Cảnh báo biến chứng nặng do đắp lá chữa gãy xương
Dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng tình trạng bệnh nhân ở một số huyện miền núi Nghệ An thường có thói quen đắp lá để điều trị gãy xương vẫn xảy ra, gây nhiều biến chứng nặng nề.
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc Nghệ An cho biết, thời gian gần đây số ca nhập viện do bệnh nhân tự ý dùng các loại thuốc lá dân gian chữa bệnh tăng lên đáng kể.
Điển hình như trường hợp của bệnh nhân Vi Văn H. (15 tuổi, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu), ngày 17/7 nhập viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc trong tình trạng gãy di lệch 1/3 trên hai xương cẳng tay phải ngày thứ 15 trong tình trạng nhiễm trùng, do trước đó tự điều trị bằng cách đắp thuốc nam (các loại lá không rõ).
Sau khi tự đắp lá thuốc lên vết thương chỗ gãy xương, bệnh nhân bị đỏ da, sưng đỏ, đau mưng mủ đục… (Ảnh: BV ĐKKV Tây Bắc cung cấp).
Theo người nhà bệnh nhân, trước đó, bệnh nhân bị tổn thương gãy tay. Sau khi vào cơ sở y tế kiểm tra đều phát hiện gãy xương và được chỉ định nhập viện để điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân xin về để tự điều trị tại nhà bằng cách đắp lá.
Sau khi tự đắp lá thuốc lên vết thương chỗ gãy xương 15 ngày, tay của bệnh nhân Vi Văn H. sưng đỏ, đau nhiều, mưng mủ đục… lúc đó, bệnh nhân mới đến viện để kiểm tra.
Trước đó, cũng tại bệnh viện này, bệnh nhân Vi Hùng C. (40 tuổi) ở Nghĩa Đàn bị gãy tay khi lao động. Nghe lời hàng xóm, bệnh nhân đi đắp thuốc của một thầy lang. Đắp được gần 10 ngày thì bệnh nhân bị nhiễm trùng cẳng tay, sưng to cẳng tay bên phải, viêm đỏ toàn bộ cánh tay, các ngón tay sưng, viêm, phải nhập viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc để điều trị.
Hình ảnh chụp phim của bệnh nhân Vi Văn H. ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu.
Trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, BS Cao Xuân Kim – Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện ĐKKV Tây Bắc cho biết, “Thời gian gần đây, Khoa tiếp nhận nhiều trường hợp tự ý đắp thuốc lá, gây ra nhiều tổn thương nặng nề.
Với trường hợp của bệnh nhân Vi Văn H., những tổn thương này bắt buộc phải được kiểm soát tình trạng nhiễm trùng phầm mềm rồi mới có thể tiến hành phẫu thuật kết hợp xương cho bệnh nhân, điều này ảnh hưởng đến quá trình hồi phục xương do xử lý quá muộn”- Bs Cao Xuân Kim nói.
Video đang HOT
Hiện tại, bệnh nhân Vi Văn H., đang được theo dõi, điều trị tại bệnh viện.
Đắp thuốc nam chữa gãy tay, bệnh nhân Vi Văn H. ở xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, bị biến dạng cẳng tay.
Qua trường hợp trên, BS Cao Xuân Kim khuyến cáo, người dân khi gặp các chấn thương liên quan đến gãy xương, hãy đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn điều trị.
Tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà bằng bất cứ phương pháp dân gian nào để tránh những biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng, cong vẹo, lệch trục chi, ảnh hưởng vận động… nguy cơ phải cắt bỏ chi cao nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời.
Không hiếm trường hợp người bệnh bị chấn thương nhẹ nhưng do lơ là không đi khám mà thường đắp lá, đắp thuốc dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí là tàn phế. Vì vậy, người dân cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nam trong mọi trường hợp. Đặc biệt là những bài thuốc dân gian, truyền miệng không được kiểm chứng bởi nó tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng rất cao, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
“Hiện nay tình trạng người bệnh sử dụng phương pháp đắp lá để chữa gãy xương vẫn xảy ra. Chỉ khi xuất biện các biến chứng nặng nề, người bệnh mới đến viện để điều trị. Điều này không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, kéo dài thời gian điều trị, mà chi phí tốn kém và rất khó khăn cho quá trình điều trị của bác sĩ”, BS Cao Xuân Kim cho biết thêm.
Bất ngờ nguyên nhân gây bệnh xương khớp ở mọi lứa tuổi
Nhiều người lầm tưởng bệnh đau nhức xương khớp chỉ là căn bệnh ở người trung niên, cao tuổi...
Thực tế, căn bệnh này đang diễn ra ở cả người trẻ.
Bất kỳ bệnh về xương nào cũng có thể dẫn đến những bất thường ở xương và khớp, làm tăng nguy cơ gãy xương, gây đau mãn tính và tàn tật. (Ảnh: ITN)
Bất kỳ bệnh về xương nào cũng có thể dẫn đến những bất thường ở xương và khớp, làm tăng nguy cơ gãy xương, gây đau mãn tính và tàn tật.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh về xương:
Di truyền học
Nhiều bệnh về hệ xương được coi là bẩm sinh vì chúng biểu hiện rõ ràng khi sinh hoặc biểu hiện ngay sau khi sinh. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các bệnh về xương bẩm sinh đều là do di truyền. Một số tình trạng bẩm sinh là do các yếu tố liên quan đến mang thai, sinh nở và trẻ sơ sinh.
