Cần lưu ý gì trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19?
Chuyên gia y tế cho biết những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19 và nhận định rằng, những người đã khỏi bệnh, đang mắc COVID-19 phải sau 6 tháng mới được tiêm vaccine.
Ảnh minh họa.
Những lưu ý khi tiêm vaccine
PGS.TS Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW cho biết tại hội nghị tập huấn trực tuyến công tác tiêm chủng vaccine COVID-19 toàn quốc do Bộ Y tế sáng 6/3, theo kế hoạch, những mũi vaccine đầu tiên sẽ được triển khai tại Hải Dương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh vào thứ 2 tới đây – ngày 8/3.
Đối với cán bộ y tế, trước khi tiêm, phải trao đổi với người được tiêm, hỏi rõ về tiền sử bệnh tật xem họ có đang mắc các bệnh cấp tính, mạn tính phải điều trị hay không; có tiền sử dị ứng, sốc phản vệ hay không…
Đối với mũi tiêm thứ 2, phải hỏi người được tiêm có biểu hiện phản ứng trầm trọng của làn trước đó không để tạm hoãn tiêm hoặc hướng dẫn cụ thể.
PGS.TS Dương Thị Hồng thông tin, trong buổi tiêm chủng, cần thực hành đúng theo hướng dẫn của chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi tiêm là mũi tiêm bắp, cán bộ y tế không được lắc lọ vaccine theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng vaccine tốt nhất cho mũi tiêm.
Trong quá trình tiêm, phải đảm bảo an toàn các quy tắc phòng chống dịch để vừa tiêm chủng vừa thực hiện giãn cách xã hội phòng lây nhiễm COVID-19.
Vaccine sẽ sử dụng là vaccine AstraZeneca đã được Tổ chức Y tế giới (WHO) thông qua chấp thuận sử dụng trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 15/2/2021. Cập nhật đến 25/2/2021, vaccine này đã được 25 quốc gia chấp thuận lưu hành và sử dụng, trong đó có Việt Nam. Vaccine này tiêm bắp cho người từ 18 tuổi trở lên và không có độ tuổi giới hạn trên.
Sau khi tiêm chủng có thể xảy ra các phản ứng. Cụ thể, phổ biến nhất (trên 10%) là các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau nóng tại vị trí tiêm ngừa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (phổ biến là sốt nhẹ, trên 38 độ C), ớn lạnh… Ngoài ra, có từ 1 – dưới 10% số người tiêm có biểu hiện sưng và đỏ tại vị trí tiêm.
Giống như vaccine khác đã sử dụng nhiều năm, vaccine phòng COVID-19 khi đưa vào cơ thể có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ. Một số người có thể phản ứng chậm (mẫn muộn) sau tiêm nhưng hiện nay chưa ghi nhận số liệu từ các tổ chức quốc tế về vấn đề này cũng như các tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine.
Video đang HOT
Đo đó, đối với người đến tiêm chủng và cán bộ y tế, thời điểm chờ đợi được khám sàng lọc, phải đảm bảo khoảng cách, sau khi tiêm, phải ở lại trạm y tế, cơ sở tiêm chủng 30 phút.
Trong quá trình tiêm chủng, luôn phải có cán bộ y tế theo dõi sức khỏe người được tiêm. Sau tiêm, người tiêm chủng phải ở lại 30 phút để theo dõi sức khỏe và báo cáo các dấu hiệu bất thường ngay với cán bộ y tế.
Các trường hợp sốc phản vệ không chỉ xuất hiện trong 30 phút sau tiêm, mà có thể phản ứng muộn trong ngày đầu tiêm, do đó, người được tiêm chủng cần hết sức lưu ý nếu có các biểu hiện khó chịu, bứt rút hay là vã mồi hôi, ớn lạnh… hãy liên hệ cơ sở y tế và được xử trí. Các đối tượng được tiêm lần này là trên 18 tuổi nên chúng tôi hy vọng việc tuân thủ, theo dõi phản ứng sau tiêm tốt nhất.
Những người đã khỏi bệnh, đang mắc COVID-19 phải sau 6 tháng mới được tiêm vaccine
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay, với các trường hợp nhiễm và khỏi COVID-19 thì phải sau 6 tháng mới được tiêm vaccine. Những trường hợp này, cơ thể họ đã có một ít kháng thể ở trong người để phòng bệnh.
