Cây mã đề trị gan phổi nóng, chữa mụn nhọt
Cây mã đề, tên khoa học Plantago asiatica, họ mã đề (Plantaginaceae). Tên chữ Hán là xa tiền thảo, xa tiền thái. Hạt mã đề gọi là xa tiền tử.
Theo Đông y mã đề có vị ngọt, tính lạnh đi vào các kinh, can, thận và bàng quang. Tác dụng chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu dùng ngoài đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, mau lên da non… Sau đây là một số công dụng của rau mả đề:
Chữa chứng nóng gan mật và người nổi mụn: Theo “Thực liệu kỳ phương” thì lấy một nắm mã đề tươi rửa sạch, nấu với một miếng gan lợn to bằng bàn tay -hai thứ thái nhỏ, cho mắm muối vừa ăn để dùng vào buổi cơm trưa dùng liên tục 6 – 7 ngày sẽ khỏi. Có thể lấy một ít rau mã đề tươi giã nát nhuyễn đắp vào nơi có mụn, lấy băng dính lại. Khi dùng thức ăn này cần kiêng các thuốc cay nóng, không uống rượu, cà phê.
Chữa chứng phổi nóng ho dai dẳng:
Theo “Dã thái trị bách bệnh dân gian liệu pháp” có ghi cách chữa này: Lấy khoảng 20g -50g (một nắm) rau mã đề tươi rửa sạch cho vào siêu (đổ nước nửa nồi sắc nhỏ lửa lấy 1 bát) sắc kỹ, chia làm 3 lần uống hết trong ngày -cách 3 giờ uống một lần nhớ uống nóng.
Chữa chảy máu cam: Hái một nắm lá rau mã đề tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm thêm ít nước, vắt lấy nước cất uống. Người bệnh nằm yên trên giường gối cao đầu -còn bã mã đề đắp lên trán – nếu chảy máu nhiều cần lấy bông sạch nút mũi bên chảy – uống chừng vài ngày như vậy sẽ khỏi.
Video đang HOT
Cây mã đề có tác dụng giải nhiệt rất tốt
Chữa chứng bí tiểu tiện: Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày – có thể sắc cùng một ít lá mã đề uống cũng tốt.
Chữa viêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6 – 12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.
Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ – nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.
Chữa chứng sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g – củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày – uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.
Chữa tiểu tiện ra máu: Dùng rau mã đề một nắm to rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống vào lúc đói bụng – có thể thêm cỏ mực hai thứ bằng nhau cũng làm như trên và uống lúc đói sẽ có hiệu quả sau vài ngày.
Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói – ăn nhiều mắt sáng làm người mát.
Chữa trẻ bị sởi gây tiêu chảy: Dùng hạt mã đề, sao qua, sắc uống – nếu bí tiểu tiện thì thêm mộc thông – có thể dùng hạt mã đề với rau dừa nước lượng như nhau, sắc uống nếu như không có mộc thông.
Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục: Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)…
Ngoài ra, canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như rượu, cà phê, gia vị…
(Theo Nông nghiệp Việt Nam)
Chữa chảy máu cam bằng đông y
Khi bi chảy máu cam, bạn có thể nhờ tới các phương thuốc từ đông y nhé!
Chảy máu cam là tình trạng xuất huyết ở mũi. Đông y gọi là "tỵ nục"-một trong những chứng "nục huyết", bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên...
Nguyên nhân gây chảy máu cam thường không chỉ do tổn thương ở mũi mà còn do chức năng hoạt động các tạng phế, can, thận, tỳ, vị thiếu điều đạt mà sinh bệnh. Có nhiều phương thuốc chữa chảy máu cam, trong điều trị thường phải kết hợp trị liệu tại chỗ với điều trị toàn thân.
Thuốc tại chỗ:
Khi bị chảy máu cam thường dùng thuốc tại chỗ để chỉ huyết, có thể dùng một trong các phương sau;
- Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.
- Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc), đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.
- Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.
- Ngoài ra có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ trộn đều, nếu xuất huyết mũi trái thì đắp vào lòng bàn tay phải và ngược lại mũi phải thì đắp tay trái, huyết sẽ được cầm
Các thuốc đường uống:
Trong mọi trường hợp khi xuất huyết đường mũi dùng:
- Ngó sen tươi ninh với móng giò lợn, ăn vài lần.
- Ngải diệp tươi 12g, trắc bá diệp 10g, sinh địa 12g sắc uống ngày 1 thang, 2 -3 ngày liền hoặc lấy một nắm rau muống rửa sạch, giã nát thêm ít đường và pha chút nước sôi vào uống, ngày 1 lần.
Nếu chảy máu cam liên tục dùng một trong các bài sau:
- Vương bất lưu hành 30g, sắc đặc, uống nóng, ngày 1 thang.
- Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3 lần uống với nước cơm.
- Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.
- Tam thất 6g, (hoặc tông lư bì 6g), tóc người 6g (sao tồn tính), tán bột , mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần với nước sắc trắc bách diệp, ngẫu tiết mỗi thứ 12g.
- Nhân trung bạch (cặn nước tiểu) đem để lên hòn ngói mới cho khô, nghiền nhỏ pha thêm một ít xạ hương, hoà rượu nóng cho uống.
Trường hợp chảy máu cam do nhiệt
Dùng bài Tứ sinh (bốn loại lá tươi) gồm tiên sinh địa hoàng 24g, ngải cứu tươi 6g, trắc bá diệp tươi 9g, hà diệp tươi (hoặc bạc hà tươi) 9g, sắc uống
- Hoặc trúc nhự 8g, sinh địa 8g, hoàng cầm 6g, bạch thược 6g, mạch môn đông 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Có thể dùng thiến thảo căn 10g, trắc bách diệp 5g, sinh địa 15g, ngũ vị tử 10g, hoàng cầm 5g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
Trường hợp đổ máu cam do ảnh hưởng chức năng hoạt động của các tạng trong cơ thể
- Do ăn nhiều thứ cay nóng làm cho vị nhiệt gây nên bệnh dùng thạch cao 24g, thục địa 24g, mạch môn đông 16g, tri mẫu 12g, ngưu tất 12g, lô căn 12g, mao căn 12g. Sắc uống.
Củ tỏi.
- Trường hợp âm hư hoả vượng gây chảy máu cam dùng thục địa 24g, mạch môn đông 24g, tri mẫu 24g, ngưu tất 24g, huyền sâm 12g, a giao 12g, thiên môn đông 24g, ngẫu tiết 24g, sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần.
- Nếu do can hoả vượng bốc lên dùng bài: sinh địa 16g, đương quy 12g, hoàng cầm 8g, trắc bá diệp 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 6g, xích thược 12g, hương phụ 10g, sơn chi 10g, hoàng liên 6g, cát cánh 10g, ngưu tất 12g, sắc uống.
- Nếu say sưa quá độ làm thương tổn đến phế mà nục huyết dùng bách thảo sương 20g, hoè hoa 80g, tán thành bột, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần, chiêu với 60ml nước sắc bạch mao căn..
- Trường hợp chảy máu cam do phế nhiệt dùng bạc hà 6g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 16g, a giao 8g, mao căn 12g, mạch môn đông 12g, bồ hoàng 6g, bối mẫu 8g, tang bạch bì 10g, cát cánh 10g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần.
Theo KHĐS
Ngó sen, bổ huyết, cầm máu Ngó sen có tên thuốc là liên ngẫu. Dùng riêng, ngó sen 2-3 khúc, rửa sạch, cắt miếng, giã dập, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm ít mật ong, uống nóng, chữa thổ huyết. Trường hợp chảy máu cam, lấy ngó sen tươi (có thể thêm lá hẹ với lượng bằng nhau) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống và nhỏ...