Chán ăn món chiên xào đầy dầu mỡ, đổi gió với 7 món hấp thanh mát cực ngon
Cuối tuần oi nóng chị em hãy làm các món hấp vừa ngon, ngọt lại tươi mát này cho gia đình cùng thưởng thức nhé!
Nguyên liệu:
- 500 gr tôm to
- Nước dừa
- Vài cọng lá dứa
Cách làm:
- Rửa sạch tôm, loại bỏ càng, râu. Rửa sạch lá dứa, cắt khúc.
- Cho tôm vào nồi hấp cùng nước dừa, thêm xíu muối và vài cọng lá dứa. Hấp khoảng 5-7 phút là chín.
- Làm nước chấm. Bạn có thể chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt xanh. Tôm mềm, ngọt cùng mùi vị thơm và ngọt từ nước dừa và lá dứa sẽ đánh thức vị giác của bạn.
2. Đậu hũ nhồi tôm thịt hấp
Nguyên liệu:
- 8 bìa đậu hũ nhỏ
- 300g thịt ba chỉ heo
- 20g tôm khô
- 1 củ gừng
- Nửa muỗng cà phê tiêu
- 1 muỗng canh bột bắp
- 2 muỗng canh nước tương
Cách làm:
- Đậu hũ rửa sạch, để ráo. Thịt heo băm nhuyễn hoặc cho vào cối xay xay mịn.
- Băm nhuyễn tôm khô và gừng.
- Cho hỗn hợp tôm khô và gừng trộn với tiêu, chút muối vào ướp chung với thịt.
- Dùng thìa cẩn thận khoét lỗ trên mặt bìa đậu hũ rồi nhồi thịt vào. Làm lần lượt cho đến khi hết đậu hũ.
- Cho vào nồi hấp cách thủy đến khi thịt chín thì lấy ra.
- Cho nước tương và bột bắp vào chảo nấu cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt lửa. Lúc này rưới hỗn hợp nước tương lên đậu hũ và rắc thêm hành lá là được.
3. Mực trứng hấp hành gừng
Nguyên liệu:
- 300g mực trứng- 50g hành lá- 70g gừng- 20g cần tàu- 1/2: củ cà rốt, hành tây, chanh- 2 trái ớt- 3 muỗng nước mắm; 2 muỗng đường trắng- 1/2 muỗng: muối, tiêu
Cách làm:
- Mực trứng làm sạch để ráo. Một phần gừng cắt sợi nhỏ, cà rốt thái sợi to. Hành cắt khúc dài và chẻ đôi phần gốc. Hành tây thái lát nhỏ.
- Chọn một chiếc đĩa có phần đáy sâu rồi cho hết nguyên liệu phía dưới và đặt mực trứng lên trên, ướp tất cả với muối, tiêu. Sau đó, thêm hành lá cùng cần tàu vào, hấp chín trong 15 phút.
- Tiếp đến là làm nước chấm ăn kèm. Giã nhuyễn ớt và phần gừng còn lại. Cho nước mắm, đường, gừng, ớt và nặn chanh vào chén rồi khuấy đều.
- Khi mực chín bạn lấy ra và trang trí thêm vài miếng chanh ớt. Rưới nước mắm gừng lên món ăn rồi thưởng thức.
4. Tôm hấp nấm
Nguyên liệu:
- 7 nấm hương tươi loại to
- 10g đậu Hà Lan
- 150g tôm
- 10g cà rốt băm nhỏ
Video đang HOT
- 5g hành lá thái nhỏ
- 3g muối
-1 thìa cafe dầu ăn
- 1g hạt tiêu
- 1 thìa cafe rượu gạo
Cách làm:
- Tôm rửa sạch, ướp cùng với hạt tiêu, muối, dầu ăn, rượu gạo trong 15 phút cho ngấm.
- Nấm hương rửa sạch, cắt bỏ chân.
- Chuẩn bị đĩa sâu lòng, chịu nhiệt. Xếp tôm đã ướp vào trong lòng nấm sau đó đặt 1 ít hạt đậu Hà Lan và cà rốt lên trên.
- Đun sôi nồi nước, cho đĩa nấm vào hấp chín. Thời gian hấp khoảng 12-15 phút. Sau đó rắc hành lá lên để bếp thêm 1 phút nữa thìa tắt bếp.
