Càng về cuối thai kỳ càng bị ngứa, bà mẹ liền đi xét nghiệm, cầm kết quả trên tay bác sĩ đẩy ngay thai phụ vào phòng mổ khẩn cấp
Chưa kịp vui mừng khi hay tin mình mang thai đôi, bà mẹ này đã phải đối mặt với những cơn ngứa khủng khiếp đến mức không sáng nào thức dậy mà không thấy grap giường đẫm máu.
Vừa hay tin mình mang thai đôi, chị Sarah Strand – phó giáo sư công tác tại trường Đại học Loyola Marymount ở Los Angeles (Mỹ) đã phải đối mặt với những cơn ngứa khủng khiếp.
Chị Sarah kể: “Tôi đã bị ngứa ngáy khắp người giống như kiểu bạn đang nằm trong hang muỗi ngay từ cuối tam cá nguyệt đầu tiên. Nó càng tồi tệ hơn vào ban đêm. Bạn có thể tưởng tượng được không, tôi luôn gãi trong giấc ngủ và khi thức giấc lúc nào cũng thấy drap trải giường đẫm máu”.
Thấy tình trạng ngứa của mình càng lúc càng tăng, chị Sarah đã nghe lời khuyên của một y tá là đến gặp một bác sĩ da liễu. Tuy vậy, các cơn ngứa vẫn không thuyên giảm, ngược lại, nó ngày càng tăng lên khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Điều này khiến bà mẹ 2 con như muốn phát điên lên.
Các cơn ngứa ngày càng tăng lên khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ khiến chị Sarah muốn phát điên lên (Ảnh minh họa).
Không thể chịu đựng được nữa, vào tuần thai thứ 34, chị Sarah quyết định tự nghiên cứu về các triệu chứng của mình. Cuối cùng, bà mẹ này đã phát hiện ra một căn bệnh có tên là ứ mật thai kỳ. Nghĩa là bệnh này làm chậm hoặc ngừng dòng chảy của mật vào ruột non khiến nó đọng lại trong gan. Thông thường, túi mật là một cơ quan nhỏ dưới gan, nó sẽ giải phóng mật vào ruột non để giúp phân hủy và hấp thụ chất béo trong quá trình tiêu hóa. Khi dòng chảy của mật bị cản trở, axit mật có thể tích tụ trong gan và rò rỉ vào máu.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng axit của mật tích tụ trong máu càng nhiều thì nguy cơ thai chết lưu càng cao. Các nguy cơ khác của bệnh ứ mật là suy thai, sinh non, băng huyết ở mẹ. Và nếu người mẹ bị ứ mật, con của họ có khả năng cao sẽ thải phân su trong bụng mẹ trước khi chào đời. Việc này rất nguy hiểm nếu em bé hít phân su vào phổi.
Video đang HOT
“Tôi đã rất hoảng sợ khi đọc được những thông tin này. Ngay lập tức, tôi liền đi xét nghiệm máu để xem men gan có tăng cao không. Kết quả cho thấy các tế bào gan đang bị tổn thương nghiêm trọng. Sau đó, tôi làm xét nghiệm axit mật để kiểm tra về tình trạng ứ mật. Thật khủng khiếp khi kết quả cho thấy mức độ axit mật trong gan của tôi cao gấp 30 lần so với bình thường. Ngay cả bác sĩ cũng phải kinh ngạc thốt lên rằng đây là con số cao nhất mà cô ấy đã thấy từ trước đến nay”, chị Sarah chia sẻ.
Khi cầm kết quả qua sản khoa, các bác sĩ đã khuyên sản phụ nên sinh con ngay lập tức. Thế là hai em bé song sinh của chị Sarah đã chào đời trong một ca sinh khẩn cấp. Và trong vòng 24 giờ sau khi sinh con, tình trạng ngứa của bà mẹ này cũng biến mất.
Chị Sarah đã phải mổ khẩn cấp và sau khi sinh con xong, các cơn ngứa của chị cũng biến mất.
Tại sao tình trạng ứ mật trong thai kỳ lại nguy hiểm với sản phụ và thai nhi?
Tiến sĩ Jonathan K. Mays, Giám đốc khoa sản của bệnh viện Metropolitan đồng thời là phó giáo sư tại trường đại học Y NewYork (Mỹ) cho biết: “tình trạng ứ mật trong thai kỳ là trường hợp tương đối hiếm gặp và nó có những biểu hiện khác nhau ở các phụ nữ khác nhau. Do đó, nó không phải là điều đầu tiên bác sĩ nghĩ đến khi thai phụ phàn nàn về sự ngứa ngáy. Bởi vì có nguyên nhân khác phổ biến hơn để giải thích cho việc ngứa là bệnh chàm hoặc các bà bầu đều ngứa do da căng ra, rồi lượng máu và lượng hóc môn của họ thay đổi.
Tuy nhiên, khi biết nguyên nhân ngứa của thai phụ là ứ mật, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh trường hợp cả mẹ và em bé bị nguy hiểm”.
