Bà Chantale Renaud đã kiện công ty bảo hiểm vì chị mắc các triệu chứng COVID-19 kéo dài hành hạ nhưng lại không được hưởng trợ cấp dài hạn. Nhiều người đang khốn khổ vì hội chứng chưa được nghiên cứu đầy đủ này.
Chị Chantale Renaud ở Canada – Ảnh: RADIO CANADA
Hậu quả của COVID-19 ngày càng được giới y khoa hiểu rõ nhưng ảnh hưởng lâu dài như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn, do đó các cơ quan chức năng rất khó giải quyết chính sách xã hội .
Trường hợp tiêu biểu là bà Chantale Renaud ở Rockland thuộc tỉnh bang Onrario (Canada).
Bà bị lây nhiễm COVID-19 từ người chồng vào giữa tháng 4-2020, sau đó được điều trị bình phục nhưng nhiều tháng sau vẫn mắc hội chứng “tác hại kéo dài của virus corona ” (long COVID) với các triệu chứng như mệt mỏi , đau khớp, rụng tóc , mất ngủ.
Đến tháng 6-2020, bà phải xin nghỉ làm vì không còn sức và nhận được trợ cấp ngắn hạn từ chủ lao động. 6-7 tuần tiếp theo là thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời bà. Sức khỏe tệ đến mức không thở nổi, bà chỉ muốn “chết đi cho xong”.
Vào mùa thu, bà quay trở lại làm việc từ xa nhưng các triệu chứng tiếp tục nặng thêm. Bà bị mệt mỏi , khó thở phải nằm liệt giường 11 ngày.
Bà nộp đơn đề nghị được hưởng chế độ trợ cấp dài hạn nhưng công ty bảo hiểm từ chối với lý do bệnh trạng của chị không thuộc tiêu chuẩn được hưởng chế độ.
Cuối cùng bà Chantale Renaud phải khởi kiện công ty bảo hiểm. Trong khi chờ đợi xúc tiến thủ tục pháp lý, hai vợ chồng bà sống bằng tiền tiết kiệm.
Thời gian giải quyết hồ sơ ước tính phải mất hai năm. Bà đã tính đến chuyện phải bán nhà vì không còn thu nhập.
Theo đài phát thanh Canada, trường hợp của bà Chantale Renaud không phải cá biệt mà tại Canada có rất nhiều người từng nhiễm COVID-19 mắc hội chứng “tác hại kéo dài của virus corona ”.
Pauline Oustric người Anh – người phát ngôn của các bệnh nhân COVID-19 mắc hội chứng “tác hại kéo dài của virus corona” ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Phần Lan – Ảnh: PAULINE OUSTRIC
Nhiều người trước đây nhận khoản trợ cấp khẩn cấp Canada (PCU – khoản trợ cấp cho người lao động bị ảnh hưởng COVID-19 trực tiếp). Nay khoản trợ cấp này chấm dứt, họ bèn đi kiện các công ty bảo hiểm.
Luật sư của bà Chantale Renaud ghi nhận điều quan trọng là phải chứng minh có hội chứng “tác hại kéo dài của virus corona” và các triệu chứng xảy ra do chính hội chứng này gây ra. Song đến nay đây vẫn còn là vấn đề khoa học hóc búa.
Các công ty bảo hiểm muốn biết liệu có một giải pháp điều trị hiệu quả nào đối với hội chứng “tác hại kéo dài của virus corona” để tránh phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm trong thời gian dài.
Mặt khác, chính phủ Canada cần đầu tư ngân sách để nghiên cứu hội chứng này nhằm tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm có cơ sở pháp lý giải quyết chính sách.
Hội chứng “tác hại kéo dài của virus corona” xảy ra không chỉ ở Canada mà còn ở nhiều quốc gia khác. Ban đầu các bệnh nhân ở nhiều nước lên mạng xã hội trao đổi thông tin, sau đó thành lập các nhóm hỗ trợ nghiên cứu vấn đề này.
