[Chế biến] – 3 món gà ngon cho cuối tuần
Thỉnh thoảng thay đổi cách chế biến sẽ làm món gà thêm ngon, đỡ chán.
Chân gà luộc thuốc bắc
Nguyên liệu:
- Chân gà: tùy số lượng người (khoảng từ 1kg trở lên)
- Gói gia vị thuốc bắc: 1-2 gói
- Muối tôm, gia vị, dầu hào, bột nghệ hoặc nghệ tươi…
- Vài cánh hồi, 1 thanh quế, 1 thảo quả.
Thực hiện:
- Chân gà mua về, bóp muối, rửa sạch nhiều lần với nước.
- Ướp chân gà với chút muối tôm, dầu hào, gia vị, gói thuốc bắc… Dùng bao tay nilon bóp cho đều, ướp khoảng 1-2h cho chân gà ngấm gia vị, đổ nước xâm xấp và luộc chân gà, khi chân gà sôi độ 1-2 phút, tắt bếp và ngâm chân trong khoảng 15-25 phút.
- Bỏ chân gà ra cho nguội, sau đó cho tủ lạnh trong khoảng 1-2h để chân gà co lại, khi ăn không bị mềm quá.
- Pha muối gia vị chấm gồm: muối tôm, chút đường, chút gia vị, hạt tiêu, chanh hoặc quất.
Gà xào dứa, dưa leo
Nguyên liệu:
Gà: con
Video đang HOT
Dứa: 1 quả nhỏ
Dưa leo: 2 quả nhỏ
Gia vị, muối, dầu ăn, hành khô…
Thực hiện:
- Gà rửa sạch với chút muối và nước sạch, rửa vài nước, sau đó lọc thịt gà và xương riêng
- Dứa bỏ vỏ, mắt, rửa sạch và xắt mỏng. Dưa chuột bỏ vỏ, bỏ ruột, thái miếng vừa ăn
- Thịt gà thái miếng mỏng, ướp với chút gia vị trong khoảng 15 phút cho thịt gà ngấm Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn để nóng già, phi thơm hành khô rồi cho thịt gà vào xào đến chín, trút ra đĩa riêng
- Tiếp tục cho dứa và dưa leo vào xào đến khi chín hơi tái
- Cho gà vào đảo đều tay cho các nguyên liệu chín hẳn, thêm hành mùi tùy thích
- Trút ra đĩa, rắc thêm ít hạt tiêu cho thơm, nên ăn lúc gà còn nóng.
Gà bó xôi
Nguyên liệu:
- Gà sống sau khi làm sạch lông: 1kg; gạo nếp: 1k; hạt sen: 30g; nuối, gia vị, hạt tiêu, dầu ăn …
- Nghệ, ít nước cốt dừa, chanh, lá chanh, ớt …
Thực hiện:
- Gà mua về xát với muối rồi rửa lại với nước lạnh cho thật sạch, ướp với chút hạt tiêu, gia vị, nhồi hạt sen vào bụng, để trong khoảng vài giờ để gà ngấm đều muối.
- Gạo nếp vo sạch, ngâm với nước, nước cốt dừa, ít muối trong vài giờ để gạo nở. Sau đó vớt gạo ra rá để ráo, trộn với chút muối, ít màu nghệ để gạo khi đồ chín có màu vàng đẹp.
- Cho gạo, gà vào xửng hấp cho đến chín. Trong khi chờ xôi chín, chuẩn bị một khay hoặc mâm sạch, lót nilon hoặc giấy nến. Xôi chín, cho xôi ra khay và dàn mỏng xôi. Đặt gà đã hấp chín lên và dùng xôi bọc kín xung quanh gà rồi đem chiên trong chảo dầu nóng cho vàng đều và giòn.
Khi ăn, cắt xôi và gà thành từng miếng vừa ăn, ăn nóng sẽ cảm nhận được vị ngọt, thơm của gà hấp, vị giòn của xôi chiên.
