Canh chân gà hầm đậu phộng ngon hết nấc, ăn hoài không ngán
Với công thức làm chân gà hầm đậu phộng dưới đây giúp bạn đổi vị, chống lão hóa da vô cùng tốt.
Nguyên liệu món chân gà hầm đậu phộng
500g chân gà
50g đậu phộng
2 lát gừng
1 muỗng cà phê muối
1 muỗng canh hạt nêm
Video đang HOT
Cách làm chân gà hầm đậu phộng
Bước 1: Đầu tiên bạn hãy lấy phầnchân gàcắt bỏ móng rửa sạch, chặt làm 3 khúc, để ráo nước. Với phần đậu phộng rửa sạch ngâm vào nước ấm khoảng 30 phút trước khi mang đi nấu. Cách tốt nhất là bạn có thể mua đậu phộng đã qua sơ chế được đóng gói sẵn bán trong siêu thị vừa sạch sẽ lại không mất công sơ chế nhiều tiết kiệm thời gian.
Bí quyết là chân gà hầm đậu phộng ngon
Bước 2: Tiếp đó, bạn hãy đun sôi một nồi nước 1,5 lít, cho chân gà vào hầm khoảng 30 phút, lưu ý để nhỏ lửa và hớt bọt thường xuyên cho nước lèo được trong.
Bước 3: Sau khi bạn thấy phần chân gà chín, thêm vào nồi 50gr đậu phộng, tiếp tục hầm khoảng 20-30 phút, đến khi cả chân gà và đậu mềm nhừ.
Bước 4: Tiếp đó, bạn hãy thêm 2 lát gừng 1 thìa canh bột nêm 1 thìa cà phê muối, vậy là bạn đã có một tô canh chân gà hầm đậu phộng giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho gân cốt, nên dùng nóng ngay sau nấu.
Bước 5: Sau khi món chân gà hầm đậu phộng đã chín tới bạn sẽ thấy chúng có chứa hàm lượng lượng collagen, một loại protein có lợi cho cơ, xương, máu, sụn và dây chằng, giúp hỗ trợ, tăng cường khả năng tiêu hoá của cơ thể.
Cách làm chân gà hầm đậu phộng ngon tại nhà
Phụ nữ nếu thường ăn canh chân gà chắc chắn bạn sẽ có một khung xương vững chắc và ngăn ngừa lão hóa da một cách toàn diện. Chúc bạn thành công với món chân gà hầm đậu phộng này nhé.
Cách chọn chân gà ngon
Để có món chân gà hầm đậu phộng tươi ngon bạn nên chọn chân gà tươi ngon mới giết mổ. Đồng thời, bạn cũng nên lựa chọn chân gà ở những nơi uy tín, có như vậy món chân gà mới hấp dẫn và đảm bảo chất lượng.
Cơm nướng ống và phở khô ở phố núi Gia Lai
Sau khi tước ống nứa lúc cơm còn ấm, thực khách có thể bẻ thành từng khúc chấm với muối sả lá é ớt rừng hoặc dùng kèm với một miếng thịt gà nướng thơm phức.
Cơm nướng ống là cách gọi ở miền núi phía Bắc và sau này người Kinh áp dụng đối với đồng bào Tây Nguyên. Món này còn được gọi là cơm lam, thường xuất hiện trong các bữa ăn ở vùng núi, đặc biệt là Kon Tum, Gia Lai.
Cách làm món cơm này khá đơn giản, chỉ cần ống nứa (hoặc vầu, lồ ô) tươi có một đầu được bít lại, sau đó cho gạo nương đã được ngâm vào. Người dân tiếp tục đổ nước, dùng lá dong hoặc lá chuối rừng nút chặt lại, đặt lên bếp lửa cháy và chờ đến khi cơm chín. Người nướng phải khéo léo để cơm không sống hoặc bị nhão.
Tùy mỗi nơi mà cơm nướng ống có hình dáng và mùi vị khác nhau, nhưng món này ăn ngon nhất khi kèm với thịt nướng
Cơm nướng ống khi chín sẽ được xếp ra gọn gàng và thực khách nên dùng ngay khi còn ấm nóng. Bạn chỉ cần tước nứa ra thành nhiều phần, bẻ khúc cơm và chấm với muối sả lá é ớt rừng, hoặc dùng kèm với miếng thịt gà nướng sẽ càng làm tăng hương vị của món cơm. Ngoài ra, thực khách cũng có thể ăn cơm nướng ống với muối đậu phộng giã, thịt nướng các loại hoặc ăn không cũng có thể cảm được hương vị riêng của của món này.
Cũng tại Gia Lai, du khách còn có thể tìm thử một món khác không kém phần đặc trưng, đó chính là phở khô. Món này có tên gọi khác là phở hai tô, vì khi thưởng thức, thực khách sẽ được phục vụ hai tô, gồm bánh phở và nước súp.
Bánh phở làm từ bột gạo cay, có sợi nhỏ, săn và mịn, khi trụng nóng sợi phở sẽ mềm dai. Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, vón cục để khách dễ thêm tương nâu, xì dầu hoặc tương ớt.
Tô phở khô Gia Lai có thể nói chính là đặc sản ở phố núi
Tô phở khô nhất định không thể thiếu thịt heo bằm nhỏ, gà xé sợi và hành khô phi giòn. Còn tô nước lèo gồm nước ninh gà, thịt bò tái hoặc bò gân, bắp hay bò viên tùy khẩu vị mỗi người. Rau ăn kèm với phở khô là xà lách, húng quế, giá trụng.
Khi thưởng thức phở khô, bạn sẽ chủ động gia giảm nêm trộn theo khẩu vị. Gắp một đũa phở cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị dai ngọt của sợi phở, thơm đậm đà của tương, giòn của giá và ngọt thanh của nước lèo.
Du khách đến Gia Lai, có thể bắt gặp cơm nướng ống ở hầu hết bữa ăn cùng người dân địa phương. Còn đối với phở khô, bạn có thể ăn ở quán trên đường Nguyễn Văn Trỗi. Giá một tô phở khoảng 25.000 đến 35.000 đồng.
Cách làm bún hến xứ Huế tại nhà ngon, đơn giản nhất Bún hến Huế nổi tiếng với vị đặc trưng phần thịt hến ngọt thơm, đậu phộng, tóp mỡ béo ngậy, các loại rau ăn kèm hòa quyện trong vị mắm ruốc đã làm nên món bún hến say mê lòng người. Nguyên liệu làm bún hến Huế 300 gram hến Vài con nghêu 500 gram bún 1 hoa chuối non 1 bó rau...