Quý ông có thể gặp điều "đau khổ" này vì... Covid-19?
Cảnh báo mới từ Trường Y khoa của Đại học Florida (Mỹ) dựa trên nhiều bệnh nhân Covid-19 cho quý ông một lý do thuyết phục đế chú trọng phòng ngừa căn bệnh này.
Nói với NBC Chicago'S LX, tiến sĩ Dena Grayson, chuyên gia truyền nhiễm từ Trường Y khoa thuộc Đại học Florida cho biết rối loạn cương dương có thể là một trong những biến chứng phiền toái quý ông sẽ gặp phải sau khi mắc bệnh Covid-19. Lời cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh nhiều người không quá coi trọng việc đề phòng căn bệnh này, bởi số người chỉ trải qua một cơn bệnh nhẹ chiếm đa số, nhất là ở nhóm người trẻ, khỏe.
Quý ông có thể gặp thiệt hại về chức năng tình dục nếu mắc Covid-19, chuyên gia cảnh báo - Ảnh minh họa từ Internet
Tuy nhiên, các bác sĩ bày tỏ sự lo ngại về cái họ gọi là "long Covid", tức những hậu quả tiềm ẩn để lại trên các cơ quan sau khi đã khỏi bệnh Covid-19.
Về chứng rối loạn cương dương, tiến sĩ Grayson lý giải: "Nam giới có thể bị rối loạn cương dương lâu dài sau khi mắc bệnh bởi virus này gây ra những vấn đề trong hệ thống mạch máu. Nó có thể gây rắc rối trong phòng ngủ của các quý ông ngay cả khi họ đã bình phục bệnh Covid-19.
Nghiên cứu quốc tế của các quốc gia EU về tác động của Covid-19 lên các cơ quan trong cơ thể CONVERSCAN cũng vừa công bố kết quả nghiên cứu mới nhất trên 200 bệnh nhân chỉ bị bệnh nhẹ cho thấy 70% trong số họ có những tổn thương ở tim, phổi, gan hoặc tuyến tụy. Không phải tổn thương nào cũng nghiêm trọng nhưng đó là lý do lớn để chúng ta phải thận trọng với căn bệnh mới này, không thể xem nó như một dạng cảm cúm thông thường.
Đây là lý do vì sao hệ miễn dịch của trẻ em chống lại virus SARS-CoV-2 tốt hơn người lớn Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ em có thể ít bị ảnh hưởng bởi virus SARS-CoV-2 hơn so với người lớn bởi chúng có một loại phản ứng miễn dịch tiến hóa chống lại các bệnh nhiễm trùng mới. Tại sao trẻ em ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 hơn so với người lớn đã trở thành một "bí...
Tin mới nhất
Hệ lụy nguy hiểm của bệnh lậu
23:06:34 25/02/2021
Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhea, song cầu trong tế bào. Vi khuẩn lậu có thể sinh sôi nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo).
'Kịch bản ác mộng' từ biến chủng virus mới phát hiện ở California
22:17:04 25/02/2021
Biến chủng mới phát hiện ở California mang theo đột biến khiến chúng lây lan mạnh hơn, gây ra tình trạng bệnh lý nặng hơn và kháng lại vaccine Covid-19.
Ăn gỏi: Thói quen nguy hiểm!
22:12:23 25/02/2021
Nhiều người Việt thích ăn các món gỏi, tái hay tiết - huyết động vật mà không biết nguy cơ nhiễm bệnh từ các món ăn này là rất cao.
Những điều bạn có thể nhận biết thông qua dịch tiết âm đạo
22:09:08 25/02/2021
Những thay đổi về màu, mùi và lượng dịch tiết âm đạo, hay khí hư, có thể nói lên nhiều điều về sức khỏe của bạn.
Ra dịch nhầy giữa chu kỳ kinh nguyệt có đáng lo?