Trong bối cảnh hiện nay và chỉ dẫn của nhà sản xuất, vaccine sẽ được ưu tiên tiêm cho các đối tượng chưa phơi nhiễm COVID-19.
Những trường hợp không được tiêm là những chống chỉ định của vaccine, cụ thể: người dị ứng với thành phần của vaccine, có phản ứng nặng trầm trọng với mũi tiêm trước, những người được cán bộ y tế xác định chưa đủ điều kiện tiêm chủng như mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, đang điều trị các miễn dịch, hóa trị… sẽ phải tạm hoãn tiêm chủng.
Bộ Y tế yêu cầu cán bộ y tế các tuyến, khuyến cáo điểm tiêm chủng chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dây chuyền lạnh bảo quản… đảm bảo yêu cầu. Điểm tiêm chủng phải có hộp chống sốc. Bộ Y tế đã có hướng dẫn đầy đủ phác đồ phòng chống sốc cho người lớn.
PGS.TS Dương Thị Hồng lưu ý các cơ sở tiêm chủng tổ chức dưới 100 đối tượng tiêm chủng/điểm/buổi trong giai đoạn đầu để đảm bảo an toàn. Khám sàng lọc COVID-19, với người sốt, ho, khó thở chủ động không đến tiêm chủng. Các cơ sở cần thông báo cho những người thuộc đối tượng tiêm chủng về vấn đề này.
Dấu hiệu phát hiện nhiễm HIV ở nam giới
Khi nhiễm virus HIV, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng cụ thể, khiến việc phát hiện khó khăn, thậm chí nhầm lẫn sang các tình trạng sức khỏe khác.
Với tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 96%, Việt Nam là nước điều trị HIV/AIDS thành công trên thế giới, cùng với Anh, Thụy Sĩ, Đức.
HIV là bệnh mạn tính, có thể điều trị lâu dài. Tuy nhiên, số người nhiễm mới có tải lượng cao là mối nguy cơ hàng đầu tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Ở nam giới, các triệu chứng nhiễm HIV thường không đặc hiệu. Thậm chí, thường bị nhầm với bệnh cúm hoặc các tình trạng nhẹ khác.
Do đó, nhiều bệnh nhân nhiễm HIV nhưng không phát hiện. Virus diễn biến âm thầm, tình trạng nặng bệnh nhân mới phát hiện và vô tình lây cho nhiều người.
Dấu hiệu nhiễm virus HIV thường không đặc hiệu, có thể bị nhầm sang các bệnh lý khác. Ảnh: Getty.
Triệu chứng ban đầu giống cúm
Nam giới nhiễm HIV có triệu chứng giống cúm, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần sau khi tiếp xúc nguồn lây. Theo Medical News Today, các triệu chứng gồm sốt, phát ban, đau đầu, đau họng, mệt mỏi.
Ngoài ra, ngay ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng nghiêm trọng hơn như sa sút trí tuệ, sụt cân, mệt mỏi nặng. Các dấu hiệu cũng có thể gặp phải nhưng ít phổ biến như loét trong miệng, bộ phận sinh dục, đổ mồ hôi ban đêm, buồn nôn hoặc nôn, đau cơ bắp, đau khớp, sưng hạch bạch huyết.
Nhiều nam giới có thể gặp phải tình trạng ham muốn tình dục thấp, liên quan nhiễm HIV. Đây là dấu hiệu của việc tinh hoàn không sản xuất đủ hormone testosterone, gây tình trạng rối loạn cương dương, phiền muộn, mệt mỏi, khô khan, lông - râu mọc ít, phát triển mô tuyến vú.
Dấu hiệu phổ biến khác khi nhiễm virus HIV ở nam giới đó là viêm loét trên "cậu nhỏ". Chúng cũng có thể xuất hiện ở hậu môn hoặc miệng, thực quản, tái phát nhiều lần. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị đau, rát khi tiểu tiện, viêm tuyến tiền liệt.