Theo T.H
Khám phá
[Chế biến] - Vịt tiềm thuốc Bắc - món ngon đãi tiệc
Khách đến chơi nhà, bạn có thể làm món vịt tiềm để đãi. Trong nhà có đám tiệc, vịt tiềm cũng là món ngon đáng để nấu. Hoặc cuối tuần, nếu có thời gian, làm vịt tiềm đổi vị cũng hay.
Vịt để làm món tiềm nên chọn vịt xiêm, loại vịt mái còn tơ vì vịt xiêm thịt ngon lại không bị "hôi vịt" như các loại vịt khác.
Nguyên liệu:
1 con vịt xiêm
1 gói thuốc Bắc nấu tiềm gồm: táo tàu, hoài sơn, cao kỷ tử, hạt sen, thục địa, kim châm, nhãn nhục. Bạn có thể dễ dàng mua gói này tại các siêu thị hay tiệm tạp hóa.
1 củ sắn
2 củ cà rốt
50g nấm đông cô
20g nấm mèo
2 trái dừa xiêm
Mì trứng, bún tươi hoặc bánh mì ăn kèm.
Gia vị: Bột ngũ vị, gừng, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn.
Thực hiện
Vịt làm sạch, chú ý nhổ phần lông con thật kỹ, dùng gừng đập dập, chà xát bên ngoài vịt để khử mùi hôi.
Chặt vịt làm 4 phần to, 2 phần cánh và 2 phần đùi, dùng dao khứa xéo ở những phần thịt dày, ướp với 1 muỗng cà phê bột ngũ vị hương, 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, để thịt thấm khoảng 30 phút.
Bắc chảo lên bếp, cho hơi nhiều dầu, đun sôi dầu, thả vịt vào chiên. Khi chiên, để lửa hơi lớn, chiên áp để phần da vịt vàng, áo màu đẹp, sau đó vớt vịt ra, để ráo dầu.
Bắc nồi lên bếp, cho nước vào, đun gia vị nấu tiềm cho "nhả" ra hết. Thời gian đun khoảng 45 phút, thấy nước chuyển sang màu nâu đỏ là được. Tiếp đến cho nước dừa xiêm tươi. Khi nước sôi lại, thả vịt đã chiên sơ vào, đảm bảo nước ngập mặt vịt. Hạ lửa riu riu, nấu thêm khoảng hơn 1 giờ.
Nấm đông cô, nấm mèo ngâm nở, vắt xả nhiều lần cho bớt mùi hôi, cắt miếng vừa ăn. Cà rốt, củ sắn gọt vỏ, tỉa hoa, xắt miếng dày. Khi thấy thịt hơi mềm, cho nấm mèo, nấm đông cô, cà rốt, củ sắn vào nấu tiếp đến khi các nguyên liệu đều chín, thấm gia vị. Nêm muối, đường, bột ngọt cho vừa ăn. Chú ý vì nước dừa xiêm đã có vị ngọt tự nhiên nên nếu không thích ăn ngọt, bạn không cần nêm đường và bột ngọt cũng chỉ cho thật ít. Vịt tiềm ngon phải đảm bảo phần thịt mềm rịu, có thể dùng đũa giẻ thịt tơi ra dễ dàng.
Vịt tiềm có thể ăn với mì trứng trụng, bún tươi hoặc bánh mì đều ngon.
Ngoài ra, nếu không dùng vịt thì có thể thay bằng chân giò heo quay, bạn cũng sẽ có món chân giò tiềm thuốc Bắc ngon lạ không kém.
Chân giò heo quay tiềm thuốc Bắc
Theo PNO
[Chế biến] - Bồi bổ cơ thể ngày lạnh với gà tiềm thuốc bắc, cốm xanh Những ngày lập xuân, tiết trời se lạnh thế này mà được bồi bổ một thố gà tiềm thuốc bắc bổ dưỡng, thơm hương cốm xanh thì còn gì tuyệt bằng. Không chỉ lôi cuốn khẩu vị bằng hương vị thơm dai của gà, thoang thoảng cốm xanh, món ăn còn vô cùng công dụng trong điều trị các chứng bệnh thường gặp...