22:07:41 25/02/2021
Khí hư hay còn gọi là dịch âm đạo thông thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà và không có mùi hôi tanh. Vào mỗi thời điểm khác nhau của chu kỳ, số lượng cũng như tính chất dịch nhầy tiết ra sẽ khác nhau.
Cảnh giác với cong vẹo cột sống ở trẻ
22:03:04 25/02/2021
Cong vẹo cột sống thường gặp ở trẻ 12-15 tuổi. Nếu cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Luyện tập thể thao mùa Covid
22:01:26 25/02/2021
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, việc tập thể dục thường xuyên, đúng cách, tích cực vận động cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe thể lực lẫn sức khỏe tinh thần, phòng tránh dịch COVID-19.
Nguyên nhân gây viêm môi
21:58:31 25/02/2021
Viêm môi là một bệnh khá thường gặp trong bệnh lý ngoài da, giới hạn trong viền môi hoặc lan qua viền môi, diễn biến cấp hoặc mạn tính.
Nhận biết những dấu hiệu đáng sợ của phình mạch não
21:56:47 25/02/2021
Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, tuổi hay gặp nhất là 40-60. Phình động mạch não hiếm khi gặp ở trẻ em.
Thiếu vitamin D gia tăng nguy cơ nhiễm virus
21:52:46 25/02/2021
Trong một nghiên cứu mới đây được thực hiện ở Armenia, các nhà khoa học đã phát hiện những người có lượng vitamin D thấp là đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus hơn và có nguy cơ nhập viện do bệnh tình xấu đi cao hơn bình thường kh...
Thuốc trị huyết áp có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm
21:48:32 25/02/2021
Nhiều người lo ngại rằng, ở những người tăng huyết áp bị trầm cảm, thuốc trị huyết áp sẽ làm trầm trọng trầm cảm ở người bệnh.
Bị “bóng đè” khi ngủ, dùng thuốc gì?
21:45:03 25/02/2021
Bóng đè là một rối loạn giấc ngủ, tên khoa học là chứng tê liệt khi ngủ. Khi gặp hiện tượng này thường xuyên người bệnh nên được tư vấn và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Vẫn biết ốc rất ngon nhưng những người này tuyệt đối không nên ăn kẻo rước họa vào thân
21:43:12 25/02/2021
Ốc là một loại hải sản có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai ăn ốc cũng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số người không nên ăn ốc, các bạn nên tham khảo để phòng tránh nhé.
Ăn bí đỏ nhớ kỹ 7 điều này kẻo rước thêm bệnh vào người
21:40:40 25/02/2021
Ăn bí đỏ sai cách vừa không thu được lợi ích về dinh dưỡng vừa có thể gây hại đến sức khỏe.
3 dấu hiệu ở miệng giúp "tiên đoán" ung thư gan
21:37:25 25/02/2021
Nếu miệng bạn xuất hiện 3 triệu chứng này, đã đến lúc bạn cần quan tâm hơn tới sức khỏe lá gan “quý như vàng” của cơ thể.
9 mẹo giúp bạn ăn ít mà không cảm thấy đói
21:34:23 25/02/2021
Với 9 mẹo đơn giản dưới đây, việc ăn kiêng và hạn chế phần lớn đồ ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn với người luôn thèm ăn và đang mong muốn giảm cân nhanh chóng.
Cách giúp bạn tỉnh táo sau một đêm mất ngủ
21:32:42 25/02/2021
Một đêm mất ngủ có thể khiến bạn mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, mất tập trung và khó làm việc hiệu quả suốt ngày dài.
Bổ sung protein vô tội vạ sau khi tập gym, chàng trai bị viêm thận, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý
21:28:53 25/02/2021
Protein là chất rất quan trọng cần bổ sung khi tập gym hoặc vận động nhiều. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, nó sẽ cực kỳ gây hại cho thận.