Nguyên liệu:
- 2 phần thịt đùi gà đã lọc bỏ xương
- 1 bó hành lá
- 2 thìa dầu ăn
- 2 thìa cà phê muối biển
- 1 thìa bột nêm gà
- 1 thìa rượu trắng
- Một xíu tiêu trắng
Cách làm:
- Thịt đùi gà rửa sạch với chút muối cho hết mùi hôi. Sau đó dùng giấy nhà bếp thấm khô thịt gà. Cho vào 1 cái tô, cho phần da gà lên trên và rắc muối biển lên da gà dùng tay sát đều. Tiếp đến cho bột nêm gà, rượu trắng, tiêu rồi lật đi lật lại miếng gà để thịt được ngấm đều. Ướp thịt 30 phút cho ngấm gia vị.
- Bắc xửng hấp lên, đun sôi nước rồi, cho cả tô thịt gà vào hấp cho đến khi thịt gà chín. Sau đó, cho thịt gà ra, thái miếng vừa ăn rồi cho vào đĩa. Cho một ít dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho hành lá đã thái nhỏ vào, đảo đều rồi tắt bếp.
- Phần nước gà tiết ra giữ lại để trộn vào hành lá phi. Rưới phần mỡ hành này lên đĩa thịt gà rồi thưởng thức.
6. Cá hấp
Nguyên liệu:
- 1 con cá vược
- 20g gừng
- 20g hành lá
- 10g ớt đỏ
- 10g rượu nấu ăn
- 2 củ hành ta
- 15g nước mắm
- Một ít muối, nước cốt chanh
Cách làm:
- Hành và gừng thái sợi, ớt, chanh thái lát. Cá sơ chế sạch, thấm khô nước rồi dùng dao cắt thành nhiều lát dày khoảng 1cm nhưng không đứt rời ở phần bụng cá. Cho cá vào thố rồi thêm chút muối và nước cốt chanh vào.
- Đổ rượu nấu ăn cùng hành gừng trộn đều. Ướp cá khoảng 30 phút. Cá sau khi ướp thì lấy ra xếp vào đĩa tạo hình quạt, đặt phần đuôi cá phía dưới đầu cá.
- Cho đĩa cá vào nồi hấp, hấp sôi khoảng 10 phút. Lấy đĩa cá hấp ra, xếp ớt và đổ đều nước mắm lên trên. Thêm chút hành lá và đổ một ít dầu nóng vào là xong.
Nguyên liệu:
- Dồi trường: 300g
- Hành lá: 50g
- Gừng: 1 củ nhỏ
- Rượu trắng
- Muối, tiêu, nước mắm, dầu ăn
- Rau thơm ăn kèm.
Cách làm:
- Dồi trường rửa sạch với nước có pha ít muối và rượu trắng.
- Luộc dồi trường trong nước có chút xíu muối và 1 ít rượu trắng khoảng 15 phút, vớt ra cho ngay vào nước lạnh.
- Gừng gọt vỏ, thái sợi. Hành lá cắt khúc.
- Cắt dồi trường thành miếng vừa ăn.
- Xếp dồi trường vào đĩa, thêm 1 ít hạt tiêu, thìa bột canh hành, gừng xếp đều lên dồi trường. Cho đĩa dồi trường vào xửng đem hấp cách thủy khoảng 5-7 phút hay khi thấy dồi trường chín.
- Cho dồi trường ra đĩa khi ăn chấm kèm với mắm gừng.
Mướt mắt ngắm những mâm cơm ngon của nàng gốc Quảng về làm dâu xứ Bắc: 'Giữ lửa căn bếp chính là giữ lửa gia đình'
Thực ra không cần phải có nhiều lời khen, chỉ cần mâm cơm mình bày biện, cả nhà ăn hết một cách ngon lành là mình đã rất vui rồi, điều đó còn hơn mọi lời động viên", Nhật Thảo tâm sự.
Nhật Thảo sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam. Nhân duyên đưa đẩy, chị lấy chồng, sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Hiện tại, Thảo đang là chuyên viên tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang.