Tiến sĩ Jonathan đã chia sẻ câu chuyện về bà mẹ Jessica Tamez sống ở Quincy (Mỹ). Chị Jessica bắt đầu bị ngứa khi chỉ còn 1 tháng nữa là sinh con. Bà mẹ này đã than phiền với bác sĩ và được khuyên dùng Benadryl. Nhưng sau đó 1 tuần sau, các cơn ngứa vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân đến làm xét nghiệm máu vào ngày hôm sau.
Nhưng điều đáng buồn là ngay đêm hôm đó, bà mẹ chợt nhận thấy con gái mình không còn cử động. Sáng hôm sau, em bé cũng không hề có động tĩnh gì trong bụng mẹ. Chị Jessica vội đến bệnh viện và đau lòng khi hay tin em bé đang gặp nguy hiểm. Ca mổ khẩn cấp được tiến hành nhưng đã quá muộn.
Nguyên nhân của sự việc này là do chị Jessica bị ứ mật bởi lượng axit mật của chị cao gấp 12 lần so với bình thường vào cuối thai kỳ. Điều này khiến em bé thải ra phân su và đã vô tình hít nó vào phổi.
Ngoài ra, tiến sĩ Frederick Friedman, Giám đốc khoa sản của Hệ thống Y tế Mount Sinai có mạng lưới bệnh viện rộng khắp thành phố NewYork, cho biết: “Mặc dù tình trạng ứ mật có thể gây ngứa trong nhiều tuần cho người mẹ, nhưng trẻ sơ sinh có thể gặp nguy hiểm nhanh chóng và không có dấu hiệu báo trước. Song, nếu phát hiện sớm tình trạng này thì vẫn có khoảng 95% em bé được cứu sống kịp thời”.
Tiến sĩ Frederick cũng chia sẻ thêm rằng nguyên nhân gây ra bệnh ứ mật trong thai kỳ vẫn đang là một ẩn số. Nhưng các bà bầu hoàn toàn có thể nhận biết căn bệnh này bằng các dấu hiệu đặc trưng sau: ngứa dữ dội ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nước tiểu có màu sẫm, đau ở một phần tư bên phải của bụng và nếu xét nghiệm sẽ ra kết quả men gan cũng như axit mật tăng cao. Do đó, khi bị ngứa dữ dội thì các mẹ bầu hãy nhớ làm xét nghiệm gan để kiểm tra bệnh ứ mật.
Làm gì khi bị nước "ăn" chân do ngâm trong mưa lũ?
Bệnh do các chủng nấm có mặt trong đất hoặc từ người khác lây sang. Ẩm ướt da là điều kiện thuận lợi gây bệnh...
Hỏi:
Sau những ngày ngâm mình trong lũ bão, nhiều người ở khu vực tôi sinh sống bị nước "ăn" chân, tay, rất khó chịu. Vậy chúng tôi có thể dùng lá trầu không ngâm chân, tay được không thưa bác sĩ?
Trả lời:
Bệnh nấm da, một bệnh rất phổ biến trong và sau mùa lũ lụt. Bệnh này tuy không gây chết người nhưng sẽ gây ngứa ngáy, vô cùng khó chịu.
Bệnh do các chủng nấm có mặt trong đất hoặc từ người khác lây sang. Ẩm ướt da là điều kiện thuận lợi gây bệnh.
Nấm hay xuất hiện ở các vùng ẩm trên da như bẹn, nách, đặc biệt là kẽ chân do bị dầm trong nước kéo dài - thường hay gọi là nước "ăn" chân. Triệu chứng là các mụn nước nhỏ bằng hạt kê, từng đám, mảng, có thể bong vẩy, ngứa rất nhiều.
Để phòng bệnh, mọi người nên lau thật khô da sau khi tiếp xúc với nước, hạn chế mặc quần áo ướt; không dùng nhiều xà phòng để vệ sinh da vì xà phòng tạo môi trường kiềm thuận lợi cho nấm phát triển.
Cần lưu ý không dùng các kem bôi có chứa Corticoid vì sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển. Để chữa bệnh, nên bôi các kem chống nấm Calcrem (clotrimazol) 2 lần/ngày.
Nếu bị nấm nặng lan tràn cần uống Sporal (Itraconazol) 100mg x 4 viên/ngày, chia làm 2 lần x 7 ngày là đủ liều. Nếu không có thuốc có thể sử dụng tạm thời các lá như trầu không, đun nước ngâm chân. Có thể ngâm dấm hoặc nước chanh loãng để phòng ngừa nấm kẽ chân.
Thời tiết u ám cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và đây là 6 vấn đề mà bạn có nguy cơ gặp phải Khi thời tiết âm u, xám xịt, từ làn da đến cơ thể của bạn đều sẽ phải chịu nhiều tác động mà chính bạn cũng chẳng ngờ tới. 1. Da bị khô nứt, ngứa ngáy Khi thời tiết chuyển mùa từ hạ sang thu, không khí sẽ khô ẩm hơn nên dễ khiến làn da của bạn gặp phải tình trạng nứt...