Cắt bỏ vú, buồng trứng của phụ nữ có gene ung thư vú có thể kéo dài cuộc sống
Đây là quyết định mà không người phụ nữ nào muốn nhưng nghiên cứu mới cho thấy, những bệnh nhân ung thư vú trẻ có gene nguy cơ cao có thể ngăn ngừa ung thư tái phát nếu cắt bỏ vú hoặc buồng trứng.
Nội dung
Phẫu thuật cắt bỏ vú và buồng trứng giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú
Phụ nữ có đột biến gene BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn
Phẫu thuật cắt bỏ vú và buồng trứng giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú
Theo những phát hiện được trình bày tại Hội nghị Ung thư vú San Antonio, bệnh nhân ung thư vú ở độ tuổ.i 40 hoặc trẻ hơn có đột biến BRCA có nguy cơ t.ử von.g thấp hơn 35% và nguy cơ tái phát ung thư thấp hơn 42% nếu họ trải qua ca phẫu thuật giảm nguy cơ cắt bỏ vú. Người bệnh cũng có nguy cơ t.ử von.g thấp hơn 42% và nguy cơ tái phát thấp hơn 32% sau khi cắt bỏ buồng trứng.
Đối với nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của gần 5.300 bệnh nhân ung thư vú có đột biến BRCA được điều trị tại 109 bệnh viện trên 5 châu lục. Tất cả những phụ nữ này đều được chẩn đoán mắc ung thư vú ở độ tuổ.i 40 hoặc trẻ hơn trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2020.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trong số những bệnh nhân này, gần 3.900 người đã trải qua ít nhất một cuộc phẫu thuật để giảm nguy cơ, bao gồm khoảng hơn 1.800 người phải cắt bỏ cả vú và buồng trứng. Kết quả cho thấy những phụ nữ có đột biến BRCA1 được hưởng lợi nhiều hơn những người có đột biến BRCA2, với nguy cơ t.ử von.g giảm 56% so với 15%.
Phụ nữ có đột biến gene BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Matteo Lambertini, Phó Giáo sư khoa Ung thư tại Bệnh viện Policlinico San Martino thuộc Đại học Genova-IRCCS (Ý) cho biết: “Nghiên cứu toàn cầu này cung cấp bằng chứng cho thấy phẫu thuật giảm nguy cơ cải thiện kết quả sống sót ở những người trẻ mang đột biến BRCA có tiề.n sử ung thư vú khởi phát sớm. Chúng tôi tin rằng những phát hiện của chúng tôi có vai trò quan trọng trong việc cải thiện việc tư vấn cho những người mang đột biến BRCA mắc ung thư vú khởi phát sớm về các chiến lược quản lý rủi ro ung thư”.
Tiến sĩ Lambertini lưu ý rằng, những tác động tiêu cực cũng phải được xem xét, đặc biệt là khi nói đến việc cắt bỏ buồng trứng. Cắt bỏ buồng trứng dẫn đến vô sinh và mãn kinh sớm. Điều quan trọng là phải hiểu các ca phẫu thuật giảm rủi ro ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân như thế nào để có thể cân nhắc cẩn thận những rủi ro và lợi ích của các thủ thuật này.
Phụ nữ có đột biến gene BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn
Từ lâu người ta đã biết rằng phụ nữ có đột biến gene BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), BRCA1 (gene ung thư vú 1) và BRCA2 (gene ung thư vú 2) là những gene sản xuất protein giúp sửa chữa DNA bị hư hỏng. Mỗi người đều có hai bản sao của mỗi gene này, một bản sao được thừa hưởng từ mỗi cha mẹ.
Những người thừa hưởng một thay đổi có hại (còn gọi là đột biến hoặc biến thể gây bệnh) ở một trong những gene này có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao hơn, đáng chú ý nhất là ung thư vú và ung thư buồng trứng nhưng cũng có một số loại ung thư khác. Những người thừa hưởng một thay đổi có hại ở BRCA1 hoặc BRCA2 cũng có xu hướng phát triển ung thư ở độ tuổ.i trẻ hơn những người không có biến thể như vậy.
Xét nghiệm di truyền giúp xác định nguy cơ có đột biến BRCA.
Nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng tăng đáng kể ở những người thừa hưởng sự thay đổi có hại ở BRCA1 hoặc BRCA2.
Hơn 60% phụ nữ thừa hưởng đột biến BRCA sẽ mắc ung thư vú trong suốt cuộc đời. Tương tự như vậy, có tới 58% phụ nữ có đột biến BRCA1 và 29% phụ nữ có đột biến BRCA2 sẽ mắc ung thư buồng trứng.
Những người thừa hưởng sự thay đổi có hại ở BRCA1 hoặc BRCA2 có một số lựa chọn để giảm nguy cơ ung thư bao gồm sàng lọc nâng cao, phẫu thuật giảm nguy cơ (còn được gọi là phẫu thuật dự phòng hoặc phòng ngừa) và dùng thuố.c để giảm nguy cơ.
Loại bỏ tình trạng phù bạch mạch tay cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú
Rất ít trung tâm trên thế giới thực hiện được kỹ thuật phẫu thuật điều trị bằng chuyển vạt hạch tự do bằng kỹ thuật siêu vi phẫu cho bệnh nhân phù bạch mạch tay.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mang lại cuộc sống mới cho người bệnh bằng kỹ thuật này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình-Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Sau ca phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, nạo vét hạch do ung thư và xạ trị sau mổ, bà N.T.K.O, 64 tuổ.i gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do cánh tay bị sưng to, nặng nề và thường xuyên bị đau nhức do di chứng phù bạch mạch tay. Bà O. đã đến Khoa Phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình-Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để được thăm khám và chữa trị.