Là một người con của đất Quảng nhưng lại làm dâu xứ Bắc, khi mới về làm dâu, Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn vì ẩm thực hai miền khác nhau hoàn toàn. Cụ thể, người miền Trung thích vị cay, mặn, ngọt còn người miền Bắc lại không thích ăn ngọt và ăn nhạt. Người miền Trung vì sinh sống khí hậu nóng quanh năm nên rất chuộng các món trộn, các món cuốn rau sống, thích ăn nguội hơn là ăn nóng; còn miền Bắc lại thích ăn các món nước và "phải nóng". Chính vì thế, khi ra Bắc sinh sống, Thảo nhớ da diết các món ăn quê nhà - những hương vị gắn bó sâu sắc với ký ức ấu thơ của cô gái miền Trung nắng gió.
Nét hay của ẩm thực miền Bắc và ẩm thực miền Trung đối với Thảo, đó là hương vị theo mùa. Bởi vì miền Bắc lạnh nên các món nước và nóng ấm là lý tưởng khi đông về. "Mình yêu cái rét ngọt miền Bắc bởi ở quê mình không hề có, mùa đông ngồi xì xụp húp bát phở nóng thì không còn gì tuyệt hơn", Thảo tâm sự. Ẩm thực miền Bắc thì hương vị hướng đến sự thanh ngọt tự nhiên từ các loại thịt và xương, miền Trung lại chuộng các món ăn cay và có đường, chuộng các loại nước chấm chua ngọt. Mỗi miền hương vị khác nhau theo khí hậu từng vùng, miền. Mùa hè miền Bắc ăn các món miền Trung khá là ngon và lạ vị, cho nên cứ vào hè, cuối tuần chị đều tự tay làm các món miền Trung cho cả nhà, tất nhiên có gia giảm lượng ớt và độ ngọt để phù hợp với khẩu vị mọi người hơn.
Niềm vui của cả nhà mỗi khi vào bữa chính là động lực khiến chị càng thêm yêu thích việc nấu nướng. "Thực ra không cần phải có nhiều lời khen, chỉ cần mâm cơm mình bày biện, cả nhà ăn hết một cách ngon lành là mình đã rất vui rồi, điều đó còn hơn mọi lời động viên". Các món ăn thường ngày tuy đơn giản nhưng theo chị, chỉ cần người nấu chịu khó chăm chút đẹp mắt một tý thì sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Thảo tự nhận mình là người chu toàn, khá kĩ lưỡng trong ăn uống nên đó cũng là 1 phần tính cách để chị trau chuốt bữa ăn của gia đình hơn.
Chồng chị rất thương vợ, mẹ chồng cũng rất tâm lý, bà đã chỉ dạy cho chị rất nhiều cách nấu món ăn của miền Bắc. Mỗi bữa cơm chị nấu, ông xã đều ăn hết dù chị hóm hỉnh tự nhận đôi khi mình nấu cũng... không ngon. Mỗi khi ngồi ăn cơm, anh lại dí dỏm: "Mẹ bảo anh phải lấy vợ biết nấu ăn vì cả đời người, ngày nào cũng phải ăn và ngủ, may quá anh tìm được em, người vợ anh đợi chờ bao năm".
Chị vẫn nhớ như in bữa cơm đầu tiên nấu cho chồng khi hai đứa mới yêu nhau. Khi đó anh đã ăn đến 5 bát cơm và hạnh phúc nói: "Chưa có người con gái nào nấu cho anh ăn ngon như thế này, em để anh ăn cơm hàng cháo chợ lâu quá rồi đấy". Thời điểm đó, hai anh chị vẫn đang ở trọ tại Hà Nội, điều kiện khá thiếu thốn chưa có những mâm cơm đẹp mắt, nhưng câu nói ấy làm Thảo xúc động đến bây giờ.
"Đôi khi sự quan tâm đến từ những điều giản dị nhất và mình cũng nhận ra giữ lửa căn bếp cũng chính là giữ lửa gia đình. Căn bếp là nơi gắn kết các thành viên với nhau trong bữa cơm ngon miệng sau ngày làm việc mệt mỏi", nàng chuyên viên thuế trải lòng.
