Chàng trai mở lớp học tiếng Việt xuyên biên giới

Theo dõi VGT trên

Muốn ngôn ngữ không còn là rào cản với những người gốc Việt và yêu Việt Nam, Trương Thời Tiến mở lớp học xuyên biên giới miễn phí cho hàng trăm học viên.

“Thầy Tiến, cho Toshi hỏi”, giọng nói tiếng Việt còn ngượng nghịu nhưng tương đối dễ nghe của thanh niên 28 tuổi vang lên trong giờ nghỉ, khiến Trương Thời Tiến, 21 tuổi, chú ý. Tiến nhận ra người hỏi là Toshi, học viên lớp học tiếng Việt VieTalk, đã bảo vệ tiến sĩ và đang làm quản lý dự án tại một công ty Mỹ.

Lớp học tiếng Việt miễn phí của Tiến có 145 học viên đến từ 9 quốc gia gồm Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Australia, Đức, Nga, Anh, Pháp và Canada. Người trẻ nhất 18 tuổi, lớn nhất 35, làm nhiều ngành nghề và đều có tình yêu với đất nước và con người Việt Nam. “Đó là mục tiêu và động lực lớn nhất để những học viên của VieTalk cố gắng học tiếng Việt mỗi ngày”, Tiến nói.

Chàng trai mở lớp học tiếng Việt xuyên biên giới - Hình 1

Trương Thời Tiến, người sáng lập dự án VieTalk. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sinh tại TP HCM, học hết lớp 10 trường THPT Gia Định, Tiến du học Mỹ. Chàng trai nhận thấy nhiều bạn bè có bố mẹ hoặc ông bà là người Việt nhưng vì sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nên không biết tiếng Việt. Đến khi là sinh viên của Cao đẳng Lone Star, Tiến nghĩ “cần làm gì đó” để đóng góp cho cộng đồng.

“Lúc đấy, vốn liếng mạnh nhất của em chính là tiếng Việt và em tự đặt câu hỏi Tại sao mình không dạy tiếng Việt cho những người gốc Việt hoặc yêu Việt Nam đang sống và làm việc ở nước ngoài? “, Tiến kể.

Giữa năm 2020, chàng trai bắt đầu liên lạc với những người bạn học cùng cấp ba, chia sẻ ý tưởng về dự án dạy tiếng Việt, lấy tên là VieTalk. Đang là sinh viên tại các đại học trong và ngoài nước, gần 20 bạn bè của Tiến nhận lời hỗ trợ cho lớp học xuyên biên giới.

Tiến tìm đến các cộng đồng người Việt đang sống và làm việc tại nước ngoài, nói rõ mục đích của VieTalk và mở đơn đăng ký học. Chỉ nghĩ được 50-60 người tham gia nên khi thấy số đơn đăng ký lên tới 600 chỉ trong một ngày, Tiến hốt hoảng. “Em phải khóa đơn đăng ký vì sức có hạn, không thể dạy hết học viên. Nhìn con số 600, em vừa mừng vừa lo, không biết có làm tốt không”, Tiến nói.

Dành ra một buổi đọc hết đơn đăng ký và lý do muốn học tiếng Việt của học viên, Tiến đặc biệt ấn tượng với câu chuyện của Beth Trinh, công dân Anh, lấy chồng người Anh gốc Việt Nam. Ngay cả khi sống tại Anh, chồng của Beth luôn dùng tiếng Việt để nói chuyện với bố mẹ, gia đình. Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Beth thấy người dân thân thiện, luôn sẵn sàng giúp cô khám phá văn hóa bản địa. “Tôi muốn sau này khi có con, lũ trẻ có thể nói, hiểu tiếng Việt và kết nối được với cội nguồn”, Beth chia sẻ.

Tiến còn bắt gặp câu chuyện của Toshi Pau, 28 tuổi, mang bốn dòng máu, có mẹ gốc Việt – Trung, bố người Nhật – Hàn. Cả bố và mẹ Toshi đều thành thạo tiếng Việt vì từng học trong trại tị nạn. “Dù bố mẹ chưa từng dạy tôi tiếng Việt, tôi nghĩ nếu biết ngôn ngữ này sẽ phần nào hiểu những vất vả và hy sinh của họ, từ đó trở thành một người nhân ái hơn”, Toshi nói.

