Chạy đua với thần chết để cứu cô bé bị nhiễm vi khuẩn ‘ăn thịt người’
Một bé gái 12 tuổi than phiền đau cơ bắp chân sau một ngày ở bãi biển, được chẩn đoán là bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công, một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng, với tỷ lệ sống sót chỉ 10%.
Shutterstock
Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
Kylei Brown, ở Indiana, đang đi nghỉ ở Florida (Mỹ), cùng gia đình thì bắt đầu cảm thấy đau ở bắp chân.
Cơn đau tăng dần, và trên đường về nhà, chân bé bị sưng và lên cơn sốt. Mẹ của bé, bà Michelle, đã đưa con đi cấp cứu.
Khi vào phòng cấp cứu, nhịp tim của bé rất cao và mọi thứ khác đều thất thường. Các bác sĩ đã báo một tin khủng khiếp. Đó là vi khuẩn ăn thịt người, thường gây tử vong.
Kylei đã bị viêm mô hoại tử, một loại vi khuẩn ăn thịt người và cơ bắp với tốc độ chỉ có 10% người mắc bệnh sống sót và cần phải cắt chi nhiều lần.
Tình trạng nhiễm trùng của Kyle lúc đầu – không khác gì nốt phát ban đỏ, sau đó nhanh chóng lan rộng thành một đường đỏ, chạy từ chân lên trên.
Phải mất nhiều giờ để trấn an cô bé khi kết quả chụp phim cho thấy vi khuẩn đang lây lan lên đùi bé.
Chạy đua với thần chết
Bé phải nằm viện một tuần và các bác sĩ bắt đầu cuộc chạy đua với thần chết để tìm, loại bỏ và ngăn chặn sự lây nhiễm, để cứu mạng cô bé.
Video đang HOT
Các bác sĩ đã buộc phải cắt lớp lót cơ bắp ra khỏi bắp chân của Kyle để loại bỏ vi khuẩn.
Đầu tiên, họ dùng kim chích vào sau đầu gối cô bé để rút mô hoại tử ra.
Sau đó, tiến hành ca phẫu thuật đầu tiên để cắt càng nhiều càng tốt từ lớp lót cơ bắp.
Sau cuộc phẫu thuật đó, Kylei đã bị nhiễm trùng rất nghiêm trọng và phải phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng nhằm cố gắng cứu chân của bé, nhưng quan trọng nhất là tính mạng của cô bé.
Các bác sĩ bất ngờ tuyên bố Kylei đã bị sốc nhiễm trùng máu.
Cuộc chiến căng thẳng đã diễn ra trong một tuần – trong và ngoài cuộc phẫu thuật và xử lý kháng sinh tối đa.
Những người bị bệnh phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tử vong, và thường được cho dùng kháng sinh mạnh và phẫu thuật để loại bỏ mô chết. Nếu bệnh lây lan qua một cánh tay hoặc chân, cần phải cắt cụt chi.
Cô bé may mắn
Kylei đã may mắn: bé đã chịu đựng nhiều cuộc phẫu thuật, và bây giờ có một vết thương hở ở chân, nhưng bé vẫn sống và hồi phục mà không phải cắt cụt chi.
Michelle cho biết Kylei đang trên đường hồi phục bằng vật lý trị liệu và xử lý máu.
Kylei bị một vết sẹo lớn ở chân, nhưng mẹ cô ấy rất vui khi cô ấy còn sống
Viêm mô hoại tử, thường được gọi là “bệnh vi khuẩn ăn thịt người”, là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm và có đến 20 – 25% nạn nhân tử vong.
Viêm mô hoại tử là nhiễm trùng dẫn đến hoại tử mô mềm của cơ thể, phá hủy da, cơ bắp và mỡ.
Đó là một căn bệnh nghiêm trọng khởi phát đột ngột lan nhanh. Các triệu chứng bao gồm những đốm nhỏ, đỏ trên da, vết bầm lan rộng nhanh chóng, đổ mồ hôi, ớn lạnh, sốt và buồn nôn. Thường gây ra biến chứng là suy nội tạng và sốc.
Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ bị nhầm là vô hại như trường hợp của Kylei. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là chi và chân tay.
Bệnh phát triển khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết đứt hoặc vết trầy xước trên da.
Khi vi khuẩn sinh sôi, chúng giải phóng độc tố giết chết mô và cắt đứt lưu lượng máu đến khu vực này. Vì độc tính rất cao, vi khuẩn lây lan nhanh chóng khắp cơ thể.
Mẹ cô bé chia sẻ câu chuyện, hy vọng có thể giúp cứu người khác. Điều quan trọng là phải nhận ra được các dấu hiệu và triệu chứng và được điều trị kịp thời, theo Daily Mail.
Theo Thanh niên
Vi khuẩn ăn thịt người gần như đã lấy mất chân người đàn ông này, những ai đi biển cần chú ý!