Tại đây, các bác sĩ đã chẩn đoán bà O. bị phù bạch mạch tay sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú và đề nghị phương pháp phẫu thuật điều trị bằng chuyển vạt hạch tự do bằng kỹ thuật siêu vi phẫu.
Ca phẫu thuật diễn ra thành công và sau 1 tuần theo dõi hồi phục, bà O. đã có thể nhìn thấy những thay đổi tích cực trên cánh tay của mình.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình-Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, nạo vét hạch và xạ trị, nhiều bệnh nhân phải đối mặt với di chứng phù bạch mạch cánh tay.
Đây là một biến chứng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bệnh thường phải tìm đến nhiều nơi để chữa chạy nhưng đều không hiệu quả và bệnh sẽ càng ngày càng tiến triển nặng thêm.
Lý do cánh tay bị sưng to là bình thường bạch mạch được dẫn lưu từ ngoại vi về cơ thể thông qua hệ thống hạch và bạch huyết vùng nách. Trong quá trình điều trị phẫu thuật và xạ trị ung thư vú các hạch và hệ thống bạch huyết sẽ được lấy bỏ hoặc phá hủy để giảm nguy cơ lan rộng của tế bào ung thư.
Chính vì vậy, mặc dù bệnh ung thư vú được điều trị ổn định, tuy nhiên sau đó cánh tay của bệnh nhân vẫn có thể sưng to lên dần dần, đây là hiện tượng phù bạch mạch do đường lưu thông đã bị cản trở.
Bệnh nhân trước mổ và sau mổ phù bạch mạch cánh tay bằng chuyển hạch siêu vi phẫu.
Nguyên lý của siêu vi phẫu chuyển hạch là lấy được một vạt hạch từ một phần bình thường khác của cơ thể (ở các vị trí như bẹn, nách bên lành, hố thượng đòn,...) để chuyển đến vị trí cánh tay bị phù bạch mạch. Khâu nối vạt hạch đó với các mạch má.u nhỏ li ti nơi nhận bằng kỹ thuật siêu vi phẫu. Nếu vạt hạch sống tốt, nó sẽ giúp dẫn lưu bạch huyết, giảm sưng và cải thiện chức năng vận động của cánh tay. Đồng thời, kỹ thuật hút mỡ tạo hình sẽ giúp thon gọn cánh tay, mang lại thẩm mỹ cho người bệnh.
Bác sỹ chuyên khoa II Trần thị Thanh Huyền, 1 thành viên của kíp mổ cho biết: Khó khăn lớn nhất ở đây là rất ít trung tâm trên thế giới thực hiện được kỹ thuật này vì các mạch má.u nuôi hạch là các mạch siêu nhỏ đường kính chỉ từ 0.2-0.4mm (ước khoảng 1/3, 1/4 que tăm) nên đòi hỏi các phẫu thuật viên vi phẫu dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi, dụng cụ, chỉ siêu vi phẫu (kích thước có khi chỉ 1/5-1/10 sợi tóc).
Tuy nhiên, do các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công nhiều ca siêu vi phẫu nối lại các bộ phận cơ thể đứt rời môi, mũi, tai... cũng như khâu nối bạch mạch với tĩnh mạch chi thể nên kỹ thuật siêu vi phẫu không còn là khó khăn.
Để bảo đảm thành công cao nhất cho ca siêu vi phẫu chuyển hạch này, ngoài kính hiển vi và dụng cụ siêu vi phẫu, bệnh viện còn đầu tư hệ thống máy móc chẩn đoán hiện đại chuyên dụng thăm dò hệ thống bạch mạch để có thể chẩn đoán vị trí tắc bạch mạch, xác định hạch bạch huyết có hay không, chức năng sống tốt hay không để có thể chẩn đoán và theo dõi tốt nhất cho người bệnh.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà cho biết thêm, mặc dù các phương pháp kỹ thuật điều trị phù bạch mạch như chuyển vạt hạch, nối bạch tĩnh mạch đã được triển khai thường quy tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình-Thẩm mỹ, đội ngũ y, bác sĩ khoa không ngừng học hỏi và cải tiến các kỹ thuật phẫu thuật ngang tầm thế giới.
Kỹ thuật chuyển hạch siêu vi phẫu cũng đã được triển khai thành công tại khoa cho các cháu bé không may mắc chứng phù bạch mạch bẩm sinh ở tr.ẻ e.m. Ngoài tạo hình chuyển hạch siêu vi phẫu điều trị phù bạch mạch tay, chân, các phẫu thuật viên còn có thể kết hợp tái tạo lại bầu ngực bị cắt bỏ do ung thư bằng chuyển vạt cơ thẳng bụng vi phẫu (Vạt DIEP), vạt cơ lưng to hoặc đơn giản chỉ là đặt túi nâng ngực.
Một bệnh ung thư đang gia tăng ở phụ nữ trẻ Một thống kê mới đây cho thấy trong 9 năm (từ 2012 đến 2021), tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ Mỹ tăng đều đặn 1%/năm. Trong khi tỷ lệ t.ử von.g vì ung thư vú giảm mạnh, tỷ lệ mắc mới lại tăng đều mỗi năm với độ tuổ.i chẩn đoán bệnh ngày một trẻ hơn. Ảnh: Freepik. Một báo...