Đọc tâm sự của học viên, Tiến có thêm niềm tin dự án mình làm có ý nghĩa với cộng đồng. Hơn cả môn ngôn ngữ, tiếng Việt đối với học viên của VieTalk còn là công cụ để tìm về nguồn cội, hiểu thêm về bản sắc, con người Việt Nam.

Chàng trai mở lớp học tiếng Việt xuyên biên giới - Hình 2

Tiến (đứng giữa) trong một buổi sinh hoạt trại hè thanh niên tại Mỹ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Quá trình xây dựng giáo án, Tiến nhận thấy người không biết chút nào tiếng Việt sẽ không thể học theo sách giáo khoa ở trường tiểu học Việt Nam. Nam sinh tham khảo giáo trình, học liệu môn Tiếng Việt trong các đại học Mỹ. “Thông qua người quen, em xin được sách dạy tiếng Việt của Đại học California, Los Angeles, Mỹ, sau đó dựa vào để tiếp tục soạn ra giáo án của riêng VieTalk”, Tiến nói.

Mong muốn trong 2-3 tháng người học có thể xưng hô và tham gia vào các cuộc hội thoại cơ bản bằng tiếng Việt, Tiến xây dựng chương trình học 10 tuần. Tháng đầu tiên, mỗi tuần em sẽ dạy lần lượt bảng 26 chữ cái tiếng Việt, các dấu, phụ âm ghép, cuối cùng là vần.

Với hơn 600 đơn đăng ký, Tiến chọn ra 145 người, chia vào 6 lớp và khai giảng đầu tháng 12/2020. Mỗi tuần, một lớp sẽ học một buổi, kéo dài hai tiếng do Tiến và bạn bè dạy. Với quan điểm không “cầm tay chỉ việc”, Tiến xây dựng chương trình dựa trên việc gợi mở rồi để người học tìm hiểu. Nam sinh tận dụng các nguồn học liệu bằng tranh, ảnh, video để buổi học không nhàm chán.

Chàng trai mở lớp học tiếng Việt xuyên biên giới - Hình 3

Thời Tiến và một số học viên của VieTalk. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tiến kể, vui nhất là những tiết học xưng hô. Tiếng Anh chỉ có hai đại từ nhân xưng là “I” và “you”, còn trong tiếng Việt học viên phải làm quen với hàng chục cách xưng hô, tùy từng đối tượng và giữa hai miền Nam – Bắc của Việt Nam cũng có sự khác biệt trong một số ngôi, bậc. Lúc đầu, học viên thường xuyên nhầm lẫn, gọi “bà” xưng “em” hoặc gọi “thầy, cô” nhưng lại xưng “cháu”.

Sau vài buổi luyện tập, học viên bắt đầu quen, gọi “thầy Tiến” và xưng tên mình một cách tự nhiên. “Em không yêu cầu mọi người gọi chúng em là thầy cô, chỉ muốn giới thiệu cách xưng hô trong văn hóa với mọi người. Khi được anh chị hơn tuổi gọi thầy Tiến, em hơi ngại nhưng cũng rất vui”, Tiến kể.

Dịp Tết Nguyên đán, Tiến tổ chức nhiều hoạt động cho học viên trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam. Em đưa ra các từ như “chúc Tết”, “thành công”, “hạnh phúc”, “may mắn”, yêu cầu học viên ghép lại rồi dịch sang tiếng Anh. Ngoài ra, em cũng giới thiệu về tục lệ cúng ông Công ông Táo, tảo mộ, lì xì và mâm ngũ quả trong dịp Tết với mọi người.

Là học viên chăm chỉ của VieTalk, anh Toshi cho biết trước khi tham gia vào dự án chỉ có thể nói một số món ăn cơ bản như cơm tấm. Hiện, anh có thể giới thiệu rất nhiều về bản thân, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, điểm mạnh và yếu. “Tôi thấy tự tin, có thể đến một cửa hàng Việt Nam, hỏi một số thứ”, Toshi nói. Ngoài ngôn ngữ, anh còn được học thêm về văn hóa Việt Nam, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Anh bày tỏ hy vọng sẽ sớm được du lịch Việt Nam cùng bố mẹ và VieTalk có thể giúp đỡ nhiều người gốc Việt hơn.

