Cần làm gì để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Lạm dụng kháng sinh, ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hoặc cơ thể bị stress là những nguyên nhân khiến hệ vi sinh vật đường ruột dễ bị mất cân bằng. Lúc này cần làm gì?
Hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta là 1 quần thể vi khuẩn sống trong ống tiêu hóa và chứa hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật. Trong đó vi khuẩn chứa khoảng hơn 1.000 chủng và được chia làm 2 loại. Loại có lợi chiếm khoảng 85%, loại có hại chiếm 15%.
Theo bác sĩ Đào Việt Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm nội soi tiêu hóa – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong cơ thể chúng ta hệ vi sinh vật đường ruột có vai trò quan trọng, giúp chuyển hóa các thức ăn cơ thể đưa vào thành các chất dinh dưỡng và tổng hợp một số loại vitamin. Ngoài ra chúng còn là hàng rào bảo vệ tính toàn vẹn của niêm mạc ruột để chống lại các tác nhân có hại và được coi như một hệ miễn dịch thứ 2 của cơ thể.
Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột xảy ra khi số lượng các vi khuẩn có lợi bị giảm đi, vi khuẩn có hại tăng lên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thường gặp nhất là do lạm dụng kháng sinh hoặc do chúng ta bị ngộ độc, bị nhiễm phải 1 vi khuẩn có hại nào đó. Ngoài ra tình trạng strees cũng là 1 trong số những nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Biểu hiện hay gặp nhất là đau tức bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng. Khi xuất hiện tình trạng này nhiều người có thói quen tự điều trị bằng cách uống men vi sinh, men tiêu hóa hoặc các loại thuốc chữa đau bụng. Tuy nhiên bác sĩ Đào Việt Hằng, khuyến cáo, men tiêu hóa cũng là một loại thuốc và cũng nên dùng theo chỉ định của các sĩ.
Hơn nữa, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men tiêu hóa, nếu người bệnh tự mua về uống chưa chắc đã phù hợp với tình trạng bệnh của mình, việc điều trị như vậy không đem lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí một số trường hợp còn khiến đường ruột dễ bị tổn thương hơn.
Theo bác sĩ Đào Việt Hằng, để giữ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh thì chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò quan trọng. Nên uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh. Với trẻ em, nên cho trẻ ăn đa dạng để cân bằng các chất dinh dưỡng. Với người lớn nên lựa chọn các thực phẩm sạch, tránh sử dụng thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, chất kích thích dễ làm hệ vi khuẩn đường ruột bị rối loạn./.
Video đang HOT
Những đại kỵ khi ăn trứng vịt lộn mà bạn nên tránh kẻo gây hại cho sức khỏe
Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Thế nhưng nếu ăn sai cách trứng vịt lộn có thể gây hại cho sức khỏe.
Ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất. Nếu ăn vào buổi tối, khi đi ngủ ạn sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.
Ăn trứng để qua đêm
Chất dinh dưỡng trong trứng vịt lộn sẽ bị biến chất, sinh ra vi khuẩn có hại nếu bạn để qua đêm. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.
Ăn trứng không có rau răm
Một trong những sai lầm khi ăn trứng vịt lộn chính là không ăn cùng rau răm.
Rau răm là loại rau thơm có vị cay, nồng, tính ấm, giúp ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng. Chính vì thế việc ăn rau răm kèm với trứng vịt lộn sẽ giúp cân bằng âm dương, tránh tình trạng lạnh bụng, đầy hơi.
Ăn quá nhiều trứng vịt lộn
Ăn trứng vịt lộn thường xuyên rất có hại cho sức khỏe. Trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein, 12,4 g lipit, 82 mg canxi, 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều betacarotene,các vitamin, sắt...Vì thế nếu ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây ra các vấn đề về bệnh về tim mạch, đái tháo đường, dư thừa vitamin A.
Ăn trứng vịt lộn chung với óc lợn
Bạn tuyệt đối không được ăn trứng vịt lộn chung với óc lợn bởi 2 loại thực phẩm này có thể khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên. Nặng hơn có thể khiến cho cơ thể bị tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến tình trạng tử vong
Ăn trứng vịt lộn uống nước cam
Thói quen uống nước hoa quả khi ăn có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi ăn trứng vịt lộn. Việc uống nước cam khi đang ăn trứng vịt lộn có thể gây ra tình trạng xấu cho sức khỏe như chướng bụng, tiêu chảy... Lý do là bởi hàm lượng protein có trong trứng phản ứng lại với axit tartaric có trong quả cam.
Ăn trứng vịt lộn cùng thịt thỏ và ngỗng
Bạn cũng không được ăn các loại thịt như thỏ, ngỗng cùng trứng vịt lộn bởi vì đây đều là những loại thực phẩm có tính hàn. Và chúng đều chứa các chất có hoạt tính sinh học, cho nên nếu ăn chung với nhau sẽ gây ra tình trạng kích ứng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy.
Ăn trứng vịt lộn, uống nước chè
Nhiều người có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng vịt lộn để giúp miệng bớt mùi tanh. Tuy nhiên, đây chính là một việc làm sai lầm bởi hàm lượng axit tannic có trong nước chè kết hợp với protein trong trứng có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Ăn khuya cũng có lợi cho sức khỏe Nhiều người lo lắng ăn khuya dẫn đến tích mỡ hay khó ngủ nhưng thực tế rất tốt cho huyết áp, cholesterol, cân nặng và kháng insulin. Theo các chuyên gia, không có gì sai nếu bạn ăn vào đêm muộn, miễn là bạn ăn đúng cách và lựa chọn các thực phẩm lành mạnh. Bằng việc ăn khuya với khẩu phần vừa...