Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt tại gia đình

Theo dõi VGT trên

Tự ý tăng liều, đổi thuốc hạ sốt có thể gây nguy hiểm cho người dùng, đặc biệt với người mắc sốt xuất huyết.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khi dùng thuốc hạ sốt tại gia đình - Hình 1

Khi sử dụng thuốc hạ sốt, cần tuân thủ đúng liều, theo đúng hướng dẫn – SHUTTERSTOCK

Tăng nguy cơ xuất huyết, chảy máu

Theo TS-BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi T.Ư, có xu hướng tăng các trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện.

Khởi đầu, trẻ mắc sốt xuất huyết có sốt cao và thường sốt cao trong 2 – 3 ngày đầu, có thể kèm theo ban xuất huyết trên da, đau bụng, nôn ói, kém ăn, tiểu ít… Các trường hợp nặng có thể xuất huyết tiêu hóa, rối loạn ý thức.

TS-BS Nguyễn Văn Lâm cho biết: “Sốt xuất huyết gây sốt cao, có thể lên đến 39 – 40 độ C, cần hạ sốt kịp thời cho trẻ. Tuy nhiên, cần tránh dùng thuốc aspirin và ibuprofen”. Thuốc có tác dụng hạ sốt sâu, kéo dài nhưng có nhiều tác dụng phụ, ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu khiến bệnh nhân tăng nguy cơ chảy máu. Aspirin còn có tác dụng phụ gây loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày, ói ra máu. “Bệnh nhân sốt xuất huyết nếu uống 2 thuốc trên, ở thể nhẹ có thể chỉ xuất huyết dưới da, thể nặng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu răng, chảy máu cam, thậm chí nôn ra máu, chảy máu ồ ạt”, BS Lâm khuyến cáo.

BS Lâm hướng dẫn: Trong vụ dịch sốt xuất huyết, nên hạ sốt cho trẻ nhỏ bằng paracetamol, nhưng phải dùng đúng liều lượng (10 – 15 mg/kg cân nặng) và mỗi liều uống cách 4 – 6 tiếng.

Video đang HOT

Song song với hạ sốt, cha mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng, uống đủ nước. Nếu trường hợp hạ sốt không hiệu quả, cần đưa trẻ đến bệnh viện, tuyệt đối không tự ý tăng liều hoặc đổi thuốc hạ sốt với mong muốn tác dụng “mạnh hơn”, vì có thể gây ngộ độc do quá liều hoặc dùng thuốc không phù hợp.

Không chủ quan với paracetamol

Theo TS-BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội): “Paracetamol là thuốc không kê đơn, nhưng có thể sẽ là thuốc gây ngộ độc thường gặp nhất trong các tân dược vì người bị đau, sốt đều dùng. Paracetamol là thuốc hạ sốt an toàn cho người mắc sốt xuất huyết nhưng vẫn có thể gây ngộ độc nếu dùng không đúng”.

BS Nguyên cho biết, người dân ngộ độc thuốc paracetamol thường do tự dùng thuốc sai dẫn đến quá liều, do quá liều lặp lại nhiều lần. Các trường hợp ngộ độc hay xảy ra khi sốt cao, sốt dai dẳng kéo dài, người bị đau kéo dài.

“Người dùng paracetamol có xu hướng không quan tâm đến liều lượng, đặc biệt là tình huống “uống xong không đỡ lại uống thêm”. Nhưng vấn đề là tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần, không để ý đến khoảng cách giữa các liều cho phép, không để ý đến tổng liều tối đa được phép, dẫn tới quá liều gây ngộ độc”, BS Nguyên lưu ý.

Chuyên gia chống độc khuyến cáo: Sử dụng thuốc giảm đau, dù là thuốc không kê đơn, vẫn luôn cần tuân thủ đúng liều trong mỗi lần uống, khoảng cách giữa các lần uống. Các trường hợp có bệnh lý, có sử dụng thuốc điều trị bệnh khác, cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt an toàn, hợp lý.

Lưu ý khi sử dụng paracetamol

Khi sử dụng paracetamol cần lưu ý: 1 ngày (24 giờ) chỉ dùng không quá 3 gr (tương đương 6 viên 500 mg). Mỗi liều uống gần nhất cũng phải cách 4 tiếng. Trên mức đó là quá liều. Có thể chưa ngộ độc ngay, nhưng sau đó có thể bị. Trẻ em cũng cần lưu ý về liều, khoảng cách uống. Nếu không tuân thủ, lặp đi lặp lại việc quá liều, rất dễ ngộ độc.