T uổi tác
Những thay đổi về sức khỏe của xương là điều bình thường khi bạn già đi. Loãng xương, tình trạng xương trở nên yếu và dễ gãy, thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi do mật độ xương giảm khiến xương dễ gãy hơn. Yếu cơ cũng có thể góp phần làm mất ổn định xương.
Lão hóa cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm xương khớp (OA), một loại viêm khớp hao mòn trong đó mô linh hoạt - gọi là sụn khớp - ở đầu xương bị gãy.
Bởi vì sụn không thể tái tạo nên quá trình lão hóa bắt đầu hình thành những thay đổi mang tính hủy diệt mà cuối cùng dẫn đến tổn thương xương và khớp vĩnh viễn.
Giới tính
Có vẻ như phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp, viêm xương khớp và loãng xương cao hơn. (Ảnh: ITN)
Có vẻ như phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp, viêm xương và loãng xương cao hơn. Các tình trạng viêm khớp bao gồm viêm khớp vẩy nến, RA, viêm cột sống dính khớp và lupus.
Nhiều trong số này được biểu hiện bằng tình trạng viêm khớp, dẫn đến đau khớp và cứng khớp. Tình trạng viêm khớp cũng ảnh hưởng đến các mô liên kết khác, bao gồm phổi, tim, da, mắt và các cơ quan khác. Những loại viêm khớp này có thể dẫn đến tổn thương không thể phục hồi.
Tình trạng viêm khớp được biết là ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ hơn nam giới. Nguy cơ phát triển RA trong đời là 3,6% đối với phụ nữ và 1,7% đối với nam giới. Viêm xương khớp phổ biến hơn ở phụ nữ do cơ chế sinh học và hormone.
Về mặt cơ sinh học, chức năng và chuyển động đặc biệt của các khớp của phụ nữ, bao gồm hông rộng hơn, khớp linh hoạt hơn, tăng động (khớp đôi) và sinh con đều góp phần gây ra nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Giảm hormone - đặc biệt là estrogen và testosterone - được cho là có vai trò trong sự phát triển viêm khớp ở phụ nữ. Trên thực tế, tỷ lệ viêm khớp tăng cao sau thời kỳ mãn kinh - thời điểm trong đời một người khi thời kỳ kinh nguyệt của họ chấm dứt.
Giới tính nữ cũng là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương. Điều này là do phụ nữ có xương nhỏ và mất mật độ xương do lượng estrogen giảm khi họ già đi. Chứng loãng xương xảy ra khi cơ thể không tạo ra xương mới nhanh như tái hấp thu xương cũ, cuối cùng dẫn đến khối lượng xương thấp và xương yếu.
Nghề nghiệp
Các bệnh về xương do yếu tố nghề nghiệp rất hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra. Khối lượng công việc thể chất là một trong những yếu tố rủi ro nghề nghiệp phổ biến đối với viêm khớp.
Các yếu tố nguy cơ công việc khác góp phần gây ra viêm khớp bao gồm quỳ thường xuyên, leo cầu thang, cúi người và các động tác lặp đi lặp lại.
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Có chế độ ăn ít canxi hoặc vitamin D sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Canxi là chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khỏe mạnh, trong khi vitamin D cần thiết cho việc hấp thụ canxi. Giảm lượng canxi góp phần làm giảm mật độ xương, mất xương sớm và tăng nguy cơ gãy xương.
Lối sống ít vận động
Những người dành nhiều thời gian ngồi có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và loãng xương cao hơn so với những người năng động hơn. Trên thực tế, việc không hoạt động thể chất góp phần gây ra nhiều bệnh mãn tính và gây bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Trọng lượng cơ thể
Giữ cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp bạn quản lý sức khỏe xương. Hãy hỏi nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về cân nặng sao cho phù hợp với độ tuổi, chiều cao và cấu trúc xương của bạn.
Hút thuốc
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ gây viêm xương, viêm khớp và tình trạng mật độ xương thấp. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ gãy xương và thời gian lành vết gãy.
Sử dụng quá nhiều rượu
Nghiên cứu cho thấy uống nhiều rượu góp phần làm giảm quá trình tái tạo xương, tăng nguy cơ gãy xương và có thể trì hoãn quá trình lành vết gãy. Điều này là do rượu cản trở sự cân bằng canxi và sản xuất vitamin D.
Người đàn ông đi cấp cứu sau khi 'tự làm bác sĩ' Người đàn ông ở Bắc Giang bị bệnh gout nhưng nhiều năm qua không đi khám. Gần đây, ông tự trích rạch u cục dẫn tới biến chứng nặng, phải đi cấp cứu. Ông N.V.N (74 tuổi, sống ở Lục Ngạn, Bắc Giang) vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cấp cứu trong tình trạng sưng, đau, nóng, đỏ vùng bắp tay...