Toshi nói và hát tiếng Việt sau hai tháng học tại VieTalk. Video: Toshi Pau

Từ khi có VieTalk, Tiến ngủ ít hơn, hạn chế xem phim, đi chơi và lướt mạng xã hội. Trung bình mỗi ngày, Tiến dành 3 tiếng cho VieTalk, vừa dạy, chấm bài hoặc phản hồi thắc mắc của học viên. Tuy nhiên, nam sinh cho rằng sự hy sinh này hoàn toàn xứng đáng và hạnh phúc với việc đang làm. “Em có cơ hội gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới, lắng nghe những câu chuyện về tình yêu đất nước, con người Việt Nam của họ. Dù là người dạy nhưng em thấy mình cũng được học thêm về văn hóa bản địa tại quốc gia họ đang sống”, Tiến nói.

Sắp tới, Thời Tiến dự định mở rộng quy mô VieTalk, cả về đội ngũ giáo viên, nhân viên và người học. Em và cộng sự sẽ dạy thêm một khóa sơ cấp 10 tuần, trước khi dạy khóa trung cấp cho những người có trình độ tiếng Việt cao hơn một chút. Một số học viên đề nghị ủng hộ tiền cho dự án, Tiến cho biết sẽ dùng tiền đó xây dựng website và mua bản quyền Zoom để lớp học ổn định, không bị gián đoạn. Em xác định, VieTalk luôn miễn phí và chào đón bất cứ ai dành tình yêu cho tiếng Việt.

Sau khi tốt nghiệp, Tiến khẳng định sẽ về Việt Nam làm việc, mong muốn đóng góp cho giáo dục trong và ngoài nước. “Em không coi VieTalk là công việc tình nguyện đơn thuần mà sẽ là đại sứ để giới thiệu Việt Nam với các nước bạn. Em hy vọng có thể tạo cộng đồng người Việt hoặc dành tình cảm cho Việt Nam trên toàn thế giới, mang Việt Nam đến gần hơn mọi người”, Tiến chia sẻ.

Gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc qua dạy tiếng Việt cho kiều bào

Nhiệm vụ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Đảng, Nhà nước dành nhiều sự quan tâm và đặc biệt coi trọng, trong đó công tác dạy tiếng Việt cho các thế hệ kiều bào được xác định là khâu then chốt.

Từ việc hiểu và sử dụng được tiếng Việt, dù ở xa quê hương, các thế hệ người Việt ở nước ngoài được nuôi dưỡng tinh thần, gắn kết, lan tỏa tình yêu quê hương, đất nước.

Gìn giữ, phát huy bản sắc dân tộc qua dạy tiếng Việt cho kiều bào - Hình 1

Ảnh minh họa

Điểm tựa vững chắc giữ gìn văn hóa truyền thống

Dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt cho thế hệ trẻ, đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp. Bởi, tiếng Việt vốn được xem là "căn cước" nhận diện người Việt Nam với thế giới, là sự hội tụ bản sắc, tinh hoa và văn minh của dân tộc. Đối với cộng đồng trên 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt còn là hồn cốt của người Việt, niềm tự hào dân tộc, góp phần tạo nên những giá trị trường tồn, nuôi dưỡng tinh thần, khí phách dân tộc, trở thành điểm tựa vững chắc giữ gìn văn hóa truyền thống.

Trên cơ sở xác định việc dạy và học, bảo tồn tiếng Việt là nguyện vọng chính đáng, nhu cầu thiết yếu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1382/QĐ-TTg về Đề án "Tăng cường dạy tiếng Việt trên mạng trực tuyến cho người Việt Nam ở nước ngoài". Đến năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 14/QĐ-TTg và giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện nhiệm vụ Đề án "Nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài".

"Đến nay, công tác dạy và học tiếng Việt, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc đã đạt được những kết quả tích cực" - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW về việc tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết 36-CT/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Theo Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt cho thế hệ trẻ đã trở thành phong trào phát triển rộng khắp trên thế giới, điển hình như Hoa Kỳ (với khoảng 200 trung tâm, cơ sở dạy tiếng Việt), Thái Lan (tổ chức 39 lớp học), Campuchia (thành lập 33 điểm trường, lớp), Lào (với 13 trường, trung tâm dạy tiếng Việt)... Tiêu biểu trong phong trào phải kể đến Trường Tiếng Việt Lạc Long Quân tại Thủ đô Vacsava, Ba Lan.