Người gầy yếu, sốt cao kéo dài, người có bệnh gan, người nghiện rượu và người dùng một số thuốc có tương tác (thuốc chống động kinh, chống lao…) thì có thể không cần đến quá liều, thậm chí chưa đến ngưỡng liều dùng cũng có thể bị ngộ độc paracetamol.

TS-BS Nguyễn Trung Nguyên – (Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai)

Những loại thuốc cấm kỵ khi bị sốt xuất huyết bởi 'uống là chết'

Không có một loại thuốc hay phương pháp điều trị nào là đặc hiệu, dành riêng cho bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo, do sốt xuất huyết có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt khác nên nếu tự động dùng các loại thuốc sau đây có thể gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Những loại thuốc cấm kỵ khi bị sốt xuất huyết bởi uống là chết - Hình 1

Ảnh minh họa: Internet

Theo bác sĩ Lê Anh, sốt xuất huyết (SXH) là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua trung gian muỗi vằn, hút máu người mắc bệnh rồi truyền sang cho người lành.

Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa, thời tiết thất thường (có tính chất lan truyền nhanh, nhiều người mắc cùng lúc, trong cùng một khu vực). SXH diễn biến khá thất thường và dấu hiệu bệnh dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác. Trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị tổn thương do SXH. Trong mùa hè, nhiều loại bệnh do virus cũng dễ xảy ra như sởi, sốt phát ban. Để bảo vệ sức khỏe, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu các bệnh nhằm ứng phó và chăm sóc phù hợp.

Người mắc SHX căn cứ vào các triệu chứng như

Sốt: Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39-400C, liên tục trong 2-7 ngày. Biểu hiện sốt không thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt.

Xuất huyết: Khi sốt bắt đầu giảm thì bệnh nhân chuyển sang biểu hiện phát ban xuất huyết, khoảng từ ngày thứ 3-4 kể từ khi có sốt. Các nốt ban dạng chấm đỏ hoặc bầm máu ở da, có khi xuất huyết ở các vùng niêm mạc như ra máu chân răng, ra máu cam, mắt đỏ kèm theo đau bụng, nôn ói.

Có khoảng 30% số ca mắc SXH trở nặng vào ngày thứ 3-7 sau khi khởi phát bệnh. Lưu ý những trường hợp bệnh nhi béo phì hoặc dưới 12 tháng tuổi, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Những loại thuốc hạ sốt cấm kỵ không được dùng khi bị sốt xuất huyết

Không nên dùng các loại thuốc hạ sốt khác như Aspirin hoặc Ibuprofen (hay các thuốc kháng viêm khác cùng nhóm) để giảm sốt và đau nhức do sốt xuất huyết gây ra.

Aspirin

Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau mức độ vừa và nhẹ nhưng không được dùng trong bệnh sốt xuất huyết. Aspirin còn là thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông và được dùng trong dự phòng và điều trị một số bệnh lý tim mạch. Việc dùng thuốc làm tăng nguy cơ ra máu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác trong bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da ...).

Aspirin cũng không nên dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ mắc phải hoặc đang hồi phục khỏi các bệnh do virus gây ra như thủy đậu, cúm mùa ... Các bệnh này cũng có các triệu chứng tương tư như sốt xuất huyết (sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể ...) và có thể gây nhầm lẫn. Dùng Aspirin không đúng chỉ định có thể khiến trẻ mắc hội chứng Reye là bệnh lý não gan, gây phù não và suy gan có thể dẫn đến tử vong và để lại di chứng tổn thương não không hồi phục.

Ibuprofen và các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids khác

Tương tư Aspirin, Ibuprofen cũng là một thuốc không nên dùng trong bệnh sốt xuất huyết do tăng nguy cơ ra máu và các biến chứng khác của bệnh sốt xuất huyết. Các thuốc khác cùng nhóm với ibuprofen (các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroids - NSAIDs) như diclofenac, meloxicam ... cũng không được dùng do các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ ra máu, biến chứng ở mức độ khác nhau trong bệnh sốt xuất huyết.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn uống sữa hạnh nhân hàng ngày?
15:52:45 05/02/2025
Virus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịchVirus cúm tấn công phổi, nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch
20:59:50 05/02/2025
Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'Báo động chủng virus cúm gia cầm 'thông minh hơn tất cả chúng ta'
21:19:51 06/02/2025
Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?Viêm tắc tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
08:15:54 07/02/2025
Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?Rét đậm, rét hại: Người phải làm việc ngoài trời cần lưu ý gì?
13:12:14 06/02/2025
Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xinPhòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc-xin
14:55:22 06/02/2025
Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáoCúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo
15:05:00 06/02/2025
2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn2 loại rau dễ 'ngậm' thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người vẫn vô tư ăn
15:22:50 05/02/2025

