Chăm sóc mắt đúng cách sau mùa bão lũ
Bệnh mắt tuy không gây tử vong nhưng mù lòa sẽ gây giảm hoặc mất sức chiến đấu/lao động của mọi người.
Theo ThS.BSNT Hoàng Thanh Tùng, Khoa Mắt – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bão lũ gây nguy hại cho sức khỏe con người, trong đó có sức khỏe thị giác qua một số cơ chế như sau:
Chấn thương này có thể xảy ra với mi mắt, bề mặt nhãn cầu do vật nặng như cành cây, mảnh gỗ, hòn đá đập vào; phổ biến ở những người cố gắng bơi qua dòng lũ hoặc bị lũ cuốn trôi.
Chấn thương này xảy ra khi vật nhỏ như mảnh kim loại, dăm gỗ găm vào nhãn cầu; phổ biến ở những người sử dụng nước không vệ sinh để rửa mặt, tắm do thiếu nước sạch hoặc những người bị đuối nước.
Khi không được tiếp cận với chăm sóc y tế hoặc sơ cứu ban đầu, nạn nhân vùng lũ có thể bị nhiễm trùng ở mắt do chấn thương, tiếp xúc với nước bẩn. Các nhiễm trùng có thể gặp ở mắt như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn nếu có chấn thương hở.
Video đang HOT
Bảo vệ mắt khỏi chấn thương và nhiễm trùng rất quan trọng với những người bị mắc kẹt trong vùng lũ. Tránh tiếp xúc tối đa với nước bẩn, cố gắng chỉ vệ sinh cá nhân bằng nước sạch sẽ giúp ngăn ngừa những bệnh mắt có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Hoàng Thanh Tùng khuyến cáo, mọi người những giải pháp y tế dự phòng dưới đây như sau:
- Trang bị các thuốc chuyên khoa Mắt cho y tế tuyến cơ sở ngay khi tình hình lũ ổn định như kháng sinh (tobramycin, fluoroquinolon), thuốc sát trùng bề mặt nhãn cầu (povidine 5%), nước muối ưu trương 3/5%, nước muối sinh lý 0.9%, thuốc tê bề mặt nhãn cầu (dicain, alkain).
- Sơ cứu ban đầu với các trường hợp bị chấn thương kín, trầy xước bề mặt nhãn cầu do dị vật, cành cây, mảnh gỗ … bằng thuốc tê và povidine 5% để tránh nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm nấm hoặc kí sinh trùng. Băng che, không đè ép nếu vỡ nhãn cầu.
- Hướng dẫn người trong vùng lũ tránh dụi mắt khi có dị vật, tích cực vệ sinh mắt bằng nước muối sau khi tiếp xúc với nước lũ hoặc bị chấn thương.
- Chuyển tuyến chuyên khoa sớm nhất có thể sau khi đã sơ cứu đúng cách.
Bác sĩ lưu ý, bệnh mắt tuy không gây tử vong nhưng mù lòa sẽ gây giảm hoặc mất sức chiến đấu/lao động của người dân, chiến sĩ và cán bộ. Do vậy dự phòng, xử trí kịp thời các bệnh lý mắt mùa mưa bão cũng là một bước chuẩn bị cho quá trình hồi phục kinh tế xã hội khi thiên tai đi qua.
Bị sởi có nên tắm không?
Trong y học cổ truyền, bệnh sởi gọi là ma chẩn, được xem như loại chứng bệnh thuộc nhóm ôn bệnh, gây ra truyền nhiễm.
Trong y học hiện đại bệnh sởi được gây ra bởi virus thuộc nhóm Paramyxovirus, chúng có phương thức lây bệnh là người lây sang người thông qua không khí, qua đồ vật. Có nhiều câu hỏi đặt là những người bị bệnh sởi có cần kiêng nước không, có tắm được không?
Những điều cơ bản về bệnh sởi
Thời gian ủ bệnh của bệnh sởi thường 1 đến 3 tuần. Tùy theo cơ địa của mỗi người thời gian ủ bệnh cũng khác nhau. Biểu hiện ban đầu của người mắc bệnh sởi đó là phát sốt, viêm đường hô hấp, ho, viêm kết mạc.