Bà Nguyễn Việt Triều, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Ba Lan cho biết, trường được thành lập năm 1999, xuất phát từ nguyện vọng con em sinh ra và lớn lên ở Ba Lan được học tiếng Việt, hiểu biết tiếng mẹ đẻ và giữ gìn văn hóa Việt Nam của một số phụ huynh.

Từ buổi đầu thành lập, trường chỉ có khoảng vài chục học sinh, đến nay, mỗi năm đã có khoảng 180 học sinh người Việt, trong độ tuổi từ 6-14 tham gia học tiếng Việt. Các em được chia thành hai khối: khối I gồm các lớp học năm thứ nhất và năm thứ hai với chương trình A, B; Khối II gồm các lớp học năm thứ ba, tư, năm với chương trình C, D, E.

Từ năm 2018, trường đã hoàn thành biên soạn một bộ giáo trình riêng có tên gọi "Em học tiếng Việt", gồm 14 quyển với các chương trình A, B, C, D, E nhằm đảm bảo phù hợp với môi trường và điều kiện thời gian của con em cộng đồng người Việt tại Ba Lan.

"Sau hơn 21 năm thành lập, nhà trường đã có được được một đội ngũ giáo viên và Ban lãnh đạo nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý việc dạy và học tiếng Việt. Nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giáo dục thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, các phụ huynh, các tổ chức Hội đoàn, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan luôn tạo điều kiện giữ gìn tiếng Việt, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt nơi xa xứ", bà Nguyễn Việt Triều chia sẻ.

Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Ba Lan chia sẻ thêm, trong bối cảnh dịch COVID-19, nhà trường đã chủ động chuyển sang phương thức giảng dạy và học trực tuyến. Không chỉ khắc phục những khó khăn trước mắt do dịch bệnh gây ra, mô hình học trực tuyến đã thu hút được nhiều học sinh tham gia. "Học trực tuyến không phụ thuộc khoảng cách địa lý nên không chỉ học sinh ở Thủ đô Vacsava mà các em đến từ địa bàn khác, thậm chí các nước khác như Anh, Hoa Kỳ đều tham gia học. Đây là sự thành công bước đầu của Trường Tiếng Việt Lạc Long Quân tại Ba Lan, góp phần giúp các thế hệ con em người Việt ở nước ngoài biết giữ gìn được tiếng Việt và văn hóa Việt, những tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam", bà Nguyễn Việt Triều nhấn mạnh.

Thúc đẩy mạnh mẽ phong trào dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài

Với vai trò cầu nối giữa cộng đồng ta ở nước ngoài và trong nước, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ sách giáo khoa, học liệu với tổng số hơn 70.000 cuốn sách giáo khoa cấp I, bộ sách "Tiếng Việt vui", "Quê Việt", truyện tranh lịch sử và dân gian cho thiếu nhi, cung cấp trang thiết bị giảng dạy, học tập đáp ứng phần nào nguyện vọng của kiều bào ta ở khắp năm châu, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào dạy và học tiếng Việt ở nước ngoài.

Từ năm 2013 đến nay, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khóa tập huấn bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên kiều bào. Đến nay, gần 300 giáo viên kiều bào được tập huấn về nghiệp vụ sư phạm, trở thành lực lượng nòng cốt trong phong trào dạy và học tiếng Việt của cộng đồng ở sở tại. Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài hiện chia theo khung năng lực tiếng Việt 6 bậc, tạo cơ sở chung cho việc xây dựng, phát triển, cập nhật tài liệu dạy học và tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Việt.

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan trong nước, công tác hỗ trợ dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng kiều bào ta đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau dưới sự hỗ trợ tích cực và hưởng ứng mạnh mẽ của các cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước, Hội Người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng kiều bào. Các tổ chức thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của kiều bào về tầm quan trọng, lợi ích của việc học tiếng Việt; vận động bà con khuyến khích con em tham gia học tiếng Việt.

