Cắt thành công khối u nhầy lớn trong tim người phụ nữ
Nữ bệnh nhân 54 tuổi ở TP HCM đến khám tại bệnh viện trong tình trạng khó thở, cảm thấy hồi hộp.
Kết quả siêu âm tại Bệnh viên Đại học Y Dược TP HCM phát hiện có một khối u nhầy lớn trong tim người bệnh với kích thước 6×4x3 cm, lấp gần hết lỗ van hai lá, gây cản trở dòng máu qua tim đi nuôi cơ thể.
Các bác sĩ đánh giá khối u cản trở nghiêm trọng dòng máu nuôi cơ thể hoặc có khả năng bị vỡ gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc động mạch nuôi ruột, thận và hai chân… Người bệnh được chỉ định phẫu thuật nội soi.
Sau mổ 5 ngày, người bệnh đã khỏe mạnh và xuất viện, tình trạng khó thở và hồi hộp không còn. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Định – Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biếtphẫu thuật nội soi giúp người bệnh phục hồi nhanh, giảm thời gian nằm viện, vết mổ thẩm mỹ và tránh biến chứng nhiễm trùng xương ức
Ê kíp bác sĩ đang phẫu thuật nội soi tim cho bệnh nhân. Ảnh: N.P
Video đang HOT
U nhầy nhĩ trái là bệnh lý tim mạch không hiếm gặp và có thể gây đột tử. Tuy là một bệnh lý nguy hiểm, song u nhầy nhĩ trái có thể được điều trị triệt để với tỉ lệ tái phát u rất thấp.
Trường hợp có triệu chứng bệnh thường là khó thở khi gắng sức chiếm 75%, nặng hơn là phù phổi cấp. Có 20% trường hợp bị ngất do khối u làm bít tắc lỗ van 2 lá. Những trường hợp không có triệu chứng cho đến biểu hiện đầu tiên là đột tử. Những dấu hiệu khác như yếu liệt nửa người, dấu hiệu thần kinh khác do một phần khối u bung ra làm tắc các mạch máu nuôi não.
Có đến 90% trường hợp mắc u nhầy nhĩ mà không xác định được nguyên nhân gây bệnh, khoảng 10% người bệnh mắc u nhầy nhĩ được cho là do di truyền. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với đàn ông, độ tuổi trung bình mắc bệnh là 50 tuổi.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Cẩn trọng rước bệnh từ quần áo 'sida'
Người phụ nữ ở TPHCM bị ngứa, da nổi mẩn đỏ, bác sĩ chẩn đoán bị viêm da nhiễm trùng do mặc quần áo hàng "sida".
Ở Việt Nam, quần áo "sida" có nghĩa là hàng cũ, đồ đã qua sử dụng. Tên gọi này xuất phát từ những năm 80 thế kỷ trước do Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) viện trợ quần áo cũ cho Việt Nam. Sau khi SIDA dừng chương trình viện trợ thì cái tên "sida" gắn với những món đồ cũ, quần áo đã qua sử dụng. Việc chữ "sida" trùng với tên gọi căn bệnh SIDA/AIDS chỉ là ngẫu nhiên.
Bác sĩ Trần Thiên Tài, Phòng khám Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, nhiều bệnh nhân đến viện khám do mắc một số bệnh lý ngoài da như dị ứng và các bệnh lây nhiễm. Nguyên nhân sau khi sàng lọc lâm sàng cho thấy họ mắc bệnh do mặc quần áo "sida".
Theo bác sĩ Tài, hầu hết loại quần áo này không có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác và chất liệu rõ ràng. Chúng thường được đóng thành kiện hàng lớn và cất giữ trong môi trường ẩm mốc. Nhiều nơi bày bán để quần áo tràn lan trên nền nhà, vỉa hè... vô tình tạo thành ổ chứa mầm bệnh. Từ đó, người dùng dễ có nguy cơ lây nhiễm và nhiễm trùng bởi các vi sinh vật, nấm mốc, con cái ghẻ hoặc tác nhân gây dị ứng như con mạt bụi nhà.
Nhiều người, nhất là người có cơ địa dị ứng, hen suyễn, chàm khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh sẽ có các biểu hiện ở da như ngứa rát, nổi mẩn đỏ hoặc viêm đường hô hấp như chảy nước mũi, lên cơn khò khè, ho, khó thở..."Người dùng có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa vì mặc quần, đồ bơi hoặc đồ lót từ chủ nhân trước của những trang phục này", bác sĩ Tài chia sẻ.
Những loại đồ cũ này được thu gom theo nhiều cách và giặt tẩy bằng hóa chất có mùi đặc trưng để khử mùi và làm mới. Khi mua về, dù giặt sạch nhưng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, bác sĩ Tài cho biết thêm.
Quần áo "sida" nếu không giặt tẩy kỹ sẽ có nguy cơ gây các bệnh da liễu và bệnh phụ khoa. Ảnh: Cẩm Anh
Bác sĩ Tài khuyến cáo, tốt nhất nên mua quần áo mới và hạn chế mặc các loại đồ cũ khi không biết rõ nguồn gốc. Nếu dùng hàng "sida" phải giặt kỹ, nhúng bằng nước sôi, diệt khuẩn xà phòng, phơi nắng và ủi mặt trái của quần áo ở nhiệt độ cao nhiều lần. Bởi, một số tác nhân vi sinh vật bền với nhiệt độ, khó tiêu diệt ở môi trường thông thường.
Ngoài ra, khi chọn mua không nên mặc thử trước. Tuyệt đối tránh mua đồ lót, đồ bơi đã qua sử dụng vì đây là loại quần áo bó sát cơ thể, vùng kín, vùng kẽ, trong điều kiện thuận lợi dễ gây bệnh.
Đồ "sida" ở Việt Nam còn được gọi là hàng thùng, đồ cũ, hàng secondhand bao gồm quần áo, đồ lót, đồ bơi, giày dép, chăn, gối, thú nhồi bông... Những mặt hàng này có mẫu mã đa dạng, xuất xứ từ nhiều nước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc... Vì là đồ cũ nên hàng sida có giá khá rẻ, từ vài nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng. Một số đồ cũ có thương hiệu nổi tiếng giá lên đến hàng triệu đồng một bộ.
Cẩm Anh
Theo vnexpress.net
Lần đầu tiên dùng robot phẫu thuật lấy thận ghép Chợ Rẫy trở thành bệnh viện đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á triển khai lấy thận hiến trên người cho sống bằng robot phẫu thuật. Từ thành công bước đầu, bệnh viện kỳ vọng bảo hiểm y tế sớm thanh toán cho kỹ thuật trên để nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh. Ngày 27/6, BS Thái Minh Sâm,...