Chân gà – thuốc quý chữa nhiều bệnh
Đông y gọi chân gà là kê cân, có công năng tính vị: vị ngọt, tính bình, hơi ấm, không độc. Tác dụng: mạnh sinh lực, cường gân cốt, dùng chữa các bệnh về gân xương, yếu sinh lý, tăng lực cho nam, phụ, lão, ấu rất tốt.
Ảnh minh họa
Trong các loại chân gà thì: chân gà rừng, gà chọi, gà chân đen là quý nhất, sau đó đến các loại gà nuôi thả tự kiếm mồi, (phải dùng chân để bới móc tìm mồi) được coi là tốt, vì nó được tôi luyện, tích trữ năng lượng thường xuyên ở gân (gân gà có nhiều nhất ở cẳng chân sau đó đến xương quay 2 cánh).
Muốn luyện gân gà để làm thuốc, người ta huấn luyện cho chó cách đuổi gà (đến khi gà mệt không chạy được thì thôi đuổi) mỗi ngày cho chó đuổi 1 lần. Trước khi lấy chân gà làm thuốc, người ta lại cho chó đuổi gà đến khi gà mệt không chạy được nữa thì bắt gà, chặt lấy đôi cẳng chân rồi buộc chặt lại cho máu không chảy ra được (còn con gà thì hứng lấy máu từ đôi chân, thay cho cắt tiết gà)
Loại chân gà này dùng làm thức ăn được coi là “bát trân”, “bát bảo”; làm thuốc được coi như cao hổ cốt để chữa các chứng: đau xương, mỏi cơ trong các bệnh cơ, xương khớp ( thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa), chống loãng xương, mạnh gân cốt.
Chân gà còn có tác dụng chữa: Trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng. Người chân tay run, đi không vững, yếu sinh lý, kém ăn, mệt mỏi. Phụ nữ ngực lép, da khô.
Da chân gà chứa collagen là một loại protein dính như keo. Các acid amin: prolin, glycin, hydrosiprolin, argynin, glycin.
Video đang HOT
Gân gà có các bó sợi collagen chiếm 80%, elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, proteoglycan và glucoprotein.
Xương chân gà (cũng như xương các động vật khác khi được hầm nhừ) có hydroxyapatite ở phần xương bên trong có tác dụng làm chắc khỏe cho lớp xương bên ngoài, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích.
Cẳng chân gà công nghiệp xương mềm, nhiều mỡ không dùng làm thuốc. Chiết xuất collagen chân gà có tác dụng như thuốc hạ huyết áp loại ức chế men chuyển: đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản tại Đại học Hirosima và Trung tâm nghiên cứu phát triển Nippon Meat Packer’s đã tìm thấy 4 loại protein từ collagen trong chân gà có khả năng kiểm soát huyết áp khi thử nghiệm trên chuột (đã gây bệnh tăng huyết áp) sau 4 giờ bắt đầu có hiệu lực, sau 8 giờ huyết áp giảm nhiều nhất.
Cách chế biến chân gà làm thuốc: Cẳng chân gà làm sạch (bỏ hết da cứng, móng chân) dùng dao sắc khía sâu: dọc cẳng chân 3-4 đường, bàn chân 3-4 đường, giã nát gừng tươi bóp kỹ với từng cái chân gà (10g gừng tươi cho 100g chân gà) ướp trong 30 phút để tạo điều kiện cho men Zingibain phân giải protein được tốt, rồi thêm muối, bột canh cho vừa miệng.
Lạc nhân (chọn bỏ hạt thối, mốc) rửa sạch, ngâm nước 14 giờ, vớt ra, cho lên trên chân gà (30g lạc nhân/100g chân gà). Cho chân gà và các thứ đã ướp vào nồi áp suất, đổ nước cho ngập chân gà. Đun sôi hạ lửa, giữ nhiệt độ sôi trong 45 phút là đủ nhừ. Tắt lửa để 15 phút rồi mới xả van.
Kinh nghiệm là: mỗi lần nên hầm 1.000g chân gà với 300g lạc nhân (tiết kiệm 8 lần nhiên liệu so với hầm mỗi lần 100g chân gà). Khi cho ra thì gạn hết nước hầm chân gà ra bát, cho vào tủ lạnh để mỡ gà nổi lên trên, loại bỏ mỡ gà (collagen đông đặc, rất ngon). Chân gà đã chế biến bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Khi dùng cho chân gà và collagen vào bát rồi hâm nóng (hấp trong nồi cơm hoặc hấp cách thủy) ăn nóng (nếu để nguội da gà sẽ dính dẻo như keo rất khó nhằn xương).
Liều dùng: Ngày ăn 2 lần, ngay trước bữa ăn, mỗi lần 1 đôi chân gà cùng lạc nhân và collagen (nước hầm chân gà đã loại mỡ) để bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, nhất là người bệnh đau xương khớp, yếu chân tay. Có thể phối hợp uống thuốc bổ thận trước khi ăn chân gà (tùy thực trạng mỗi người dùng bổ thận âm hay bổ thận dương).