Cùng học hỏi những mâm cơm ngon mắt, "mát rượi cả mùa hè" của nàng vợ đảm Nhật Thảo:
- Canh cua rau đay, mồng tơi, mướp hương
- Cà muối
- Đậu rán
- Đỗ hấp
- Thịt băm xào nấm châm ngọc
Nhật Thảo cũng chia sẻ thêm về bí quyết để cua đóng gạch mảng to học được từ mẹ chồng: "Cho nồi nước cua đã lọc lên bếp đến khi nước cua bắt đầu nóng già, đang dần kết gạch lại (chưa sôi), thì dùng đũa khuấy tầm 1 phút. Để đến khi nước bắt đầu sôi lăn tăn, hạ nhỏ lửa để gạch cua tự đóng váng là xong.
Muốn gạch cua đóng mảng to, khi lớp gạch đóng váng lên trên, dùng đũa đẩy gạch sang 1 bên rồi từ từ thả rau sao cho rau chèn gạch cua sang 1 góc, chính lớp rau nén gạch cua lại nên gạch đóng miếng to rất dày và chặt. Đun sôi cho rau mềm, nêm nếp gia vị là đạt yêu cầu".
- Đậu rán
- Cánh gà tẩm bột chiên giòn
- Canh chua nấu sú
- Rau thơm ăn kèm
- Thịt luộc
- Thịt trâu xào cần tỏi
- Rau dền luộc
- Xà lách dưa chuột ăn kèm
- Lặc lè hấp
- Thịt trộn trứng rán
- Canh chua cá quả
- Lạc rang
- Cà muối
Gia đình Thảo chủ yếu chuộng rau củ là chính. Đối với Thảo, rau phải nhiều loại, chủ yếu là hấp hoặc luộc, thỉnh thoảng đổi sang rau sống hoặc salad, các món nộm cho dễ ăn. Buổi tối ăn như vậy sẽ nhẹ bụng và ít béo hơn.
- Bí, củ cải trắng hấp
- Bì lợn trộn tỏi ớt
- Canh rau muống nấu ngao
- Đậu nhồi thịt rán
- Cà muối
- Salad bơ
- Canh bí đỏ nấu xương
- Cá quả tẩm hành, sả rán giòn
- Ngô hấp
- Dưa chua
- Canh bí nấu xương
- Thịt xá xíu
- Cà muối
- Cá thu sốt cà chua
- Dưa chua
- Tai lợn cuộn nấm mèo
- Đậu bắp, đỗ hấp
- Canh rau mồng tơi
- Đậu luộc
- Salad mướp đắng
- Thịt rang mắm tép
- Rau lang luộc
- Thịt rang mắm tép
- Nem thính
- Canh chua cá trắm
- Đùi cánh gà tẩm sốt teriyaki nướng nồi chiên không dầu
- Nộm gà hành tây
- Canh bí nấm hương khô nấu nước luộc gà
- Thịt gà luộc chấm muối ớt ăn cùng rau thơm
- Rau muống luộc cùng nước luộc rau dầm sấu
- Cá hồng 1 nắng tẩm hành sả rán
- Thịt bò xào hoa thiên lý
- Dưa chuột
Bún mắm - món ăn đặc trưng miền Trung của Nhật Thảo. Bát bún mắm chỉ đơn giản là thịt ba chỉ luộc ăn cùng bún, hành tím phi vàng, lạc rang và rau sống. Nhưng lại là món ăn giúp Thảo vơi bớt nỗi nhớ quê hương: "Vừa ăn vừa thấy ấm lòng, món ăn quê mình có đi đâu cũng nhớ rất nhớ vị mặn mà, cay ngọt không thể lẫn vào đâu được...".
Bún mắm đậm vị thơm ngon nhưng cách chế biến lại thật đơn giản.
Mâm cơm tối đậm đà với thịt trâu xào rau muống, tôm hấp nước dừa Cùng học cách chế biến các món ăn ngon và hấp dẫn cho gia đình thưởng thức ngày cuối tuần bạn nhé. Chân giò luộc Nguyên liệu: Đây là món ăn được nhiều người yêu thích. Chân giò 1 cái (khoảng 800g) Nấm hương, hạt tiêu sọ, hành khô, bột nêm, mỳ chính, nước mắm Một ít lạt dùng để buộc Rau sống...