Cảnh báo gia tăng bệnh thận mạn tính trên toàn cầu
Các nhà khoa học cho biết, tỷ lệ người chết vì bệnh thận trên toàn cầu đã tăng mạnh trong 27 năm qua và nhiều trường hợp tử vong này có thể phòng ngừa được.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh thận mạn tính
Khi một người mắc bệnh thận mạn tính (CKD), thận của họ sẽ dần ngừng hoạt động sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thông thường, thận lọc chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu, khi thận bị tổn thương khiến cho các chất lỏng này tích tụ lại.
CKD không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, nhưng nếu không phát hiện sớm và không được điều trị, CKD sẽ tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối. Điều này đòi hỏi phải điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Các nhà khoa học đã ước tính rằng 14% dân số Hoa Kỳ mắc bệnh CKD. Những người mắc bệnh thận cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nhiều, đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở những người mắc bệnh CKD. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở những người được lọc máu cao gấp 10-20 lần so với dân số nói chung.
Tăng huyết áp hoặc đái tháo đường thường gây ra CKD. Ngoài ra nhiễm HIV hoặc tiếp xúc với độc tố hoặc kim loại nặng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều khi cũng không biết được nguyên nhân chính của CKD.
Không có cách chữa trị CKD, mặc dù thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Những người trong giai đoạn sau của bệnh cần điều trị thay thế thận đắt tiền, ví dụ lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Bệnh thận mạn tính có thể dẫn tới suy thận.
Video đang HOT
Gia tăng CKD trên toàn cầu
Tạp chí Lancet gần đây đã công bố một nghiên cứu về tính toán gánh nặng sức khỏe toàn cầu của CKD (một phần của Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu hàng năm). Nghiên cứu dịch tễ học quan sát này là một trong số nhiều nghiên cứu được thiết kế để tính toán và so sánh tác động sức khỏe của 359 bệnh và thương tật, và 85 yếu tố nguy cơ trên 195 quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin từ các tài liệu được xuất bản, hồ sơ y tế, đăng ký bệnh thận giai đoạn cuối và dữ liệu khảo sát hộ gia đình. Họ đã sử dụng mô hình thống kê để tính toán gánh nặng toàn cầu của CKD, bao gồm các tính toán về tỷ lệ tử vong, số năm tử vong và số năm điều chỉnh cho tình trạng khuyết tật.
Báo cáo cho biết, trên toàn cầu gần 700 triệu người mắc CKD trong năm 2017 và 1,2 triệu người đã chết vì căn bệnh này. Ngoài ra, có 1,36 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch, do chức năng thận bị suy giảm.
Khi các nhà nghiên cứu so sánh với các năm trước, họ thấy rằng tỷ lệ tử vong đối với CKD đã tăng hơn 41% trong khoảng thời gian 1990 -2017. Điều này có nghĩa là CKD chuyển từ nguyên nhân gây tử vong thứ 17 trên toàn cầu lên thứ 12. Tỷ lệ bệnh thận giai đoạn cuối được điều trị bằng lọc máu cũng tăng 43,1% cùng với ghép thận đã tăng 34,4%.
Những bệnh nhân suy thận nặng cần điều trị lọc máu hoặc ghép thận.
Dữ liệu cho thấy sự khác biệt về gánh nặng sức khỏe của CKD giữa các quốc gia với hầu hết gánh nặng toàn cầu ở các quốc gia phát triển thấp và trung bình.
TS. Theo Vos, Giáo sư khoa học đo lường sức khỏe tại Viện nghiên cứu và đánh giá sức khỏe tại Đại học Washington, Seattle cho biết, bệnh thận mãn tính là một kẻ hại chết người toàn cầu. Bằng chứng rất rõ ràng là hệ thống y tế của nhiều quốc gia không thể theo kịp nhu cầu lọc máu. Khi các trường hợp mắc CKD vượt xa và vượt quá khả năng xử lý của các hệ thống y tế, hậu quả là người bệnh sẽ tử vong.
Ở các quốc gia không có hệ thống y tế được thiết kế để đếm các trường hợp mắc bệnh CKD, sẽ luôn có một khoảng cách giữa các con số ước tính và số người thực sự mắc bệnh.
Suy thận mạn - sát thủ đồng hành với Covid-19
70% số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Việt Nam đến nay có bệnh thận mạn tính. Bệnh thường ít triệu chứng ban đầu, thường khi đau là đã tiến triển nặng.
