[Chế biến] – Bánh rán đôrêmon nhân đậu đỏ
Thử vào bếp trổ tài với món bánh rán Đô rê mon nhân đậu đỏ hấp dẫn nhé. Thêm 1 chút trà chiều nữa là bạn đã có 1 bữa nhẹ ngon tuyệt cú mèo rồi.
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng gà
- 150g bột làm bánh bông lan (nếu ko có bột làm bánh bạn có thể pha lẫn 100g bột mỳ 50g bột năng hay bột ngô)
- Nửa thìa nhỏ bột nở
- 1 thìa súp mật ong
- 80g đường cát trắng
- 60ml nước lọc
- 1 ống vani nhỏ
- Nửa thìa nhỏ muối
Nhân bánh:
- 1/2 bát con đậu đỏ
- 60g đường cát trắng
- Nửa thìa nhỏ muối
Cách làm:
Bước 1:
- Đậu đỏ đãi sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng, ngâm đậu trong âu nước ấm khoảng 5-6 tiếng.
- Rửa đậu lại cho thật sạch, cho đậu vào nồi, thêm muối và nước xâm xấp với mặt đâu, đun sôi đến khi hạt đậu nở mềm thì tắt bếp. Bạn có thể ninh đậu nhanh bằng nồi áp suất.
Bước 2:
- Đậu sau khi mềm bạn cho vào máy sinh tố, thêm vào một ít nước hầm đậu để dễ xay và không bị cháy máy, xay đến khi hạt đậu tơi ra.
Bước 3:
- Cho đậu vào chảo, thêm đường, đảo lửa nhỏ đến khi cạn bớt nước và hạt đậu khô lại thì tắt bếp, để nguội cho vào tủ lạnh.
Video đang HOT
Bước 4:
- Trộn lẫn muối, bột nở, bột làm bánh vào tô lớn, rây bột thật mịn.
Bước 5:
- Cho trứng vào tô lớn, thêm đường dùng dụng cụ đánh trứng cầm tay hay lấy 3 đôi đũa chụm lại, đánh tan đường.
Bước 6:
- Cho từ từ mật ong, dầu ăn vào khuấy theo một chiều để hỗn hợp dầu ăn hòa lẫn với hỗn hợp trứng.
Bước 7:
- Cho hỗn hợp bột ở bước 4 vào hỗn hợp trứng, trộn nhẹ.
Bước 9:
- Đổ thêm nước lọc vào hỗn hợp trứng, trộn đều đến khi đặc, dùng dụng cụ đánh trứng nhích bột lên chảy xuống thành từng dòng liên tục là được. Thêm ống vani vào, trộn đều. Tùy theo độ hút nước của mỗi loại bột mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.
- Dùng màng thực phẩm, bọc kín khoảng 30 phút.
Bước 10:
- Bật bếp, cho chảo chống dính lên bếp, chảo nóng thì bạn rưới một ít dầu ăn lên bề mặt chảo, sau đó dùng khăn giấy hay cọ phết, lau sơ phần dầu ăn để chỉ còn bám một lớp mỏng trên bề mặt chảo. Nếu nhiều dầu khi rán bánh sẽ không vàng đều.
Bước 11:
- Để lửa nhỏ, dùng muôi nhỏ, múc bột đổ từ trên cao vào chảo để bánh tròn đều, sau đó rán bánh với lửa vừa.
Bước 12:
- Rán đến khi mặt trên của bánh se lại và xuất hiện các lỗ nhỏ thì lật mặt sau rán vàng, mỗi mặt rán khoảng 3-4 phút.
- Bạn tiếp tục rán cho hết phần bột, những lần sau bạn không phải phết dầu ăn và khi rán mẻ bánh khác bạn vặn lửa nhỏ trước khi đổ bột.
Bước 13:
- Bánh sau khi rán xếp lên vỉ.
Bước 14:
- Phết một lớp đậu đỏ lên bề mặt bánh.
Bước 15:
- Và dùng một miếng bánh khác, ấn nhẹ lên.
Sản phẩm đã ra lò với màu sắc khá đẹp mắt. Tuy nhiều bước nhưng lại vô cùng dễ làm. Chúc các bạn thành công.
Theo Edaily
Những món quà buổi chiều đầy hấp dẫn ở Hà Nội
Dù Hà Nội càng ngày càng nhiều thức quà chiều với đủ tên gọi, đủ biến tấu hấp dẫn, nhưng trái tim người Hà Nội trẻ khi nhớ đến các loại quà chiều sẽ nghĩ đến ngay những món dưới đây.
Người Anh có giờ trà chiều thì người Hà Nội trẻ có giờ... ăn chiều. Thay vì ngồi nhâm nhi ly cafe nóng hay ly trà nghi ngút, các bạn trẻ Hà Nội thường ùa ra các khu phố, tìm đến những quán xá nhỏ vệ đường để thưởng cho mình một món ngon sau một ngày làm việc, học hành căng thẳng. Như một thói quen, cứ khoảng 5-6h chiều, kể cả giờ cơm tối có là 6h30 hay 7h đi nữa, thì nhiều bạn trẻ cứ phải ăn gì cho... vui miệng đã. Giờ ăn quà chiều vì thế đã không chỉ đơn thuần là ăn cho chắc bụng, mà còn là ăn để vui, để gặp gỡ bạn bè, để cùng nhau xì xụp, nhấm nháp một món ngon trong tiết trời dễ yêu của Hà Nội.
Những món ăn vặt, quà chiều thường là những món ăn nhẹ, nhưng không phải là nhẹ kiểu như sinh tố hay hoa quả dầm đâu nhé. Quà chiều vẫn phải có ngậy béo của mỡ rán, phải có thịt mặn hay mùi bột thơm. Và dù Hà Nội càng ngày càng nhiều thứ quà chiều với đủ tên gọi, đủ biến tấu hấp dẫn, nhưng trái tim người Hà Nội trẻ khi nhớ đến các loại quà chiều sẽ nghĩ đến ngay những món dưới đây. Đơn giản là bởi, những món ăn này đã theo họ từ những ngày còn là học sinh cho tới tận bây giờ.
1. Cháo sườn
Cháo sườn đích thị là món dành cho những buổi chiều thu, chiều đông Hà Nội. Bạn trẻ nào chẳng có một vài kỉ niệm đi học về, vội vã phóng ngay ra hàng cháo, rồi vụng về xoa tay, khệ nệ bưng bát cháo đầy đang nóng rẫy. Màu cháo trắng phau, đặc quánh, lẫn lên một vài thớ thịt hồng, và phủ ở trên đó là "tinh tuý" của bát cháo, với những lát quẩy vàng rộm, giòn tan đang ngấm cái mùi thơm của gạo mới. Và cháo sườn cũng được mệnh danh là món khiến các du học sinh "đau tim" nhất mỗi khi nhớ nhà, bởi mấy ai chưa từng trải qua những buổi chiều đông Hà Nội thật lạnh được sưởi ấm bàn tay với bát cháo sườn?
Món quà chiều giản dị này có giá không hề đắt, chỉ 15.000 - 20.000 đồng là bạn đã có một bát cháo đầy ụ, nóng tinh tươm bày ra trước mặt rồi. Để ăn cháo sườn ngon, các bạn có thể tìm đến các địa điểm cháo sườn Hà Nội thì nổi tiếng nhất là khu Lý Quốc Sư hay quán cháo ở gần trường Bách Khoa.
2. Nem rán, nem nướng
Nếu là một trong những 9x đời đầu, hẳn bạn vẫn còn nhớ cái thời nem rán, nem nướng mới rậm rịch xuất hiện. Hồi ấy, nem nướng chỉ có ở những xe đẩy hay bán kèm quán thịt xiên nướng ở cổng trường. 1 nghìn đồng/cái, cuộn thêm lớp bánh tráng mỏng của hàng bò bía ngọt bên cạnh là 1 nghìn rưỡi, cứ thế, cứ thế, chiều nào đi học về là bọn trẻ con lại tíu tít vòi vĩnh bố mẹ mua cho một hai xiên rồi mới yên tâm về nhà. Cái cảm giác cắn vào miếng nem mềm dai, với lớp vỏ giòn xốp, quyện với vị ớt cay nồng chính là một phần của ký ức tuổi thơ nhiều người.
Đến bây giờ thì nem nướng, nem rán đã nổi tiếng quá và trở thành một trong những món phải ăn khi đến Hà Nội rồi. Chúng ta có thể ăn nem rán mọi lúc, mọi nơi, nhưng chẳng thời điểm nào ăn nem rán... hợp như ăn lúc xế chiều. Khi ấy, ta chẳng cần ăn gì quá no nhưng vẫn thèm chút ngậy béo, và một hai xiên nem rán là đủ để thoả mãn vị giác mà vẫn chừa chỗ trống cho cái bụng để về nhà ăn cơm chiều.