Tin đang nóng

Châu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy ViênChâu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy Viên
07:01:23 07/02/2025
Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hêHoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê
07:22:59 07/02/2025
Mai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khácMai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khác
06:41:17 07/02/2025
Lo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơmLo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơm
05:52:02 07/02/2025
Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48Suy ngẫm về 14 câu nói "rất đời" của Từ Hy Viên - "sao băng" tắt ở tuổi 48
09:23:40 07/02/2025
Bức ảnh dấy tranh cãi Song Hye Kyo liệu còn xứng danh tường thành nhan sắc xứ Hàn?Bức ảnh dấy tranh cãi Song Hye Kyo liệu còn xứng danh tường thành nhan sắc xứ Hàn?
06:56:03 07/02/2025
Biết con dâu bị dị ứng hải sản nhưng mẹ chồng tôi luôn cố tình nấu toàn đồ biển mỗi lần con cháu đến chơiBiết con dâu bị dị ứng hải sản nhưng mẹ chồng tôi luôn cố tình nấu toàn đồ biển mỗi lần con cháu đến chơi
05:49:10 07/02/2025
Đi lễ chùa đầu năm, tôi cay đắng khi nghe được câu khấn của chồng tại nơi linh thiêngĐi lễ chùa đầu năm, tôi cay đắng khi nghe được câu khấn của chồng tại nơi linh thiêng
05:45:55 07/02/2025

Tin mới nhất

Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc

Mệt mỏi, tim đập nhanh vì sử dụng kẹo giảm cân cấp tốc

09:28:24 07/02/2025
Theo các bác sỹ, hiện tại Bộ Y tế chỉ công nhận 2 loại thuốc giảm cân (thuốc uống và thuốc tiêm) đã được chứng minh hiệu quả và an toàn. Các sản phẩm khác chưa được Bộ Y tế cấp phép, thậm chí một số sản phẩm đã bị phát hiện chứa chất cấ...
Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

Bấm huyệt nào giúp giảm đau nửa đầu?

09:25:15 07/02/2025
Trong đa phần các trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng bấm huyệt làm phương pháp hỗ trợ điều trị, vừa an toàn lại hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

Ho khan, nuốt nghẹn, phát hiện ung thư hiếm gặp

09:00:18 07/02/2025
Triệu chứng ho khan và cảm giác nuốt nghẹn thường gặp ở nhiều bệnh lý, nhưng nếu chúng kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, như trường hợp của ông Đ., việc thăm khám và chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng.
Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

Ba trẻ trong gia đình ở Hà Nội cùng mắc cúm A, trong đó có 2 trẻ viêm phổi

08:58:24 07/02/2025
Người mắc cúm A sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như: sốt cao, sốt kéo dài, đau họng, viêm họng, ho nhiều và kéo dài, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chảy nước mắt khi ra ngoài sáng. Trẻ em nhiễm bệnh rất dễ gặp tình trạng nôn mửa, hoặc tiêu...
Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

Nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

08:46:40 07/02/2025
Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa. Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng

06:16:31 07/02/2025
Vậy nên, để tránh gặp phải những biến chứng nắng, bác sĩ khuyến cáo những người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, người có bệnh phổi, bệnh tim mãn tính thì nên đi viện khi bị cúm mùa.
Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

Cách phòng bệnh đau xương khớp mùa Xuân

06:14:23 07/02/2025
Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối... để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp.
Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

Những trường hợp nào bị cúm cần đến ngay bệnh viện?

06:12:17 07/02/2025
Tuy nhiên, với bất cứ bệnh lý nào đều có tỷ lệ diễn biến bất thường, bệnh cúm mùa cũng vậy, một số người mắc sẽ có biến chứng nặng. Diễn biến nặng ở cúm mùa như viêm phổi, tổn thương các cơ quan phủ tạng khác và tỷ lệ rất nhỏ dẫn đến tử...
Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

Gia tăng các ca mắc cúm diễn biến nặng

06:10:01 07/02/2025
Các bệnh nhân cúm gia tăng trong những tháng gần đây với hàng chục ca mắc cúm; số bệnh nhân mắc cúm đến khám ngoại cũng cũng khá đông.
Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

Gắp thành công đinh vít dài 5cm trong dạ dày bệnh nhi 15 tháng tuổi

06:07:47 07/02/2025
Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Thu, nếu bệnh nhi đến chậm khoảng 1 giờ nữa thì dị vật có thể di chuyển xuống ruột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu... buộc phải phẫu thuật mở để xử lý.
Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm

Sau khung giờ này, tốt nhất không nên tắm

05:51:38 07/02/2025
Cần vệ sinh miệng, họng sạch sẽ hàng ngày; súc miệng bằng nước ấm có pha chút muối loãng giúp sát trùng cổ họng và hạn chế viêm họng. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, virus; tiêm vaccine để phòng ngừa bệnh cúm.

