Cảnh giác viêm gan B tái hoạt ở người lành mang virut
Nhiều nghiên cứu cho biết 90% người nhiễm virút viêm gan B sẽ khỏi hoàn toàn trong 6 tháng, 10 % còn lại là người mang mầm bệnh không triệu chứng (người lành mang virút) hoặc có biểu hiện lâm sàng. Đối với người lành mang virút viêm gan B, việc tiêm vaccin không có tác dụng nhưng việc theo dõi sức khỏe định kỳ cũng như các chỉ số về gan rất quan trọng để đề phòng virút tái hoạt động.
Người lành mang virút viêm gan B có nguy hiểm không?
Chúng ta biết rằng khi virút viêm gan B vào cơ thể người, nếu cơ thể đó chưa có miễn dịch chống virút viêm gan B thì nguy cơ bị virút tấn công là điều khó tránh khỏi. Tuy vậy, người ta thấy rằng có tới 90% người bị nhiễm virút viêm gan B sau 6 tháng sẽ khỏi hoàn toàn một cách vĩnh viễn và không để lại di chứng gì, mặc dù không cần dùng bất cứ một loại thuốc nào hoặc một tác động nào. Số 10% còn lại nhiễm virút viêm gan B hoặc có biểu hiện lâm sàng.
Virút viêm gan B.
Video đang HOT
Ở người trưởng thành, viêm gan B thể nhẹ có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá (buồn nôn, nôn), nước tiểu vàng đậm. Loại biểu hiện lâm sàng nặng (viêm gan cấp tính) thì triệu chứng lâm sàng rầm rộ hơn rất nhiều như vàng da, vàng niêm mạc lòng bàn tay, bàn chân, vàng mắt, lưỡi vàng, nước tiểu sẫm màu như nước vối, có thể phân bạc màu. Muốn xác định người bị nhiễm viêm gan B trở thành viêm gan mạn tính thể người lành mang virút viêm gan B người ta phải làm các xét nghiệm bổ sung cần thiết như HBsAg dương tính, HBeAg âm tính, xét nghiệm men gan như GSOT và SGPT bình thường. Ở đây nên hiểu là khi HBsAg dương tính chứng tỏ virút viêm gan B đang tồn tại trong cơ thể người đó và vì vậy virút viêm gan B vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác bằng đường máu (tiêm chích, châm, đánh răng, cạo râu, xăm mình, cho máu mà không xét nghiệm sàng lọc HBV…) hoặc theo đường tình dục, mẹ truyền cho con.
Làm gì để tránh virút viêm gan B tái hoạt động?
Người lành mang virút viêm gan B tạm thời virút không hoạt động cho nên không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan và không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc nào. Hiện nay có khá nhiều thuốc tây y có tác dụng ức chế làm hạn chế virút viêm gan B phát triển, nhưng chỉ dùng cho loại viêm gan B cấp tính và mạn tính. Đối với người lành mang virút viêm gan B không cần dùng bất cứ một loại thuốc gì. Thuốc nam, thuốc bắc nếu dùng có khi còn phản tác dụng mà bản thân người sử dụng không hề biết, vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng của tế bào gan. Khi xác định bị viêm gan hoặc người lành mang virút viêm gan B thì không cần tiêm vaccin viêm gan B nữa, nói một cách khác là nếu tiêm thì thừa (vaccin vô tác dụng). Tuy vậy khi đã trở thành người lành mang virút thì phải được kiểm tra sức khoẻ và làm các xét nghiệm định kỳ có liên quan đến virút viêm gan B như HBsAg, HBeAg, HBVDNA để được theo dõi thật chặt chẽ, đề phòng virút viêm gan B tái hoạt động.
Theo SKDS
Gần nửa trẻ VN không được tiêm phòng viêm gan B sau sinh
Số trẻ được tiêm ngừa viêm gan B trong ngày đầu sau sinh đã giảm mạnh trong nhiều năm qua, và cũng chỉ nhích lên 55% trong năm 2011. Không nhiều người nhận thức được vắcxin này làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh viêm gan mãn tính cho trẻ về sau.
Thông tin do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp nhân Ngày Viêm gan thế giới lần thứ hai (28/7).
Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng viêm gan B đã được thực hiện trong 10 năm qua. Nếu như năm 2005, tỷ lệ chích ngừa cho trẻ đã đạt hơn 60% thì đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn 25%. Đến năm 2009, con số này nhích lên được 40%, tuy nhiên sau đó lại giảm xuống rất thấp. Trong khi đó, tiêm vắcxin có thể ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B thậm chí sau khi phơi nhiễm với virus.
Theo WHO, trên thế giới, cứ 12 người thì có 1 người nhiễm virus viêm gan B hoặc C. Ở nước ta, ước tính cũng khoảng 9 triệu người bị nhiễm một trong hai loại virus này. Tuy nhiên, nhận thức về các bệnh này và các yếu tố nguy cơ của chúng vẫn còn rất thấp.
Trong khi đó, nếu không được điều trị, viêm gan B và C có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan. Khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% các trường hợp ung thư gan do nhiễm virus viêm gan B hoặc C.
Viêm gan do virus là tình trạng viêm gan do một trong năm loại virus viêm gan gây ra, gồm: A, B, C, D và E. Trong đó, viêm gan B và C được quan tâm đặc biệt do phần lớn những người bị nhiễm 2 loại virus này không có biểu hiện ở giai đoạn sớm của bệnh.
Viêm gan do virus có thể phòng ngừa và điều trị được hoặc chữa khỏi. Tất cả trẻ sơ sinh cần được tiêm một liều vắcxin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh và ba liều bổ sung lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi theo lịch tiêm chủng. Những liều vắcxin này làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh viêm gan mãn tính trong cuộc đời của trẻ về sau.
WHO cũng đang xây dựng hướng dẫn mới về sàng lọc, chăm sóc và điều trị nhiễm virus viêm gan B và C mãn tính.
Theo VNE
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan Mặc dù nhiều bệnh ung thư giảm, song tỷ lệ bị ung thư gan nguyên phát vẫn tăng. Có sự tăng lên là do tăng tỉ lệ nhiễm viêm gan B và C - những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Ung thư gan nguyên phát xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) bắt đầu lớn lên ở...