Gan xấu thì chân sẽ xuất hiện 3 vấn đề bất thường, nếu không có thì xin chúc mừng vì gan bạn vẫn ổn
21:26:28 25/02/2021
Gan là cơ quan hoạt động âm thầm trong cơ thể nên nhiều người không hề biết rõ tình trạng sức khỏe của cơ quan này lúc nào thì ổn, lúc nào thì không ổn. Dưới đây chính là 3 dấu hiệu ở bàn chân giúp bạn nhận biết cơ quan gan của mình.
Nỗi ám ảnh khi ngủ bị giật mình, nguyên nhân và cách khắc phục
19:46:03 25/02/2021
Giật mình khi ngủ là triệu chứng hoàn toàn bình thường, có đến 70% dân số thế giới từng gặp phải hiện tượng này.
Ngồi xuống đứng lên bị xây xẩm chóng mặt, cảnh báo mắc bệnh gì?
19:44:59 25/02/2021
Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt.
Uống nhiều trà hoa cúc có tốt không?
19:43:50 25/02/2021
Uống nhiều trà hoa cúc có tốt không?
Hà Tĩnh: 8 người nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt bò thui
19:39:08 25/02/2021
8 người trong 2 gia đình ở thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) có triệu chứng đau bụng, nôn, đi ngoài... phải điều trị với nghi vấn bị ngộ độc thực phẩm.
Trứng vịt lộn quá nhiều dinh dưỡng, lạm dụng có thể gây hại
17:02:35 25/02/2021
Từ lâu, trứng vịt lộn đã được coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý. Tuy nhiên, việc ăn nhiều trứng vịt lộn, có thể sẽ khiến cho nguy cơ mắc các bệnh vàng da, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ... cao hơn.
Ăn ít để "rèn" dạ dày có thực sự giúp giảm cân?
17:02:32 25/02/2021
Quan niệm nhịn ăn, ăn ít liên tục trong một thời gian dài để giảm cân có thể dẫn tới tác dụng ngược là tăng cân, tăng tốc độ lão hóa và ảnh hưởng đến hormone, gây viêm loét dạ dày và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Cứu sống bệnh nhi 8 tuổi đa chấn thương, tróc da diện rộng do tai nạn giao thông
16:10:09 25/02/2021
Bệnh viện Nhi đồng thành phố (thành phố Hồ Chí Minh) vừa kết thúc 3 tháng điều trị thành công cho bệnh nhi 8 tuổi bị tai nạn giao thông đa chấn thương, tróc da diện rộng bằng phương pháp phẫu thuật ghép da.
Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì vỡ vật hang
16:07:50 25/02/2021
Do gặp tai nạn, nam bệnh nhân bị chấn thương dương vật và được chỉ định mổ cấp cứu.
Biến chứng khi mắc Covid-19 khiến bé trai tại Mỹ phải cắt tứ chi
16:03:24 25/02/2021
Tình trạng của DaeShun Jamison là lời cảnh báo biến chứng nguy hiểm mà Covid-19 có thể gây ra cho trẻ em, nhóm bệnh nhân rất dễ bị tổn thương.
Đang nằm nghỉ, chàng trai 25 tuổi đột ngột bị ngừng tim
16:01:33 25/02/2021
Nam thanh niên 25 tuổi, tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, làm nghề lái tàu biển, đang nằm nghỉ ở nhà trọ của gia đình khi đến Bệnh viện K thăm người bác thì đột ngột bị ngừng tim. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện K cấp cứu trong tình trạng t...
Cứu sống bệnh nhân vỡ gan nặng do TNGT mà không cần phẫu thuật
15:49:19 25/02/2021
Ngày 25/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTW CT) cho biết, các bác sĩ bệnh viện vừa cứu sống một bệnh nhân bị tai nạn giao thông vỡ gan phức tạp, đa chấn thương nặng mà không cần phẫu thuật.