[Chế biến] – Canh bánh đa cua
Là món ăn xuất xứ miền Bắc, nhưng nay do sự giao thương thực phẩm giữa 3 miền một cách thuận lợi nên người Sài Gòn vẫn có thể dễ dàng chế biến món này.
* Nguyên liệu:
- Cua đồng: 300g
- Giò sống: 100g
- Bánh đa cua đỏ (mua tại quầy thực phẩm Hà Nội): 50g
- Một ít rau muống, cần nước, mộc nhĩ.
- Muối, tiêu, hạt nêm, tỏi, mắm tôm …
Video đang HOT
* Cách làm:
- Cua đồng rửa sạch với nước muối, tách mai và gạch ra để riêng. Phần thân cua xay nhuyễn rồi lọc qua 3 lần nước, bỏ cái.
- Trộn giò sống và mộc nhĩ cùng muối tiêu rồi nhét vào mai cua.
- Bánh đa ngâm nở mềm, vớt để ráo rồi xếp vào tô. Rau muống và cần nhặt rửa sạch, trụng chín.
- Cho phần nước cua đã lọc lên đun sôi, vừa đun vừa khuấy đều tay để phần riêu cua nổi lên trên thành tảng (nếu không khuấy riêu cua sẽ vỡ vụn). Cho vào 1/3 thìa súp mắm tôm và thìa cà phê muối. Nêm vừa ăn rồi trút mai cua vào cho sôi lại.
- Gạch cua phi thơm với tỏi băm rồi trút lên mặt nồi riêu cua cho có màu đỏ. Chan vào tô bánh đa, thêm rau đã trụng.
Theo Saigonamthuc
Nem chua Quảng Ngãi
Quảng Ngãi, vùng quê có nhiều món ngon nổi tiếng: cá bống sông Trà, mạch nha Thi Phổ, đường phèn, đường phổi, don... Và không thể quên món nem chua đã bao đời gắn bó với người dân nơi đây, hiện diện trong mâm cỗ, sính lễ cưới xin, cả trong tiệc trà rượu của người dân quê mến khách.
Thực phẩm chủ yếu để chế biến nem chua: thịt nạc và bì (da) lợn, nước cốt chanh, muối, tiêu, tỏi... Để có món nem chua ngon, những bà nội trợ khéo tay thường chọn thịt lợn cỏ, giống lợn nhỏ con được nuôi bằng rau, cám và những thức ăn dư thừa trong gia đình. Lợn vừa mổ, chọn miếng nạc màu hồng rửa sơ qua nước rồi dùng dao thái lát mỏng và nhỏ, bì lợn thái sợi. Sau đó, ngâm vào nước cốt chanh hơn nửa giờ đồng hồ cho thịt chín tái rồi vớt ra vắt ráo nước. Tỏi Lý Sơn băm nhuyễn trộn với muối, tiêu, đường rồi ướp đều với thịt.
Tiếp đến, dùng tay vo thịt thành những cục vuông bằng cổ tay trẻ em rồi gói qua với lá chanh non. Sau đó, dùng lá chuối gói thành những viên nem vuông xinh xắn, buộc bằng lạt tre chẻ nhỏ rồi treo vào những nơi kín đáo. Nem chua bảo quản khoảng mươi ngày mới đến độ ngon nhất. Nếu muốn ăn liền sau khi chế biến thì có thể thêm ít nước cốt chanh để nem mau chua.
Bóc lá chuối xanh hiện ra miếng nem chua với thịt ửng hồng xen lẫn màu trắng của bì lợn và tỏi, điểm những chấm đen của tiêu xay dập trông thật bắt mắt. Dùng đũa gắp miếng nem cuộn vào lá chanh non rồi cho vào miệng thì dẫu thực khách có khó tính đến đâu cũng sẽ gật gù khen ngợi. Hương vị mát lạnh từ lá chanh quyện với vị ngọt từ thịt xen lẫn với đường hòa cùng vị chua của chanh, vị mặn của muối và hương vị cay dịu của tiêu, tỏi cứ đọng mãi nơi đầu lưỡi. Thịt tái chín hơi dai cùng với độ giòn của bì lợn và tỏi làm cho miếng nem "chẳng muốn rời" chân răng.
Món nem luôn hiện diện trên mâm cỗ dâng cúng tổ tiên và những người đã khuất. Trên mâm cỗ là bánh tráng (bánh đa), kế tiếp là nem chua rồi mới đến những món ăn khác. Thưởng thức mâm cỗ sau khi dâng cúng, phải dùng tay bẻ bánh tráng đưa vào miệng rồi dùng đũa gắp món nem thịt vừa tái chín. Đây là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Quảng Ngãi để nhớ đến tổ tiên từ thuở hồng hoang. Nem còn được dùng làm sính lễ cưới xin để tỏ sự tôn trọng thông gia, giúp cho đôi uyên ương nên nghĩa vợ chồng...
Theo thanh niên
Đi ăn bánh đa cua 'siêu sạch' phố Triệu Việt Vương "Cua bẩn", "cua thuốc sâu" đang khiến nhiều người e dè với món khoái khẩu quen thuộc - bánh đa cua. Nếu lo lắng về điều này thì xin mách một địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Đó là tiệm An Biên nằm trên phố Triệu Việt Vương. Quán mở được khoảng 2 năm, được biết đến là tiệm...