Cảnh giác với nhiều bệnh nguy hiểm khi mắt xuất hiện quầng thâm
Theo các chuyên gia, hiện tượng này còn có thể là tín hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nghiêm trọng đang ẩn sâu bên trong cơ thể.
Quầng thâm ở mắt là một hiện tượng thường gặp ở những người thức khuya, ngủ không đủ giấc hoặc bị stress. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện tượng này còn có thể là tín hiệu cảnh báo cho những căn bệnh nghiêm trọng hơn đang ẩn sâu bên trong cơ thể.
Gan là cơ quan nhận nhiệm vụ giải độc cho cơ thể. Khi gan gặp vấn đề, các chất độc trong cơ thể sẽ không được chuyển hóa hoàn toàn, dẫn đến hiện tượng tích tụ melanin ở mắt theo thời gian. Tình trạng này càng dễ gặp ở những người mắc bệnh gan mạn tính, khi hiện tượng tích tụ melanin kết hợp cùng sự lưu thông của máu đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi các độc tố.
Theo thống kê, khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện “quầng đen” ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt…
Video đang HOT
Theo y học cổ truyền, hiện tượng quầng thâm ở mắt có thể do bệnh suy thận gây ra. Cụ thể, việc thận bị thiếu tinh chất do mắc bệnh cũng sẽ khiến mắt bị thiếu đi chất dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng mắt dễ bị thâm, giảm thị lực…
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng lọc tiểu cầu thận, khiến nó không thể đảm nhiệm chức năng lọc máu và chất thải, điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải cũng như sản xuất hormone. Suy thận được chia làm 5 cấp độ với mức nguy hiểm tăng dần.
Nhiều nguyên nhân có thể khiến thận bị suy, có thể kể đến như chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, ăn quá mặn thậm chí là quan hệ vợ chồng quá thường xuyên.
Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm loét và tổn thương kéo dài nhiều năm, bệnh tiến triển chậm, tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú tại một vùng nhất định trong niêm mạc dạ dày. Những người mắc phải căn bệnh này sẽ rơi vào tình trạng khó tiêu dài ngày, hấp thu kém có thể dẫn đến xuất hiện quầng thâm ở mắt. Đặc biệt, với các bệnh nhân mắc viêm dạ dày mạn tính kèm theo suy nhược thần kinh thì càng dễ bị quầng thâm ở mắt.
Tình trạng viêm mũi sẽ khiến người bệnh bị hắt hơi và chảy nước mũi thường xuyên. Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch ở gần xoang dưới mắt dễ bị chảy máu, từ đó làm xuất hiện quầng thâm mắt.
Đặc biệt với những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, tình trạng quầng thâm ở mắt sẽ xuất hiện càng thường xuyên hơn.
Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện tượng quầng thâm ở mắt cũng liên quan đến các yếu tố sau:
- Lối sống: Thức khuya, thiếu ngủ, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm, lạm dụng rượu bia và thuốc lá. Những tác nhân này sẽ gây rối loạn nội tiết, dẫn đến sự xuất hiện của quầng thâm ở mắt.
- Vấn đề về da: Vùng da quanh mắt là nơi nhạy cảm nhất và rất dễ bị kích ứng. Khi môi trường thay đổi hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt, hắc tố melanin có xu hướng tăng sinh ở khu vực quanh mắt trước các vùng da khác, từ đó dẫn đến hiện tượng xuất hiện quầng thâm mắt mất thẩm mỹ.
- Tác động từ bên ngoài: Các mạch máu quanh mắt có thể bị vỡ sau khi khu vực này chịu tác động mạnh từ ngoại lực, dẫn đến hiện tượng xung huyết, khiến vùng da này bị thâm và ngày càng đậm màu hơn theo thời gian.
Lý giải căng thẳng ảnh hưởng phản ứng viêm của cơ thể
Phản ứng của hệ miễn dịch khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng (stress) có thể làm nặng hơn tình trạng viêm của cơ thể. Theo phát hiện mới của ại học Yale (Mỹ), nguyên nhân bắt nguồn từ tế bào miễn dịch đặc biệt do tế bào mỡ nâu tiết ra.
Căng thẳng kích hoạt phản ứng có hại của hệ miễn dịch, làm xấu thêm tình trạng viêm. Ảnh: Stock.adobe
Khi bị stress, cơ thể chúng ta phản ứng bằng cách giải phóng hoóc-môn cortisol và adrenaline. iều khiến khoa học khó lý giải là hai nội tiết tố trên có chức năng ức chế hệ miễn dịch giúp giảm viêm, nhưng thực tế cho thấy trạng thái căng thẳng khiến tình trạng viêm tồi tệ hơn ở người mắc vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, các bệnh tự miễn cũng như trầm cảm, lo lắng.
i sâu tìm hiểu, Tiến sĩ Andrew Wang và các cộng sự bắt đầu nghiên cứu vai trò của tế bào miễn dịch cytokine interleukin-6 (IL-6) đối với stress sau khi quan sát thấy nồng độ cytokine tăng cao trong máu chuột bị căng thẳng. Trong loạt thí nghiệm sau đó, nhóm nghiên cứu phát hiện IL-6 được tế bào mỡ nâu giải phóng khi chuột bị stress. Cơ chế miễn dịch này làm xấu đi các phản ứng viêm. Họ còn ghi nhận khi tín hiệu giữa não và tế bào mỡ nâu bị chặn lại, tình trạng viêm giảm hẳn và con vật thí nghiệm bớt kích động hơn dù bị đặt trong môi trường căng thẳng.
Theo các nhà khoa học, phản ứng của tế bào mỡ nâu làm tăng nồng độ IL-6 sau khi cơ thể giải phóng cortisol và adrenaline. iều này giải thích tại sao căng thẳng lại kích thích chứng viêm ngay cả khi các hoóc-môn ức chế miễn dịch và chống viêm này được tiết ra.
Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy IL-6 liên quan đến các bệnh tự miễn, ung thư, béo phì, tiểu đường, trầm cảm và lo lắng. Thuốc ức chế IL-6 đã được dùng trong điều trị bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp và phần nào giảm bớt trầm cảm. Với phát hiện mới, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể cải tiến việc điều trị những hội chứng rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
Cứ tưởng 6 bài tập hít thở này không có gì đặc việt nhưng hoá ra lại giúp giảm căng thẳng vô cùng hiệu quả Theo các cuộc khảo sát của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, số người bị stress đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của con người. Emily Guarnotta, bác sĩ tâm lý kiêm nhà tâm lý học tại Merrick, New York giải thích, rất nhiều người đang...