Nem rán ở Hà Nội có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi, mọi hàng trà chanh, trà đá, nhưng nem nướng lại hiếm hoi hơn và nổi tiếng nhất là ở phố Ấu Triệu. Nem nướng được đặt vào lá chuối xanh mướt. Giá nem rán, nem nướng bây giờ cũng chẳng rẻ nữa rồi, cũng phả 3-5 nghìn/ chiếc và trừ khi bạn mua ở những xe đẩy trước cổng trường, thì sẽ chẳng hàng quán nào bán cho bạn... 1 chiếc nem rán nữa.
3. Nộm bò khô
Công bằng mà nói thì món nộm bò khô chỉ nên ăn từ xế chiều trở đi bởi bạn không thể ăn nó vào buổi sáng thay bún phở, cũng chẳng nên ăn nó vào buổi trưa bởi nó chẳng... giải quyết được gì cho cơn đói của bạn. Vậy nên thời điểm đẹp nhất để ăn nộm là buổi chiều, và đúng vào khoảng thời gian xế chiều đó, ăn nộm mới thấy ngon hơn cả.
Nộm Hà Nội gồm có đu đủ thái sợi, các loại rau thơm, rồi thì thịt bò khô cắt nhỏ và rắc thêm một ít lạc rang. Tuỳ vào các hàng khác nhau mà lại có thêm các nguyên liệu khác nhau, có hàng thì cho thêm gan rán, rồi thịt bò khô mỏng, thịt bò khô miếng dày, có hàng lại trộn thêm với chim quay, có hàng thì thêm vào vài miếng dạ dày. Chua chua, cay cay, giòn giòn, dai dai,.. bạn có thể ăn một, hai đĩa nộm mà chẳng sợ ngấy hay đầy bụng.
Ăn nộm ở Hà Nội nổi tiếng nhất là nộm ở phố Hồ Hoàn Kiếm, cái phố bé xíu cạnh hồ Gươm, hay nộm Hàm Long, nộm Hàng Buồm... giá một bát nộm thường dao động từ 25.00 -35.000 đồng. Thông thường khi ăn nộm, thực khách thường chẳng thể cầm lòng mà gọi thêm nào bánh bột lọc mềm dai hay nem cuốn để ăn kèm cho vui miệng.
4. Thịt xiên, bánh mì xiên nướng
Đây là món đã quá đỗi quen thuộc với biết bao thế hệ học sinh Hà Nội rồi. Giờ đi học về, nem rán và thịt xiên là hai món được lũ trẻ con mè nheo bố mẹ nhiều nhất. Đến tận bây giờ, cũng chẳng ai chối từ được xiên thịt nướng cháy cạnh, vừa béo vừa mềm mới được nhấc ra khỏi bếp than hồng.
Thích nhất là những buổi chiều đông, đi học về cùng lũ bạn kéo vào hàng bánh mì xiên nướng, gọi một loạt xiên để thoả cơn "thèm thịt", rồi ăn thêm cái bánh mì xiên nướng cho chắc bụng rồi mới yên tâm về nhà ăn cơm tối. Trời thì lạnh, thịt xiên xì xèo trên bếp than lách tách, tạo thành những âm thanh "kích động" cái dạ dày phải réo lên ầm ĩ. Nhìn vào xiên thịt khi đó vô cùng hấp dẫn, mỡ ứa ra, sủi tăm và tráng lên miếng thịt một màu bóng bẩy đẹp đẽ. Lúc này thì người bán sẽ lấy thịt ra, kẹp vào chiếc bánh mì nóng giòn vừa lấy ra trong lò. Cái mềm giòn của bánh kết hợp với cái dai dai của thịt, cái ngọt của bột mỳ và vị thịt được tẩm ướp đậm đà là những sự kết hợp chẳng thể hài hoà hơn.
5. Bánh gối, bánh rán
Nhắc đến các món bánh nức danh của Hà Nội thì chẳng thể bỏ ngoài tai bánh gối, bánh rán. Đây cũng là món mà các bạn trẻ yêu nhất trong những buổi xế chiều, món mà hội tụ được đủ những yếu tố: Nhanh, nhẹ và ngon.
