Câu kỷ tử giúp phòng chống cúm
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Tufts vừa được công bố trên tạp chí Nutrition cho thấy khả năng giúp phòng chống cúm của câu kỷ tử trên chuột, mở ra triển vọng về biện pháp thay thế mới trong lúc vắc-xin phòng cúm hiện nay chưa hoàn toàn bảo vệ được con người khỏi tình trạng nhiễm cúm.
Câu kỷ tử có khả năng giúp phòng chống cúm trên chuột Ảnh: MNT
Để khảo sát công hiệu thuốc mới, các nhà khoa học cho chuột đực 20-22 tháng tuổi dùng dung dịch sữa bào chế từ câu kỷ tử chiếm 5% khẩu phần ăn hằng ngày của chúng trong vòng 30 ngày. Trong thời gian này, chuột được tiêm 2 liều vắc-xin cúm trước khi nhóm nghiên cứu cho chúng bị nhiễm bệnh. Sau đó, họ xét nghiệm kháng thể cúm, đánh giá triệu chứng nhiễm bệnh, kể cả tình trạng sụt cân.
Các nhà khoa học phát hiện phản ứng kháng thể cao hơn ở chuột được cho dùng câu kỷ tử so với nhóm chuột đối chiếu, chỉ được tiêm vắc-xin. Các nhà khoa học còn cô lập tế bào tua (dạng tế bào miễn dịch kích hoạt tế bào T chống nhiễm bệnh) cho chúng ủ bệnh trong 1 tuần và xử lý bằng dung dịch câu kỷ tử cô đặc. Họ nhận thấy câu kỷ tử tăng cường độ chín và hoạt động của kháng nguyên hiện diện trong tế bào tua, chứng tỏ phản ứng miễn dịch trở nên phong phú hơn.
Video đang HOT
Đồng tác giả nghiên cứu, TS Dayong Wu giải thích: “Câu kỷ tử chứa nhiều carbohydrate phức tạp gọi là polysaccharide cũng như các vitamin, carotenoid và flavonoid. Những nghiên cứu trong tương lai là cần thiết để hiểu thêm các thành phần này kích hoạt tế bào tua như thế nào”.
Theo VNE
Ngăn chặn bệnh cúm
Thời tiết trở lạnh cũng là lúc bệnh cúm có cơ hội tấn công. Để thoát khỏi căn bệnh khó chịu này, bạn hãy áp dụng một số lời khuyên trên Woman'sDay.
Rửa tay thường xuyên giúp đề phòng bệnh cúm - Ảnh: Shutterstock
Tăng sức đề kháng
Đừng nghĩ chỉ cần tiêm vắc-xin cúm thì bệnh cúm sẽ không đến thăm; điều này chỉ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh khoảng 60% mà thôi. Ngoài ra, cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày vì hoạt động thể chất vừa phải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy những người có thói quen vận động hằng ngày ít có nguy cơ bị bệnh cúm tấn công nhiều hơn so với những người lười biếng.
Rửa tay thường xuyên
Làm sạch bề mặt nhà cửa và các vật dụng trong nhà với các chất tẩy trùng để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, rửa tay thường xuyên cũng là nguyên tắc vàng trong phòng bệnh cúm cũng như phòng các bệnh dễ lây qua đường hô hấp, tiêu hóa.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có 5% số người rửa tay thực sự giết chết vi trùng, bởi thời gian để làm một đôi tay sạch sẽ cần thiết là khoảng 20 giây; trong khi rất nhiều người chỉ rửa qua loa, tối đa chỉ có 6 giây.
Uống trà
Uống trà, đặc biệt là trà xanh chứa nhiều thành phần có lợi, trong đó có chất mang tính diệt khuẩn có thể diệt được lượng lớn vi khuẩn. Đồng thời, vitamin C trong trà xanh còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống đỡ với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Hạn chế tiếp xúc người bệnh
Vi rút cúm có thể "nhảy xa" đến gần 2 mét trong không khí và sống từ 2-8 giờ trên các bề mặt cứng, theo nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí Journal of Infectious Diseases; vì thế khi biết người nào đó đang bị cúm, tốt nhất nên giữ khoảng cách xa một chút. Cúm lây lan trong không khí, đặc biệt khi người bệnh ho hoặc hắt xì.
Làm sạch bàn làm việc
Thường xuyên dùng khăn ướt có thành phần sát khuẩn lau sạch khu vực xung quanh bàn làm việc như bàn phím, máy vi tính, điện thoại, bìa hồ sơ để giết chết các vi trùng gây bệnh. Đây được xem là cách hữu hiệu hạn chế nguy cơ mắc bệnh cúm khi tiết trời se lạnh.
Theo TNO
Ngừa lây nhiễm cúm Cảm cúm, đau họng, viêm phế quản, bệnh dạ dày, đường ruột đang kéo đến cùng với thời tiết se lạnh của những ngày cuối năm. Làm gì để tự bảo vệ? Trái gió trở trời dễ gây ra cảm cúm - Ảnh: Shutterstock Môi trường nơi công sở thường ô nhiễm hơn chúng ta tưởng, nhất là khi có người hắt hơi...