Cậu bé bán vé số trở thành thầy giáo tiếng Anh
Mồ côi cha mẹ từ khi chưa đầy 1 tháng tuổi, lớn lên ở làng trẻ em SOS, Lê Hoàng Phong (sinh năm 1992) đã nỗ lực trở thành giáo viên tiếng Anh.
Trong 2 năm qua, Phong đã hỗ trợ hơn 100 sinh viên học tiếng Anh miễn phí tại trung tâm của mình.
Lê Hoàng Phong là 1 trong 4 thủ lĩnh trẻ tương lai Việt Nam được lựa chọn vào chương trình kết nối các nhà lãnh đạo tương lai (Future Leaders Connect Program), một chương trình chính sách toàn cầu của Hội đồng Anh.
Nỗ lực vượt nghịch cảnh
Khi mới 1 tháng tuổi Lê Hoàng Phong được đưa đến sống tại làng trẻ SOS (quận Gò Vấp, TPHCM). Được sự chăm bẵm của mẹ Nguyễn Thị Hạnh (năm nay đã 73 tuổi) và các mẹ ở làng trẻ SOS, cũng như sự tương trợ từ những nhà hảo tâm khắp mọi nơi, Phong khôn lớn từng ngày và là một người biết suy nghĩ trước sau.
Cách đây 12 năm, tròn 18 tuổi cũng là lúc Phong lần đầu biết được thông tin về cha mẹ mình. Theo hồ sơ làm thủ tục nhận trẻ vào làng trẻ em SOS, Phong sinh ra ở ấp 4, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, Tây Ninh. Cả cha lẫn mẹ đều đã mất, người nhận nuôi ở Tây Ninh cũng quá khó khăn, thường xuyên phải nhận cứu trợ. Phong còn một người anh trai bị mù. Tuy nhiên, cho đến bây giờ Phong chẳng biết được anh trai còn sống hay đã mất.
Video đang HOT
Đến khi tốt nghiệp cấp 3, Phong quyết tâm thi đại học nhưng bị trượt. Lúc đó nhiều người khuyên Phong đi học nghề sửa xe hay trang điểm hoặc đầu bếp… nhưng Phong vẫn ấp ủ ước mơ được học đại học. Phong nhớ lại: “Khi biết tin tôi không đậu đại học, mẹ Hạnh đã động viên rất nhiều. Biết tôi mong muốn sẽ thi lại vào năm sau mẹ lặn lội đạp xe mấy chục cây số lên huyện Củ Chi (TPHCM) mượn 1 chỉ vàng để tôi học tiếng Anh và ôn thi đại học. Chính từ sự việc đó, tôi tự nhủ phải quyết tâm, nỗ lực để không thể làm phụ lòng mẹ được”.
Với sự nỗ lực của bản thân và mong muốn sau này trở thành một phiên dịch viên, năm 2011 Phong đã thi đậu vào ngành Quốc tế học, Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Bước vào đại học cuộc sống của Phong gặp nhiều khó khăn, chàng trai bươn chải đủ nghề từ bán vé số đến phát tờ rơi, phục vụ quán ăn, gia sư, bán mỹ phẩm, làm lễ tân khách sạn,… tất cả để tích lũy tiền trang trải cuộc sống và đi học thêm tiếng Anh.
Phong cho biết: “Bản thân tiếp xúc với tiếng Anh từ đầu cấp 2, tuy nhiên học tại trường làng trẻ SOS cũng chỉ học chủ yếu từ vựng và ngữ pháp chứ không có điều kiện để đi học thêm ở các trung tâm. Khi vào đại học, ngoài học thêm môn học này, tôi còn tham gia các hội thi, câu lạc bộ tiếng Anh trong trường. Nhờ đó mà ngày càng tích lũy được nhiều kiến thức”.
Đặc biệt, năm thứ 2 đại học, một người anh cùng ở làng trẻ em SOS với Phong năm xưa trúng số, mua được căn nhà nhỏ nên Phong đã dời về sống cùng. Cuộc sống đỡ cực hơn nên Phong tập trung học tiếng Anh rồi được nhận làm trợ lí phiên dịch cho các sự kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam. Việc ngồi dịch ở cabin đã khiến trình độ của Phong tiến bộ nhanh chóng. Khép lại 4 năm đại học, Phong giành học bổng học thạc sĩ về quản lý giáo dục tại Malaysia.
Lê Hoàng Phong tặng 40 thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh nghèo Trường THCS Bàu Năng.
Thành lập “Học bổng Hạnh” hỗ trợ học sinh, sinh viên
Năm 2017, Phong từ bỏ cơ hội của mình đang có ở Malaysia để về Tây Ninh dạy tiếng Anh tại Trường THCS Bàu Năng và THCS Chà Là (huyện Dương Minh Châu). Theo như chia sẻ của Phong, sở dĩ bản thân quyết định vậy là vì muốn dạy trẻ em những kiến thức ở chính vùng đất anh đã được sinh ra. Phần nữa mẹ Hạnh đã già yếu, Phong muốn được ở gần lo cho mẹ, sợ khi mẹ có cơ sự gì thì không thể nào về bên mẹ kịp.