Bác sĩ Nguyễn Đình Quân, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Lão khoa trung ương, cho biết bệnh thận mạn tính là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, kéo dài trên 3 tháng, ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Theo thống kê, thế giới có khoảng 850 triệu người mắc bệnh thận. Trong số đó, khoảng 5 triệu người bị suy thận. Những người này cần lọc máu hoặc ghép thận để sống.
Nhóm dễ mắc thận mạn là những người có tiền sử mắc các bệnh lý về thận đặc biệt bệnh lý về cầu thận, sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu. Người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống hoặc sử dụng một số loại thuốc gây suy giảm chức năng thận như kháng sinh, NSAID...
Theo bác sĩ Quân, thận có khả năng dự trữ lớn nên ít gây ra triệu chứng. Một khi có triệu chứng thì thường đã ở giai đoạn muộn, xuất hiện các tổn thương thận nặng nề, gây suy thận mạn. Do đó, hầu hết bệnh nhân không nhận thấy có triệu chứng nào khi bệnh ở giai đoạn đầu.
Triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh thận mạn tính như bị nôn hoặc thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường. Cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở, không cảm thấy hứng thú trong ăn uống. Bị chuột rút, co giật cơ bắp, da khô và ngứa, tình trạng ngứa kéo dài. Ngủ kém, sụt cân không có lý do rõ ràng, mệt mỏi, ủ rũ, phù chân, đau ngực, khó thở... Tăng huyết áp khó kiểm soát.
"Song các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu, có nghĩa là các dấu hiệu này cũng có thể được gây ra bởi các bệnh khác", bác sĩ nhấn mạnh.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thận thường không đặc hiệu, khi phát hiện thường đã ở giai đoạn muộn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính. Điều trị có thể làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ các biến chứng. Nếu chức năng của thận dưới 15% chức năng thận bình thường, tức là suy thận giai đoạn cuối. Thận không lọc bỏ các chất độc và dịch dư thừa, bác sĩ sẽ chỉ định lọc máu hoặc ghép thận.
Trong đó, chạy thận nhân tạo là một trong hai phương pháp lọc máu. Khi chức năng lọc máu của thận không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, lúc này chạy thận nhân tạo sử dụng máy móc hỗ trợ quá trình lọc máu thay thế cho thận, chạy thận nhân tạo được coi là giải pháp tốt nhất cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối có thể duy trì được sự sống.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa suy thận mạn tính, người bệnh cần điều trị triệt để các bệnh lý viêm cầu thận cấp tính, các bệnh lý nhiễm khuẩn tại thận, sỏi thận... Tầm soát, phát hiện bệnh sớm ở 3 nhóm nguy cơ cao là người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và tiền sử gia đình có người bệnh thận.
Thực hiện theo hướng dẫn khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Một số thuốc giảm đau không cần kê đơn như aspirin, ibuprofen và acetaminophen nên làm theo hướng dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, uống quá nhiều thuốc giảm đau có thể dẫn đến tổn thương thận. Nếu bạn bị bệnh thận, nên hạn chế sử dụng những loại thuốc này. Hỏi ý kiến bác sĩ về sự an toàn khi bạn sử dụng những loại thuốc này.
Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách vận động cơ thể, tập luyện thể dục. Nếu bạn cần giảm cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp giảm cân lành mạnh.
Hút thuốc lá làm hỏng thận của bạn và khiến tình trạng tổn thương thận tồi tệ hơn. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả. Hạn chế chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn...
Kiểm soát tình trạng sức khỏe thường xuyên. Nếu bạn có bệnh hoặc một tình trạng nào đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, nên hỏi ý kiến của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện các xét nghiệm để tìm dấu hiệu thận bị tổn thương.
Đặc biệt, những người mắc bệnh thận và các tình trạng bệnh lý mạn tính khác khi mắc Covid-19 có nguy cơ trở nặng hơn. Để giảm nguy cơ lây nhiễm, người bệnh đang điều trị lọc máu phải lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết theo khuyến nghị của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế đến nơi đông người, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi đến bệnh viện...
Cả nước có khoảng 30.000 bệnh nhân suy thận cần lọc máu Theo báo cáo của Hội Lọc máu Việt Nam, trong nước ước có khoảng 30.000 bệnh nhân cần lọc máu nhưng y tế mới đáp ứng 30% nhu cầu điều trị. Hội Lọc máu Việt Nam sẽ tham gia đào tạo, xây dựng mô hình lọc máu, góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối....