Trẻ mắc bệnh sởi có phải kiêng tắm?
Sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp do virus sởi, trẻ mắc bệnh sởi thường là trẻ dưới 5 t.uổi.
Thông thường, trẻ mắc bệnh sởi có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách tại nhà mà không để lại bất kỳ di chứng nào.
Tuy nhiên, nếu trẻ có thể trạng yếu, sinh non, dưới 5 t.uổi, mắc bệnh nền gây suy giảm miễn dịch, đặc biệt chưa được tiêm vaccine ngừa sởi, bệnh có thể khó điều trị hơn và nguy cơ gây biến chứng cao.
Trẻ mắc bệnh sởi hoàn toàn không cần kiêng tắm. (Ảnh minh họa)
Phần lớn các trường hợp t.ử v.ong ở trẻ mắc bệnh sởi là do biến chứng gây ra. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ bị bệnh sởi như: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm dạ dày ruột, viêm loét giác mạc, lao tiến triển…
Hiện chưa có thuốc điều trị cụ thể nào cho bệnh sởi, do vậy tiêm phòng vaccine là biện pháp phòng ngừa sởi tốt nhất.
Trẻ mắc bệnh sởi hoàn toàn có thể tắm được. Việc được tắm rửa sạch sẽ giúp loại bỏ tế bào c.hết, mồ hôi, bụi bẩn trên da; từ đó, giảm nguy cơ mắc phải biến chứng do bội nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
Việc tắm cho trẻ bị sởi đúng cách sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, góp phần giảm nguy cơ gặp biến chứng và nhanh khỏi bệnh.
Video đang HOT
Lưu ý, nên tắm trẻ bằng nước ấm vào ban ngày cùng sữa tắm dầu gội như bình thường. Tắm trong thời gian ngắn, sau tắm lau mình kỹ để trẻ không bị nhiễm lạnh.
4 lưu ý trong chế độ ăn giúp trẻ bị sởi nhanh hồi phục
Đối với trẻ mắc bệnh sởi, ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ biến chứng.
Nên cho trẻ ăn gì để nhanh hồi phục?
1. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với người mắc bệnh sởi
Là một bệnh truyền nhiễm với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho... khi mắc bệnh sởi trẻ thường rất mệt mỏi, ăn uống khó. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, sởi có thể gây nhiều biến chứng.
Theo các chuyên gia y tế, việc điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nuôi dưỡng. Phần lớn bệnh nhân sởi ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng thường được hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà bằng cách: Theo dõi nhiệt độ, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, giữ vệ sinh cơ thể, lau người cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm.
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ biến chứng và giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh sởi là cần cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng, không quá kiêng khem, ăn đa dạng thực phẩm (đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng); tăng cường chất đạm để bổ sung năng lượng, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Trẻ mắc bệnh sởi cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nhanh hồi phục.
Theo TS.BS. Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, trẻ mắc bệnh sởi thường có sốt, ho, viêm mũi, viêm long đường hô hấp nên rất mệt mỏi, chán ăn, không ăn được nên cha mẹ cần cố gắng bù nước và điện giải cho trẻ giúp cơ thể điều hòa, giảm sốt, ngừa mất nước và rối loạn điện giải.
Nếu trẻ ăn ít cần chia nhỏ các bữa ăn để tăng dần năng lượng cung cấp đủ cho cơ thể. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm, nhất là đạm có nguồn gốc động vật giàu acid amin thiết yếu có giá trị sinh học cao để cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt, nhanh hồi phục sau ốm.
2. Cách lựa chọn thực phẩm tốt cho trẻ mắc bệnh sởi
2.1. Ưu tiên thực phẩm giàu đạm
Chất đạm (protein) là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Cơ thể được cung cấp đủ protein sẽ sản xuất các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
Vì vậy, tăng cường thực phẩm giàu protein có thể giúp người bị mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất trong đi trong quá trình bị bệnh và thúc đẩy nhanh khả năng hồi phục.
Thực phẩm giàu protein lành mạnh bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu...
2.2. Bổ sung vitamin A
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng vitamin A cho t.rẻ e.m bị sởi bởi vì những trẻ mắc sởi nếu thiếu vitamin A sẽ chậm hồi phục và tăng biến chứng. Ngoài ra, trẻ mắc sởi có thể bị thiếu vitamin A cấp tính và bị khô mắt.
Trong chế độ ăn uống, nguồn thực phẩm thực vật cung cấp vitamin A tốt nhất chủ yếu là các loại trái cây và rau củ có màu cam, vàng hoặc đỏ. Còn thực phẩm động vật giàu vitamin A là những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao (như trứng, bơ, gan hoặc sữa nguyên chất béo) có nhiều khả năng cung cấp vitamin A hơn vì đây là vitamin tan trong chất béo.
2.3. Ăn nhiều vitamin C hơn
Vitamin C rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Nó thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn khi mắc các bệnh n.hiễm t.rùng.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người mắc bệnh sởi bao gồm các loại rau xanh, trái cây tươi, quả mọng, cà chua...
Nên cho trẻ ăn các món ăn mềm, giàu dinh dưỡng.
2.4. Chú ý tăng cường thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là là vi chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại n.hiễm t.rùng.
Cũng như các khoáng chất khác, việc bổ sung kẽm tốt nhất vẫn là thông qua ăn uống. Chất kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà và lợn nạc, sữa, trứng, cá... Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa ít kẽm và có giá trị sinh học thấp do khó được hấp thụ.
Nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh: Cần bịt 'lỗ hổng' miễn dịch Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình trạng thiếu một số loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng kéo dài, năm 2023, nhiều trẻ không được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi vắc xin theo quy định. Đây cũng là nguyên nhân khiến một số dịch bệnh như sởi, ho gà... có nguy cơ quay trở lại....