Bên cạnh đó, các cơ quan đại diện còn tích cực vận động chính quyền các cấp sở tại hỗ trợ cơ sở dạy tiếng Việt của kiều bào, từng bước đưa tiếng Việt vào hệ thống giáo dục của các nước. Điển hình, tại Lào, Hội người Việt Nam tại Thủ đô Viêng Chăn, đã chuyển đổi Trường Việt kiều Nguyễn Du thành trường Song ngữ Lào -Việt, tăng số học bổng tại Việt Nam cho con em kiều bào tại Lào, thỏa thuận với Chính phủ Lào xây dựng một số cơ sở trường học cho con em kiều bào từ nguồn viện trợ... Tại Đài Loan (Trung Quốc), từ năm 2018, chính quyền sở tại đã quyết định đưa tiếng Việt vào giảng dạy tại các trường phổ thông như một ngoại ngữ tự chọn.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài dù ở bất kỳ đâu trên thế giới đều có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, hướng về quê hương, đất nước, ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam.

Với nỗ lực của các cơ quan, tổ chức trong nước và hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài, chất lượng công tác dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng kiều bào đang được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp và chuẩn hóa, góp phần bảo tồn ngôn ngữ dân tộc, tạo sợi dây gắn kết người Việt trẻ với quê hương, duy trì, phát huy bản sắc dân tộc trong các thế hệ kiều bào.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộỦy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ
10:19:21 26/12/2024
Ông Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩmÔng Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩm
11:14:40 26/12/2024
Tình trạng đáng lo, vết thương chi chít của Hari Won sau hơn 20 ngày bị tai nạn thang cuốnTình trạng đáng lo, vết thương chi chít của Hari Won sau hơn 20 ngày bị tai nạn thang cuốn
13:24:07 26/12/2024
Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơiKazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
10:25:49 26/12/2024
Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chungNetizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung
10:20:55 26/12/2024
Nữ tỷ phú VietJet Air gây sốt khi hát "Mẹ yêu con" của Anh trai vượt ngàn trông gai trong tiệc cuối năm: Madame "đỉnh nóc kịch trần cỡ" này!Nữ tỷ phú VietJet Air gây sốt khi hát "Mẹ yêu con" của Anh trai vượt ngàn trông gai trong tiệc cuối năm: Madame "đỉnh nóc kịch trần cỡ" này!
10:08:58 26/12/2024
Thủ môn 14 tuổi tử vong thương tâm trong đêm Giáng sinh khi cố gắng ngăn cản xô xátThủ môn 14 tuổi tử vong thương tâm trong đêm Giáng sinh khi cố gắng ngăn cản xô xát
12:17:27 26/12/2024
Rộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạRộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạ
10:22:20 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú Musk giữ nguyên đề nghị trả 1 tỷ USD để đổi tên Wikipedia

Tỷ phú Musk giữ nguyên đề nghị trả 1 tỷ USD để đổi tên Wikipedia

Thế giới

15:53:31 26/12/2024
Trước đó, vào tháng 10, ông Musk đăng tải bức ảnh kèm lời kêu gọi quyên góp của Wikipedia, tuyên bố ông sẵn sàng trao 1 tỷ USD nếu họ đồng ý đổi tên thành Dickipedia.
Mới kết hôn, chồng Ngô Cẩn Ngôn nhận chỉ trích với loạt hành động khó hiểu

Mới kết hôn, chồng Ngô Cẩn Ngôn nhận chỉ trích với loạt hành động khó hiểu

Sao châu á

15:32:23 26/12/2024
Kết hôn được hơn 3 tháng, Hồng Nghiêu bị chỉ trích vô tâm vì thản nhiên hút thuốc khi bên cạnh Ngô Cẩn Ngôn hay đưa cô đi trượt tuyết trong lúc bầu bí.
Bị hất văng khỏi xe đang chạy trên đường, diễn viên 16 tuổi qua đời thương tâm

Bị hất văng khỏi xe đang chạy trên đường, diễn viên 16 tuổi qua đời thương tâm

Sao âu mỹ

15:29:25 26/12/2024
Hudson Joseph Meek, diễn viên từng tham gia bom tấn Baby Driver năm 2017 không qua khỏi sau khi bị hất văng khỏi chiếc xe đang chạy trên đường phố Alabama.
5 phim điện ảnh doanh thu cao nhất: Trấn Thành 'Mai', Lý Hải 'Lật mặt' không có đối thủ