Có thể bạn quan tâm

8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

8 thói quen tưởng rất tốt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại: Hóa ra lười một chút lại khỏe thân!

Sáng tạo

11:00:47 07/02/2025
Có những người rất chăm nấu ăn, đi kèm với đó là thói quen nấu quá nhiều thức ăn mỗi ngày, khiến bữa nào cũng dư thừa, tạo thành vòng lặp mãi không có điểm dừng.
Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Cận cảnh loài chim nguy hiểm nhất thế giới

Lạ vui

10:58:21 07/02/2025
Đó là chim đà điểu đầu mào Australia được kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới năm 2007.
Trang phục HoL Faker lộ bằng chứng "pay to win" nhưng cộng đồng lại muốn điều "không tưởng"

Trang phục HoL Faker lộ bằng chứng "pay to win" nhưng cộng đồng lại muốn điều "không tưởng"

Mọt game

10:54:29 07/02/2025
Trong lịch sử LMHT, có lẽ Faker luôn được công nhận là tuyển thủ vĩ đại nhất với số lượng danh hiệu CKTG vượt trội. Vì vậy, việc Riot Games tạo ra trang phục để tôn vinh Quỷ Vương cũng là điều hợp lý
Các bước cấp ẩm cho da khô

Các bước cấp ẩm cho da khô

Làm đẹp

10:51:10 07/02/2025
Mỗi loại da sẽ có đặc tính riêng và cần chế độ chăm sóc khác nhau. Đối với type da khô, bạn cần chú trọng nhiều vào bước dưỡng ẩm và khóa ẩm. Tuy nhiên, trước khi chăm sóc da cũng không được bỏ qua bước vệ sinh da.
Cách bày ban thờ Thần Tài chuẩn phong thủy đón ngày vía Thần Tài

Cách bày ban thờ Thần Tài chuẩn phong thủy đón ngày vía Thần Tài

Trắc nghiệm

10:47:20 07/02/2025
Bài trí ban thờ Thần Tài chuẩn phong thủy là cách tốt để các gia chủ gửi gắm mong cầu làm ăn phát tài, sinh lộc với những may mắn, thuận lợi trong công việc.
Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa

Thể hiện phong thái tự tin, thời thượng cùng áo hoa, váy voan hoa

Thời trang

10:43:43 07/02/2025
Áo hoa, váy voan hoa là những trang phục vừa phù hợp với thời tiết mát mẻ của mùa xuân, vừa giúp quý cô thể hiện rõ nét phong thái tự tin và thời thượng của mình.
Cuộc đời sóng gió của nữ chính 'Vườn sao băng' phiên bản Hàn Quốc

Cuộc đời sóng gió của nữ chính 'Vườn sao băng' phiên bản Hàn Quốc

Sao châu á

10:31:52 07/02/2025
Goo Hye Sun từng nổi tiếng khắp châu Á qua siêu phẩm Vườn sao băng phiên bản Hàn Quốc nhưng sự nghiệp phim ảnh thực tế lại lận đận, hôn nhân cũng sóng gió.
Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai

Thông tin mới vụ xe tải cán qua người đi xe máy 2 lần trên Quốc lộ 51 ở Đồng Nai

Tin nổi bật

10:28:25 07/02/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với bị can Đỗ Minh Tân (28 tuổi, quê Bến Tre) về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điểm a khoản 1 Điều 260 BLHS.
Lê Giang: "Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng và tận tâm"

Lê Giang: "Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng và tận tâm"

Sao việt

10:19:54 07/02/2025
Nữ diễn viên gọi người em thân thiết Trấn Thành là nghệ sĩ tài năng và tận tâm, cũng như là bảo chứng phòng vé khi ra mắt phim.
Bộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạng

Bộ ảnh cưới "thời ông bà anh" của cặp đôi Bắc Giang gây sốt mạng

Netizen

10:08:20 07/02/2025
Bộ ảnh cưới của cặp đôi đến từ Bắc Giang đang trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội nhờ phong cách độc đáo tái hiện không khí đám cưới từ thập niên 1980.
Ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn ăn mặc xuề xòa đi ngoài đường lúc 12h đêm đúng ngày Duy Mạnh vắng

Ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn ăn mặc xuề xòa đi ngoài đường lúc 12h đêm đúng ngày Duy Mạnh vắng

Sao thể thao

09:54:10 07/02/2025
Quỳnh Anh hoàn thành công việc trở về nhà vào lúc gần 12h đêm. Cô nàng cập nhật trạng thái trên mạng xã hội khiến dân tình lập tức chú ý.