Sau 3 đến 5 ngày khởi phát, sẽ xuất hiện các triệu chứng có hạt nổi trong miệng trước khi phát ban. Sau đó các nốt ban chẩn sẽ xuất hiện từ đầu mặt, thân và tứ chi.
Người sốt cao đến 40C, viêm kết mạc, sưng quanh hốc mắt, sợ ánh sáng, người mệt mỏi, ho khan và ngứa ngáy toàn thân. Sau 3 đến 5 ngày, phát ban thì cơ thể giảm sốt, các vết ban mờ dần, và sau đó bong chóc da, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và khỏe hơn.
Bệnh sởi có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách tại nhà mà không để lại bất kỳ di chứng nào. Tuy nhiên, nếu người bệnh sởi có thể trạng yếu hoặc mắc bệnh nền, bị suy giảm miễn dịch nguy cơ biến chứng sẽ cao hơn. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị bệnh sởi như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm dạ dày ruột, viêm loét giác mạc, lao tiến triển,...
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhưng đã có vaccine phòng bệnh vì vậy để không bị mắc bệnh biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vaccine.
Việc tắm khi bị sởi giúp cơ thể tránh khỏi bội nhiễm.
Bị sởi có nên tắm không?
Có nhiều quan điểm cho rằng những bệnh nhân sởi phải kiêng nước vì phải kiêng nước nên người bệnh sởi không được tắm, lý do là cơ thể đang sốt cao, tắm sẽ nhiễm lạnh, bệnh sẽ lặn vào trong khiến bệnh lâu khỏi và từ đó nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh, người bị sởi không cần kiêng nước. Trẻ em hay người lớn bị sởi vẫn có thể tắm. Mặc dù vậy, trẻ bị sởi hoặc người lớn bị mắc sởi cần lưu ý, việc không phải kiêng nước không có nghĩa là được nghịch nước ngâm nước trong thời gian dài như người khỏe mạnh. Bởi khi bị bệnh thể trạng yếu hơn bình thường nên việc tiếp xúc lâu với nước sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh và do đó làm cho bệnh sởi thêm nặng.
Trên thực tế những bệnh nhân bị bệnh sởi vẫn được khuyên nên tắm rửa sạch sẽ và đây cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị đối với bệnh này. Khi bị bệnh cơ thể phát sốt khiến người ngứa ngáy, khó chịu. Khi ngứa ngáy khó chịu thì rất hay gãi mà gãi dễ gây ra nhiễm trùng da đặc biệt là trẻ con không thể làm chủ được. Vì thế, việc kiêng khem quá mức khi chăm sóc trẻ bị sởi lại chính là nguyên nhân khiến bệnh gây biến chứng nguy hiểm.
Theo y học cổ truyền bị sởi tắm với các loại lá rất tốt cho cơ thể, không chỉ điều trị một số bệnh ngoài da, và đặc biệt hơn nó còn hỗ trợ điều trị bệnh sởi một cách hiểu quả và an toàn. Các loại lá này không chỉ sát khuẩn mà có tác dụng làm cho bệnh sởi lặn nhanh và giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng.
Có thể tham khảo một số loại lá cây tắm trị sởi như: Lá trà xanh, lá bạc hà, lá và vỏ bưởi, lá dâu, lá khế, mướp đắng...Các loại lá này được lựa chọn kỹ, đun sôi để nguội sau đó tắm nhanh cho người bệnh sởi.
Ngoài ra, có thể dùng sản phẩm dược mỹ phẩm có đặc tính dịu nhẹ để hỗ trợ loại bỏ mồ hôi, tế bào chết, các vi khuẩn, vi trùng bám trên bề mặt da giúp da thông thoáng, sạch sẽ. Không nên dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh. Việc tắm rửa cũng cần phải được hướng dẫn bởi nhân viên y tế nên tắm nhanh với nước ấm, tắm trong phòng kín gió tránh nơi có gió lùa, không kỳ cọ quá kỹ, không ngâm nước quá lâu.
Tiêm đủ 2 mũi vắc xin để phòng bệnh sởi cho trẻ Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên, bệnh sởi có xu hướng bùng phát trở lại. Trong tuần vừa qua, có 1 ca mắc bệnh sởi được ghi nhận tại xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa). Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1 ca mắc bệnh sởi và 1 ca...