5 phim điện ảnh doanh thu cao nhất: Trấn Thành 'Mai', Lý Hải 'Lật mặt' không có đối thủ

Hậu trường phim

15:24:42 26/12/2024
Trấn Thành và Lý Hải tiếp tục dẫn đầu doanh thu phòng vé Việt với hai dự án Mai và Lật mặt , thu về hơn 1.000 tỷ đồng, áp đảo thị trường.
Sống sung sướng bên chồng kém 7 tuổi, NSND Thanh Ngoan vẫn thấy thiếu sót

Sống sung sướng bên chồng kém 7 tuổi, NSND Thanh Ngoan vẫn thấy thiếu sót

Sao việt

15:20:17 26/12/2024
NSND Thanh Ngoan hiện sống cùng chồng kém 7 tuổi và gia đình con trai. Chị nói cuộc sống rất sung sướng song vẫn cảm thấy có chút thiếu sót, chưa trọn vẹn với chồng.
VTV xác nhận có Táo Quân 2025, Tự Long và Quốc Khánh đã tập luyện điên đảo

VTV xác nhận có Táo Quân 2025, Tự Long và Quốc Khánh đã tập luyện điên đảo

Tv show

15:17:44 26/12/2024
VTV vừa lên tiếng xác nhận năm nay khán giả sẽ vẫn được thưởng thức chương trình này trong đêm Giao thừa vào thời khắc chuyển giao giữa năm Giáp Thìn và Ất Tỵ.
Lý do nhạc sĩ Trần Tiến trở lại sân khấu, kết hợp cùng Jimmii Nguyễn

Lý do nhạc sĩ Trần Tiến trở lại sân khấu, kết hợp cùng Jimmii Nguyễn

Nhạc việt

15:14:20 26/12/2024
Ca sĩ Jimmii Nguyễn kết hợp cùng nhạc sĩ Trần Tiến trong chuỗi chương trình Du ca - dự án mà anh đã ấp ủ suốt 20 năm trời.
Hàng nghìn game thủ tụ hội trong sự kiện Offline bùng nổ mừng sinh nhật ZingSpeed Mobile

Hàng nghìn game thủ tụ hội trong sự kiện Offline bùng nổ mừng sinh nhật ZingSpeed Mobile

Mọt game

15:07:41 26/12/2024
Những chương trình trong sự kiện và sự góp mặt của đông đảo game thủ cho thấy sức hút của tựa game ZingSpeed Mobile nhà VNGGames.
Rất gây tranh cãi: Nhân viên bị đuổi việc vì không chịu tập múa cho tiệc cuối năm của công ty

Rất gây tranh cãi: Nhân viên bị đuổi việc vì không chịu tập múa cho tiệc cuối năm của công ty

Netizen

15:04:32 26/12/2024
Mới đây, một vụ việc sa thải nhân viên đã gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Câu chuyện bắt đầu khi chị Vương (nhân viên thẩm mỹ viện tại Hàng Châu, Trung Quốc) phải làm việc quá giờ đến hơn 9 giờ tối.
Ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lộ biểu cảm lạ khi thấy vợ Duy Mạnh "flex" sổ đỏ nhà phố cổ mới tậu

Ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lộ biểu cảm lạ khi thấy vợ Duy Mạnh "flex" sổ đỏ nhà phố cổ mới tậu

Sao thể thao

13:57:16 26/12/2024
Tin tức hot nhất tuần qua liên quan đến gia đình đội trưởng đội tuyển Việt Nam Đỗ Duy Mạnh là chuyện vợ anh - nàng WAG Quỳnh Anh khoe mới tậu một căn nhà mặt phố đắt đỏ nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 48: Bố Kiên vay nặng lãi, bị chủ nợ đến tận nhà đòi

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 48: Bố Kiên vay nặng lãi, bị chủ nợ đến tận nhà đòi

Phim việt

13:39:55 26/12/2024
Hoá ra số tiền ông Hiếu, bố Kiên, đưa cho cậu khi cậu về quê lần trước không phải tiền ông tiết kiệm được như ông đã nói.