cùng hương gừng ấm nồng sẽ giúp bạn xua đi cảm giác giá lạnh của những ngày cuối đông - đầu xuân này.
Để nấu chè bà cốt bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
200g gạo nếp
280g đường phên hoặc đường hoa mai
40 - 50g gừng tươi
1 chút xíu muối
Gạo nếp vo sạch, để ráo.
Đổ đường hoa mai vào nồi, thêm 800ml nước lạnh vào hòa tan đường.
Đổ gạo nếp đã vo sạch vào nồi nước đường, ninh gạo. Bạn không nên khuấy chè quá nhiều sẽ làm nát hạt gạo, thỉnh thoảng đảo qua để tránh gạo nở bị bén nồi là được.
Trong lúc ninh chè, gừng đem gọt vỏ, thái miếng rồi đem giã nhỏ. Cho chút nước vào gừng, lọc qua rây để lấy nước cốt.
Kiểm tra nồi chè thấy hạt gạo nở to thì từ từ đổ nước cốt gừng vào, vừa đổ vừa dùng đũa khuấy đều. Thêm một chút xíu muối cho món chè được đậm đà, bạn cũng nếm thử xem độ ngọt như vậy đã phù hợp với khẩu vị của gia đình mình chưa nhé! (6)
Đậy vung lại, vặn nhỏ lửa và ninh tiếp chừng 10 phút nữa là được.
Múc chè bà cốt ra bát, ăn nóng.
Chè bà cốt là món chè dân gian được nhiều người ưa thích vào những ngày lạnh. Vị nóng của gừng vừa giúp cho món chè thơm hơn cũng đồng thời tăng thêm tính ấm cho món chè mùa đông này. Món chè truyền thống sẽ được nấu với đường phên để có màu đẹp hơn nhưng đường phên lại có nhược điểm là ăn bị khé và hơi chua. Bạn có thể thay đường phên bằng đường hoa mai, tuy màu sắc bát chè không được đẹp bằng nhưng vị ngọt ngon của nó sẽ hơn "đứt" đường phên. Bạn có thể dùng chung chè bà cốt với xôi vò cũng rất hợp nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo MNMN
[Chế biến] - Chè trôi nước hình chân mèo Món chè trôi nước thật hấp dẫn với những viên bánh thơm mùi vừng, nước dùng ngọt vừa phải, ăn nóng vào những ngày cuối đông này sẽ thật tuyệt! Nguyên liệu: 300g bột nếp 30g bột gạo tẻ 100g vừng đen 100g hạt óc chó 100g đường 240ml sữa tươi 30g chocolate đen 1 ít mỡ lợn Cách làm: Hạt óc chó...