“Hiện nay mẹ Hạnh về hưu, dọn về nhà hưu trí của làng trẻ sống. Nhìn thấy mái tóc điểm bạc của mẹ, tôi sợ cái ngày tôi không còn mẹ trên đời lại đến gần. Vì thế, tôi luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình đầy gian nan. Bởi mẹ là người duy nhất đến cạnh và động viên tôi từ nhỏ đến khi trưởng thành”, Phong tâm sự.
Suốt những năm qua, Phong đã đặt chân đến gần 20 quốc gia như Colombia, Nga, CH Czech, Slovakia, Áo, Mỹ… Có cơ hội được làm việc trong nhiều tập đoàn nước ngoài với mức lương cao nhưng chàng trai này từ chối và quyết định lập nghiệp ở Việt Nam. Năm 2020, anh mở doanh nghiệp xã hội lấy tên YOURE và dạy tiếng Anh cho người trẻ. Cũng trong năm đó, Phong đã quyết định trích 51% lợi nhuận thu được để thành lập “Học bổng Hạnh” mang tên người mẹ đã chăm sóc nuôi dưỡng anh từ bé. Học bổng này nhằm hỗ trợ học phí học tiếng Anh tại Trung tâm YOURE cho các sinh viên từ mọi tỉnh thành có hoàn cảnh khó khăn.
Phong chia sẻ: “Suốt 2 năm qua, “Học bổng Hạnh” đã hỗ trợ hơn 100 sinh viên lớp học online và 14 sinh viên học trực tiếp tại trung tâm của tôi. Cùng với đó “Học bổng Hạnh” còn tặng 162 thẻ bảo hiểm y tế cho các em học sinh tại Trường THCS Chà Là và THCS Bàu Năng. Mẹ Hạnh, người đã nuôi tôi và bao anh chị em khác ở làng trẻ SOS, tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương. Và bây giờ tôi tiếp tục đi theo hành trình của tình yêu thương ấy, giống như mẹ”.
Em Lâm Quỳnh Như (quê Tây Ninh) sinh viên năm 3 Trường ĐH Nông Lâm (TPHCM) chia sẻ: “Biết hoàn cảnh khó khăn của em nên thầy Phong đã thông tin về quỹ học bổng và đồng ý hỗ trợ em. Em được học online miễn phí từ tháng 9/2021. Đến tháng 4/2022 em đến Trung tâm YOURE học trực tiếp, tuy nhiên em chỉ phải đóng học phí rất ít, còn lại được thầy Phong hỗ trợ hết. Nhờ có sự giúp đỡ đó mà trình độ tiếng Anh của em tiến bộ nhanh chóng”.
Cô Võ Thị Hạnh, Hiệu trưởng Trường THCS Bàu Năng (huyện Dương Minh Châu), nơi mà Phong từng dạy học khoảng thời gian từ năm 2017 – 2019 chia sẻ: “Thầy Phong là một người rất tâm huyết với nghề, gần gũi với học sinh, thời điểm đó học sinh trong lớp ai cũng mong đến giờ dạy của thầy. Đến bây giờ thầy Phong vẫn giữ liên lạc với nhà trường, tháng 11 vừa rồi Phong cũng hỗ trợ 40 thẻ bảo hiểm y tế cho các em học sinh nghèo. Biết những thành tựu của thầy Phong đã đạt được, tất cả chúng tôi đều tự hào về người đồng nghiệp, người em thân thiết”.
Cuối năm 2021, Phong là một trong bốn thủ lĩnh trẻ tương lai Việt Nam được lựa chọn vào chương trình kết nối các nhà lãnh đạo tương lai (Future Leaders Connect Program), một chương trình chính sách toàn cầu của Hội đồng Anh. Chương trình có sự tham gia của 63 bạn trẻ đến từ 13 quốc gia, được lựa chọn từ hơn 9.000 hồ sơ xuất sắc nhất trên toàn thế giới.
Hội đồng Anh được cấp phép tổ chức thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định phê duyệt cho Hội đồng Anh và các công ty liên kết tổ chức thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS vào chiều 18-11 vừa qua.
Hội đồng Anh (Vương quốc Anh) và các công ty liên kết được phép tổ chức trở lại việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh IELTS. Ảnh: T.L
Theo quyết định phê duyệt này, Hội đồng Anh (Vương quốc Anh) và 4 công ty liên kết được phép tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS. Các công ty đó là Công ty TNHH British Council (Việt Nam), Công ty TNHH công nghệ giáo dục Đông A, Công ty cổ phần phát triển giáo dục và đào tạo ODIN, Công ty TNHH University Access Centre Việt Nam.
TTXVN đưa tin, thời hạn tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS giữa Hội đồng Anh và các công ty liên kết trên là 5 năm kể từ ngày ban hành quyết định. Địa điểm tổ chức thi là tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và TPHCM.
Trước đó, ngày 17-11 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt cho Công ty TNHH Giáo dục IDP (Việt Nam) được liên kết, phối hợp với công ty IELTS Australia Pty Ltd tại Úc để tổ chức thi và cấp chứng chỉ IELTS.
Hội đồng Anh chính thức được tổ chức thi IELTS trở lại Ngày 18/11, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ ký quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS giữa Cty TNHH British Council (Việt Nam), Cty TNHH Công nghệ giáo dục Đông A, Cty CP Phát triển giáo dục và đào tạo ODIN, Cty TNHH University Access Centre Việt Nam và Hội đồng Anh (Vương quốc...