Cảnh báo nạn “tự xử” và lỗ hổng pháp lý khiến “cẩu tặc nhờn luật”
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hệ lụy chết người từ những vụ trộm chó một phần do sự thiếu kiến thức về pháp luật của người dân. Mặt khác, do các đối tượng chỉ bị xử phạt hành chính, cảnh cáo rồi thả về khiến người dân bức xúc và hành xử theo kiểu “luật rừng” khi phát hiện hành vi trộm chó.
Chuyên gia Nguyễn An Chất phân tích: Pháp luật hình sự hiện hành quy định tài sản trộm cắp phải có giá trị trên 2 triệu đồng mới xử lý hình sự, dưới mức trên thì chỉ xử phạt hành chính. Chính vì chế tài như thế đã tạo tâm lý cho những người đi ăn trộm “nhờn luật”. Khi được thả rồi, họ còn thách thức cả cộng đồng rằng: “Tôi đi ăn trộm đấy, nhưng có bị làm sao đâu!”. Còn người dân, khi tài sản bị mất mà kẻ lấy trộm lại không bị xử lý thích đáng thì bức xúc, dẫn đến việc hành xử manh động.
Bởi thế, khi phát hiện trộm chó, người dân thường “tự xử” vì họ nghĩ nếu có báo chính quyền thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Trong quá trình “tự xử”, phần do tâm lý đám đông, phần do sự ức chế đã lên đến đỉnh điểm, nên nhiều người đã quá tay, gây thương tích, thậm chí là đánh chết người có hành vi trộm cắp.
Hai con chó vừa bị đánh bả tại Đồng Nai sáng 1/7 vẫn còn nằm trên chiếc xe gắn máy của đối tượng khi bị người dân vây đánh.
“Thật ra, khi cộng đồng dân cư tự xử một người đi ăn trộm, họ cũng chỉ nghĩ rằng đánh một trận thật đau, để những người đi ăn trộm sợ, lần sau không dám đi ăn trộm nữa thôi. Nhưng trong một đám đông, họ cứ bảo nhau, cứ hô hào mỗi người đánh một cái. Đánh quá tay thì chết. Đánh chết người thì tất yếu là phải đi tù. Thế là từ chỗ là nạn nhân, người dân bị mất trộm lại trở thành tội phạm”, chuyên gia Nguyễn An Chất nói thêm.
Trao đổi với PV Đời sống và Pháp luật, một vị Trưởng công an xã cho rằng: “Lực lượng công an xã cũng đã tuần tra, để bắt những đối tượng trộm cắp này nhưng hơi khó, bởi một phần do lực lượng mỏng, đối tượng lại manh động và rất hung hãn, trong khi phương tiện công cụ hỗ trợ của công an xã lại hạn chế. Do vậy, chúng tôi cần được trang bị thêm những công cụ hỗ trợ khác nhau để đối phó với những tội phạm”.
LONG NGUYỄN – CAO TUÂN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Video đang HOT
Khi nào bị kết tội chống người thi hành công vụ?
Theo quy định của Bộ Luật Hình sự, hành vi chống người thi hành công vụ bị phạt tù cao nhất là 7 năm. Nhưng, khi nào thì một đối tượng bị kết tội Chống người thi hành công vụ?
Ảnh minh họa.
Trên thực tế thời gian gần đây hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng nhiều. Đặc biệt là với lực lượng cảnh sát giao thông. Với hành vi của các đối tượng tham gia giao thông như không đội mũ bảo hiểm, khiêu khích cảnh sát khi bị tổ công tác khống chế nhưng đối tượng không chịu hợp tác còn lăng mạ người thi hành công vụ, tấn công cảnh sát thì tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi cụ thể có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi tương ứng đó.
Cụ thể: Những đối tượng nói trên sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm theo Nghị định 171, còn đối với những hành vi còn lại thì đó chính là hành vi chống người thi hành công vụ và cũng tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm mà hành vi này là hành vi vi phạm hành chính (sẽ bị xử phạt hành chính) hoặc là hành vi phạm tội (sẽ phải chịu hình phạt). Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ được quy định như sau:
"1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm."
Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ nói trên, người phạm tội phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất là hành vi của người phạm tội phải thỏa mãn 1 trong 3 hành vi khách quan sau:
Hành vi dùng vũ lực (dùng sức mạnh vật chất tấn công, hành hung) cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực (đó là hành vi uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hành vi dùng thủ đoạn khác (như lăng mạ, bôi nhọ hoặc vu khống..) nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý ( người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là chống hoặc cản trở việc thực hiện công vụ của người khác nhưng vẫn thực hiện)
Thứ ba, theo quy định của luật pháp vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng (khoản 1) và tội phạm nghiêm trọng (khoản 2) nên chủ thể phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khi đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này thì người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt trong khung hình phạt tương ứng
Ngoài ra, từ 1/2/2014, những người chống người thi hành công vụ còn bị áp dụng Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Theo đó, người thi hành công vụ được hiểu là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật...
Trong lúc làm nhiệm vụ nếu gặp phải chống đối, người thi hành công vụ giải thích cho người vi phạm biết lỗi mắc phải, yêu cầu chấm dứt ngay hành vi. Nếu họ không chấp hành, người thi hành công vụ mới được sử dụng biện pháp bắt giữ, cưỡng chế...
Nghị định cho phép trong trường hợp bị tấn công bằng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phòng vệ, khống chế bắt giữ người chống đối. Biện pháp đặc biệt được áp dụng là cho phép nổ súng.
Tuy nhiên, dù sử dụng biện pháp gì, Nghị định yêu cầu chỉ được áp dụng trong trường hợp "cần thiết", "cấp bách" và căn cứ "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể".
Riêng với nổ súng, Nghị định yêu cầu tuân thủ hướng dẫn tại điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nguyên tắc là chỉ được nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành sau khi đã cảnh báo, không nổ súng vào phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.
chong-doi.jpg
Cũng theo Nghị định, sau khi xử lý vi phạm với người có hành vi chống người thi hành công vụ, cơ quan ra quyết định xử lý có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người vi phạm học tập, làm việc để có biện pháp phòng ngừa, quản lý, giáo dục.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Liên tục kiểm điểm, phạt hành chính nhiều "thầy bùa" Ngày 23/3, thông tin từ UBND xã Đồng Phú (huyện Long Hồ), cơ quan chức năng vừa tổ chức lập hồ sơ, buộc vợ chồng ông Lê Hữu Phước và bà Lê Thị Kim Dung (ngụ ấp Phú Thạnh 1) cam kết không hoạt động mê tín dị doan. Ông Bửu bị phạt hành chính 4 triệu đồng vì hành nghề mê tín...