Bài thuốc: Chữa chứng đau lưng, đau cổ, đau quanh khớp vai, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống: Chân gà hầm như trên 3 đôi, sắc với các vị thuốc đỗ trọng bắc 10g, ngưu tất 10g, táo tàu 10g (ngâm ngưu tất, đỗ trọng đã làm thành mảnh vụn trong 500ml nước nóng 80oC giữ ấm trong 5 giờ, sau đó đun sôi nhỏ lửa 30 phút.
Gạn lấy nước, bỏ bã, cho chân gà đã hầm và collagen cùng với táo tàu đã cắt nhỏ vào sắc tiếp 30 phút là được) chia làm 2 lần ăn trong ngày. Liệu trình 30 ngày, nếu chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến khi khỏi.
Thận trọng: Người có bệnh mỡ máu cao không nên ăn nhiều chân gà công nghiệp. Người đang bị tiêu chảy không dùng thuốc chân gà.
Đây không chỉ là món ăn nhiều người yêu thích, mà còn là "vị thuốc thần" chữa bệnh
Chân gà từ lâu đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Nó còn có tác dụng chữa bệnh, được xem là "vị thuốc thần mà ít người biết.
Chân gà từ lâu đã là một món ăn được ưa chuộng trên thế giới - đặc biệt là tại châu Á. Tại Việt Nam, những năm trở lại đây, chân gà trở thành một trong những món ăn được yêu thích của giới trẻ. Không chỉ là mồi ngon trên bàn nhậu cho cánh mày râu, mà nó còn trở thành món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ.
Theo các nhà khoa học, chân gà rất giàu collagen. Mức độ collagen tự nhiên trong chân gà cũng tương tự lượng collagen có trong rau xanh và trái cây. Đây là chất giúp hỗ trợ da tạo tế bào mới thay cho những tế bào chết, từ đó giúp duy trì sức khỏe, độ đàn hồi và sự trẻ trung của làn da.
Bên cạnh đó, thành phần collagen trong chân ga còn co tac dung như thuôc ha huyêt ap loai ưc chê men chuyên. Theo nghiên cưu cua cac nha khoa hoc Nhât Ban tai Đai hoc Hirosima va Trung tâm nghiên cưu phat triên Nippon Meat Packers đa tim thây 4 loai protein tư collagen trong chân ga co kha năng kiêm soat huyêt ap khi thư nghiêm trên chuôt sau 4 giơ băt đâu co hiêu lưc, sau 8 giơ huyêt ap giam nhiêu nhât.
Chân gà không chỉ là thực phẩm thơm ngon mà còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.
Các nghiên cứu khoa học còn phát hiện trong chân gà có rất nhiều acid hyaluronic và chondroitin sulfate, 2 chất này đều mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong đó, acid hyaluronic có tác dụng duy trì độ ẩm và ngăn ngừa lão hóa cho làn da vô cùng hiệu quả. Còn thành phần chondroitin sulfate giúp sụn giữ nước, qua đó cho thấy vai trò của nó trong điều trị các bệnh về xương khớp và các vấn đề về khớp khác.
Trong Đông y, từ xa xưa, chân gà đã được sử dụng làm bài thuốc chủ trị được nhiều chứng bệnh khác nhau. Chân gà hay còn gọi kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Chân gà thường được ninh cao, chế biến thành chế phẩm làm tăng cường sụn khớp.
Ngoài ra, trong da chân gà còn chứa một số loại acid amin tốt cho sức khỏe khác như: prolin, glycin, hydrosiprolin, argynin, glycin... Theo các bác sỹ, nhiều dưỡng chất trong chân gà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe của nướu. Các mô liên kết và sụn có chứa collagen, axit amin và một số chất tạo gelatin, những chất giúp cải thiện sức khỏe của nướu răng rất tốt.
Một số bài thuốc từ chân gà có thể kể đến như:
- Chân gà hầm lá ngải: Chân gà, rau ngải cứu, đậu xanh, gừng tiêu, hành ngò gia vị vừa đủ hầm ăn tuần vài lần. Công dụng: Trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng, rong kinh, tỳ hư tiết tả, lỵ, ăn kém rất hiệu quả.
- Chân gà vịt hầm đu đủ: Chân gà mới lớn, đu đủ ương, hành ngò, hạt tiêu, ớt, gia vị vừa đủ hầm ăn. Công dụng: chữa chứng hư nhược, sản phụ thiếu sữa, người lớn lưng gối yếu đau mỏi, trẻ em còi chậm phát triển rất tốt.
- Chân gà ninh nhừ với tôm tươi để nguyên vỏ lấy nước nấu cháo cho trẻ nhỏ ăn hàng ngày để chữa chứng thiếu máu, thiếu canxi, suy dinh dưỡng rất tốt.
- Da chân gà đốt thành than sau đó tán bột mịn rắc lên vết thương là bài thuốc cầm máu cực kỳ tốt.
7 tác hại của việc ngồi vắt chéo chân Ngồi vắt chéo chân là thói quen hàng ngày của nhiều người nhưng ít ai ngờ tư thế ngồi này lại gây ra các bệnh về lưng, cổ, tĩnh mạch và rất nhiều tác hại khác. Ngồi vắt chéo chân là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm Ảnh minh họa Theo các chuyên gia vật lý trị liệu, việc ngồi vắt chéo...