Này nhé, còn cảm giác nào thích thú hơn là ghé vào quán bánh gối, bánh rán sau khi vừa đi học, đi làm về. Nhìn những chảo rán to bằng cả một vòng tay người lớn đang ì xèo tiếng reo vui tai của mỡ rán, ở trong là ăm ắp những chiếc bánh gối vàng rộm được gói mập mạp, những chiếc bánh rán tròn đang sủi tăm cất lên tiếng gọi: "Này, đừng đi đâu nữa, ngồi xuống đây đi nào, chúng tớ sắp xong rồi đây!". Liệu bạn có nỡ dửng dưng đi tiếp? Hãy cứ nghĩ về niềm hạnh phúc nhỏ bé khi bạn ngồi trong cái quán nhỏ đó, chờ đợi người bán hàng bê ra một rổ rau xanh mướt, bát nước chấm trong veo với những lát đu đủ non mơn mởn. Thế rồi, những "siêu sao" xuất hiện trên một cái đĩa nhựa đơn giản, chúng vàng đượm, được cắt nhỏ ra để lộ lớp nhân ngon lành bên trong. Bánh gối thì giòn nhưng hơi khô và tơi, còn bánh rán lại có vỏ giòn và dính nhờ lớp ruột vỏ trắng dai phía dưới.
Ăn bánh gối, bánh rán bây giờ nổi tiếng nhất chắc chắn vẫn là khu Lý Quốc Sư. Ngoài ra, các bạn trẻ Hà Nội còn truyền tai nhau ăn bánh rán mặn ở Nghĩa Tân hay khu Phương Mai có giá rẻ hơn mà lại càng ngày càng ngon hơn.
6. Bánh giò
Đây là thứ quà mà bạn có thể ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều đều được. Nhưng sẽ hay hơn nếu bạn lựa chọn nó ăn vào buổi chiều bởi món bánh nàythực sự hợp với những buổi chiều Hà Nội se se.
Bánh giò là thứ bánh được biến tấu ăn kèm với nhiều thứ nhất, nào chả cốm, nào giò lụa, giò bò, giò tai. Nhưng thú thật là bánh giò ăn... không vẫn là ngon nhất. Vỏ bánh mềm mịn, thơm dịu mà vẫn ngậy béo, lớp nhân hơi dính nhưng ăn vào thấy ngay vị ngậy ngậy, giòn giòn sần sật của mộc nhĩ, của thịt băm. Chỉ thế thôi là đủ ngon, đủ no tới tận... bữa tối rồi, chẳng cần thêm thanh giò hay miếng chả cốm nào nữa mà bạn vẫn thấy sự thoả mãn và niềm vui vì được ăn một món ngon ngấm đến từng tế bào.
7. Ốc luộc
Nhắc đến các món ăn quà chiều mà thiếu đi bát ốc luộc thì thật là một sự hụt hẫng. Ốc luộc là món quà vặt giản dị nhất, bình dân nhất, rẻ tiền nhất mà cũng thân thương nhất. Ai cũng yêu những buổi chiều trời chập tối, nhập nhoạng của tiết chớm đông, cùng nhau chen chúc cạnh gánh ốc bé xíu bên vệ đường, cứ xuýt xoa hết cầm rồi lại đặt con ốc xuống vì nóng.
Ốc luộc Hà Nội có một phong vị khác hẳn các loại ốc miền Nam. Nếu như ốc Sài Gòn chú tâm vào gia giảm các loại sốt, gia vị để món ốc có thêm nhiều hương vị, thì ốc Hà Nội lại giữ nguyên cái vị thanh thanh, nhàn nhạt của ốc. Để rồi thứ nước chấm cay nồng với sả, với lá chanh, với gừng dầm ớt,... sẽ quyện vào và tôn lên hương vị của cái món quà vặt dễ yêu này. Ăn xong bát ốc, nhấm một ngụm nước ốc nóng rẫy vừa múc ra trong nồi, lúc đó cảm giác có lẽ là như được ôm cả Hà Nội vào lòng vậy.
Theo GĐ/ Mask
[Chế biến] - Bánh Trung thu nướng kiểu Trung Quốc Chị em có thể tham khảo xem những chiếc bánh Trung thu của người Trung Quốc có khác gì của Việt Nam không nhé! Nguyên liệu: - 150g bột mì - 30g dầu thực vật - 15g bột để chống dính Làm nước đường bánh nướng (còn gọi là si-rô vàng) - 300g đường thầu dầu - 180ml nước - 40ml nước chanh...