Một bệnh nhân nhiễm HIV bị các phát ban trên tay. Ảnh: Medical News Today.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối - AIDS, virus đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống miễn dịch. Cơ thể không thể chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Kết quả, bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi cực độ, tiêu chảy kéo dài hơn một tuần, viêm phổi, loét miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, mất trí nhớ, có đốm nâu, đỏ, hồng, tím trên da.
Theo WebMD , không phải mọi bệnh nhân nhiễm HIV đều có những triệu chứng giống cúm trong vòng 4 tuần tiếp xúc nguồn lây. Thống kê cho thấy chỉ khoảng 1/3 bệnh nhân có triệu chứng rõ ràng. Đa số họ không cảm thấy khác biệt khi mắc bệnh.
Chuyên gia gọi giai đoạn này là nhiễm HIV cấp tính (hoặc sơ cấp). Khi đó, virus HIV xâm nhập vào một số tế bào bạch cầu, tạo ra hàng tỷ bản sao, lan truyền khắp cơ thể. Trong thời gian này, bệnh nhân vẫn có thể truyền bệnh sang người lành vì tải lượng virus trong dịch cơ thể rất cao.
Tỷ lệ nhiễm HIV ở nam và nữ giới
Nghiên cứu về phòng ngừa, điều trị HIV trong những thập kỷ qua đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy vậy, HIV vẫn là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở hầu hết quốc gia trên thế giới.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), năm 2016, ước tính khoảng 39.782 người được chẩn đoán nhiễm HIV. Số ca chẩn đoán mới đã giảm 5% từ năm 2011 đến 2015. Tuy nhiên, đến năm 2015, Mỹ vẫn có 1,1 triệu người sống chung với HIV.
Tại Việt Nam, trong 15 năm qua, chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã giúp cho khoảng nửa triệu người tránh khỏi lây nhiễm HIV. Đồng thời, hơn 150.000 người thoát khỏi tử vong liên quan đến HIV/AIDS.
Ông Hoàng Đình Cảnh - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế - cho hay Việt Nam hiện có khoảng 230.000 người nhiễm HIV, 153.000 bệnh nhân đang điều trị thuốc ARV. Theo ông Cảnh, Việt Nam đã kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,3%.
Trên thế giới, tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới cao hơn nữ giới. Thạc sĩ, bác sĩ Võ Triều Lý, khoa Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết trong khoảng 70 bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối điều trị tại khoa Nhiễm E, số nữ chưa đến 10 người. Các trường hợp có nguy cơ cao lây nhiễm HIV gồm nam quan hệ đồng giới (MSM), gái mại dâm, đối tượng tiêm chích ma túy.
Quan hệ tình dục an toàn là cách tránh lây nhiễm HIV và nhiều bệnh lý qua đường sinh dục khác. Ảnh: Getty.
Các bác sĩ chẩn đoán HIV ở nam và nữ bằng cách xét nghiệm mẫu máu hoặc nước bọt. Thử nghiệm này nhằm tìm các kháng thể chống lại virus và mất khoảng 3 đến 12 tuần mới có kết quả.
Một xét nghiệm khác giúp xác định bệnh nhân HIV là tìm kháng nguyên - chất mà virus tạo ra sau khi xâm nhập cơ thể. HIV tạo ra kháng nguyên p24 trong cơ thể, ngay trước khi các kháng thể phát triển.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo nam giới đang sinh hoạt tình dục nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần trong đời. CDC cũng cho rằng tất cả người dân từ 13 đến 64 tuổi nên làm xét nghiệm hoặc khi bị phơi nhiễm, nghi ngờ.
Để phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS, chúng ta nên tránh lạm dụng rượu, ma túy; không dùng chung kim tiêm; quan hệ tình dục an toàn; dùng thuốc dự phòng HIV (PrEP) trước phơi nhiễm mỗi ngày, đặc biệt nhóm quan hệ tình dục đồng giới và gái mại dâm.
Người hoàn thành cách ly tập trung cần lưu ý gì? HCDC yêu cầu người kết thúc cách ly tập trung có thể đi học, đi làm nhưng hạn chế tụ tập đông người, phải về nơi cư trú đã khai báo. Ảnh minh họa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cũng yêu cầu người rời khu cách ly tập trung ghi nhật ký di chuyển và tiếp xúc trong 14...