Cần làm tốt hơn nữa vấn đề SGK mới, tự chủ đại học, bạo lực học đường
Đánh giá cao kết quả ngành Giáo dục đạt được thời gian qua; tuy nhiên tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra một số nội dung ngành cần tiếp tục làm tốt hơn.
Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm không để nhiệm vụ Chính phủ giao nợ đọng, quá hạn. Ảnh VGP.
Ngày 8/12, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ có buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhằm đôn đốc, kiểm tra và đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD&ĐT.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả ngành Giáo dục đạt được thời gian qua; đặc biệt là quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19: chuyển nhanh sang dạy học trực tuyến; sớm điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học; tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, chất lượng…
Khi xảy ra lũ lụt ở miền Trung, Bộ GD&ĐT cũng tiên phong trong việc ủng hộ sách giáo khoa, tháo gỡ khó khăn cho các trường bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và các trường ở vùng sâu, vùng xa…
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT đồng thời thể hiện quyết tâm giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xây dựng và hoàn thiện thể chế. Theo đó, đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Giáo dục 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; ban hành các Nghị định, Thông tư…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Báo GD&TĐ
Thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều kết quả tốt. Với nội dung này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh thành quả về mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo được mở rộng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; quan tâm phát triển giáo dục tại các địa phương, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tham gia thi Olympic của học sinh Việt Nam những năm qua có kết quả ấn tượng. Giai đoạn 2016-2020, học sinh Việt Nam đoạt 49 huy chương vàng, tăng gần gấp đôi số huy chương vàng so với giai đoạn 2011-2015; nhiều HS Việt Nam đạt điểm số cao nhất ở các nội dung thi.
Cho rằng việc ứng dụng CNTT vào quản lý giáo dục và xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ GD&ĐT đã có kết quả ban đầu, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đồng thời đưa ra một số nội dung Bộ GD&ĐT, ngành Giáo dục cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa, liên quan đến số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên; bạo lực học đường; sách giáo khoa mới; thực hiện tự chủ đại học; cải cách thủ tục hành chính, chính phủ điện tử… Đặc biệt, các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao quyết tâm không để quá hạn, không hoàn thành.
Tổ trưởng Tổ công tác cho biết, những nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan sẽ được báo cáo tại phiên họp Chính phủ tháng 12. Vì vậy, Tổ công tác mong muốn Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai để là Bộ tiên phong, đi đầu về cải cách, không để nhiệm vụ nào quá hạn, không hoàn thành.
Quyết hoàn thành theo kế hoạch
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, năm học vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, bão lũ, Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh các kế hoạch cũng như có nhiều công việc phát sinh; triển khai các nhiệm vụ theo chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do đó cũng bị ảnh hưởng; tuy nhiên, Bộ GD&ĐT sẽ quyết tâm để hoàn thành theo kế hoạch.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngành sẽ đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để mang lại lợi ích cho chính học sinh, phụ huynh học sinh. Ảnh VGP.
Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, chính phủ điện tử, Bộ trưởng khẳng định đây là nội dung rất được Bộ GD&ĐT, ngành Giáo dục chú trọng, nhận thức rõ, quyết tâm cao. Với sự hỗ trợ của các bộ, ngành, Bộ GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành Giáo dục, để không chỉ thực hiện nhiệm vụ của ngành, của Bộ mà còn góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
Bộ trưởng cũng cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Tổ công tác để rà soát lại toàn bộ nhiệm vụ còn chưa thực hiện, những hạn chế còn tồn tại; rà soát lại các thủ tục hành chính, cơ cấu lại theo hướng số hóa; đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử trong ngành Giáo dục, cung cấp các dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để mang lại lợi ích cho chính học sinh, phụ huynh học sinh.
Tại buổi làm việc, nội dung quan trọng được tập trung chia sẻ, trao đổi là việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD&ĐT; trong đó nhấn mạnh nội dung cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.
Lồng ghép tối đa về bình đẳng giới trong sách giáo khoa mới
Theo nhận định của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sách giáo khoa lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới đã lồng ghép tối đa vấn đề bình đẳng giới, các tranh ảnh trong sách luôn có tỷ lệ hình ảnh nam giới và nữ giới tương đồng, mọi hoạt động, lĩnh vực nghề nghiệp đều có sự xuất hiện của cả hai giới.
Học sinh tiểu học (Ảnh: THUỲ LINH)
Một trong những mục tiêu trong Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2016 - 2020 đề ra là thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong tiếp cận giáo dục, tăng tỷ lệ biết chữ của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở những vùng khó khăn.
Theo Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, trong những năm qua, Bộ GD-ĐT cũng luôn quan tâm và coi trọng công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Các vấn đề về giới, bình đẳng giới hiện đã được chú trọng lồng ghép trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Thứ trưởng cho biết: "Sách giáo khoa lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới đã lồng ghép tối đa vấn đề bình đẳng giới. Điều này thể hiện rõ qua các tranh, ảnh trong sách luôn có tỷ lệ hình ảnh nam giới và nữ giới tương đồng, mọi hoạt động, lĩnh vực nghề nghiệp đều có sự xuất hiện của cả hai giới này".
Ngoài ra, Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020 cũng đặt các mục tiêu để đảm bảo mục tiêu chính được thực hiện như: Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới trong các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo, cha mẹ học sinh và cộng đồng. Phòng chống bạo lực học đường, bạo lực học đường trên cơ sở giới, thúc đẩy môi trường học tập an toàn và thân thiện. Tăng cường công tác thống kê có trách nhiệm giới, lồng ghép giới vào hoạch định chính sách, lập kế hoạch và quản lý ngành giáo dục...
Chúng ta vẫn đang quay cuồng với thi cử, bằng cấp, thành tích Đổi mới giáo dục đang hướng tới việc giảm áp lực thi cử nhưng hiện nay chúng ta vẫn đang quay cuồng với áp lực về bằng cấp, điểm số, thành tích,... Theo mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, người học sẽ làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học...