Một người đàn ông thứ hai mới được phát hiện mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử, bệnh ăn thịt do một loại vi khuẩn ăn thịt người nguy hiểm phá hủy da, cơ và mô mỡ.
Nghe có vẻ giống như một bộ phim kinh dị, nhưng đó là câu chuyện có thực trong cuộc sống. Đài truyền hình Ohio WKYT đưa tin, nạn nhân mới nhất, Barry Briggs, người bản địa ở Ohio, đã trải qua 11 ngày tại Bệnh viện Miami Valley ở Dayton, Ohio, sau khi bị viêm cân mạc hoại tử trong chuyến đi chèo thuyền ở Vịnh Tampa vào tháng 3.
Không rõ Briggs bị vi khuẩn ăn thịt người thuộc nhóm nào tấn công nhưng theo Cdc, Streptococcus nhóm A được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm cân mạc hoại tử.
Không rõ Briggs bị vi khuẩn ăn thịt người thuộc nhóm nào tấn công nhưng theo Cdc, Streptococcus nhóm A được cho là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của viêm cân mạc hoại tử.
Briggs và gia đình anh bắt đầu mở một trang Facebook để nâng cao nhận thức về tình trạng của anh và họ đã đăng những bức ảnh đồ họa cho thấy sự lây lan đáng sợ của vi khuẩn, làm rách gần như toàn bộ da trên bàn chân trái của Briggs.
Mike Walton mắc bệnh viêm cân mạc hoại tử một tuần trước khi Briggs mắc phải chứng viêm cân hoại tử. Mike Walton bị vi khuẩn ăn thịt người tấn công sau một lần bị lưỡi câu mắc vào tay, gây ra vết rách nhỏ, từ đó một loạt các triệu chứng của bệnh xuất hiện.
Viêm cân mạc hoại tử rất hiếm nhưng rất nghiêm trọng. Các vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt, vết bỏng hoặc vết côn trùng cắn. Chúng cũng có thể xâm nhập vào hệ thống của một người thông qua bất kỳ vết thương đâm thủng nào có thể cho phép xâm nhập vào máu.
Briggs và gia đình anh bắt đầu mở một trang Facebook để nâng cao nhận thức về tình trạng của anh và họ đã đăng những bức ảnh đồ họa cho thấy sự lây lan đáng sợ của vi khuẩn, làm rách gần như toàn bộ da trên bàn chân trái của Briggs.
Các triệu chứng ban đầu của viêm cân mạc hoại tử bao gồm da đỏ hoặc sưng ở vùng bị ảnh hưởng, đau dữ dội và sốt. Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân bị viêm cân mạc hoại tử có thể xuất hiện mủ, loét da, thay đổi màu sắc trên da.
Theo Cdc, thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, nhưng nếu vi khuẩn đã phá hủy quá nhiều mô, các bác sĩ có thể cần phải loại bỏ mô chết để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, viêm cân hoại tử có thể gây nhiễm trùng huyết, suy nội tạng và tử vong.
BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, viêm cân mạc hoại tử ít gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Nhiều người vẫn bị mắc viêm cân mạc hoại tử ngay cả khi có sức khỏe tốt trước khi nhiễm bệnh.
Để phòng tránh bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, khi có vết thương trên da dù là vết cắt cực nhỏ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh viêm cân mạc hoại tử gây ra bởi nhiều loại vi khuẩn. Một số trong các loại vi khuẩn này cũng có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác như viêm họng do liên cầu và nhiễm trùng da (bệnh chốc lở). Thông thường các bệnh nhiễm trùng do các vi khuẩn này đều nhẹ. Nhưng trong một số trường hợp ít gặp có thể gây bệnh nhiễm trùng nguy hiểm hơn.
Để phòng tránh bệnh, hãy thường xuyên rửa tay, khi có vết thương trên da dù là vết cắt cực nhỏ cũng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Khi có vết thương hở tốt nhất không nên tiếp xúc với nước biển, nếu có thì sau đó phải tắm rửa thật kỹ, sạch sẽ. Sau khi đi biển về cần tắm tráng nước ngọt sạch sẽ, nếu thấy bị sưng đỏ ở bất cứ vùng da nào cần vệ sinh nước sạch càng kỹ càng tốt. Sau 4-5 giờ tình trạng này không thuyên giảm cần đi thăm khám bác sĩ ngay để chữa trị, tránh biến chứng càng sớm càng tốt.
Theo Helino
Những lưu ý giúp bảo vệ con khỏi bệnh thường gặp mùa hè Đặc điểm thời tiết nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều dịch bệnh, trong đó lưu ý nhất là các bệnh do vius, vi khuẩn...Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng trẻ dễ mắc một số bệnh nguy hiểm. Với kinh nghiệm nhiều năm chữa trị...