Cận cảnh xe cấp cứu áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam phục vụ chống Covid-19
Đây là chiếc xe cứu thương áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam với giá trị 100.000 USD, chuyên dùng để phục vụ vận chuyển các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Covid-19.
Cận cảnh xe cấp cứu áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam phục vụ chống Covid-19
Sáng 9/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận xe cứu thương áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam, do 1 tập đoàn đa quốc gia trao tặng.
Được biết, đây là chiếc xe cứu thương áp lực âm đầu tiên tại Việt Nam với giá trị 100.000 USD (Hơn 2,3 tỉ đồng), chuyên dùng để phục vụ vận chuyển các bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Covid-19.
Xe được trang bị hệ thống thông gió và lọc khí hiệu năng cao; hệ thống khử trùng bằng tia cực tím, các thiết bị sơ cấp cứu và trợ thở hiện đại.
Không khí trong khoang chở bệnh nhân được tuần hoàn qua các hệ thống lọc và khử trùng giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế trong quá trình làm việc và ngăn ngừa lây nhiễm ra môi trường ngoài.
Theo bác sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, điểm đặc biệt nhất của chiếc xe cứu thương này chính là hệ thống áp lực âm.
Bác sĩ Vũ Đình Phú, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
“Với những bệnh nhân Covid-19 hoặc các bệnh truyền nhiễm khác, trong quá trình chuyên chở bằng xe cứu thương, các căn nguyên gây bệnh như vi khuẩn, virus có thể phát tán ra bên ngoài. Lúc này nhờ vào hệ thống áp lực âm tạo chênh lệch về áp suất, các căn nguyên gây bệnh sẽ được hút vào hệ thống khử khuẩn” – BS Phú phân tích.
Hệ thống áp lực âm trên xe
Vì căn nguyên gây bệnh liên tục được hút và xử lý, các nhân viên y tế vận chuyển người bệnh sẽ được giảm đáng kể nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, xe có hệ thống khử khuẩn tiên tiến nên không khí được đưa ra môi trường bên ngoài đảm bảo sạch mầm bệnh nên tuyệt đối an toàn với khu vực mà xe đi qua.
Trong khoang chở người bệnh được tích hợp camera để lái xe có thể theo dõi
Khi bệnh nhân được đưa đến khu vực cách ly, các công tác khử khuẩn xe cứu thương vẫn sẽ được tiến hành như thông thường.
TS Lê Văn Dụng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
TS Lê Văn Dụng, Phó giám đốc Bệnh viện cho biết, đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã và đang điều trị cho 196 bệnh nhân Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn ra, chiếc xe cứu thương áp lực âm này sẽ là công cụ đắc lực để giúp các bác sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Bạch hầu thể tối cấp gây tử vong trong 24-48 giờ
Thực tế bệnh nhân mắc bạch hầu tại các ổ dịch được ghi nhận trong thời gian vừa qua nằm ở mọi lứa tuổi. Diễn biến bạch hầu thể tối cấp có thể gây tử vong sau 24-58 giờ đồng hồ.
Thời gian vừa qua, tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam ghi nhận nhiều ca mắc bạch hầu với diễn biến phức tạp, đã ghi nhận các ca tử vong.
Người dân tại Đắk Nông được cách ly để phòng bệnh bạch hầu
Theo ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh bạch hầu dù không có khả năng lây lan mạnh mẽ như Covid-19 nhưng tỉ lệ tử vong lại ở mức cao. Cụ thể, trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng và không được điều trị kịp thời, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 5%-10%. Đáng chú ý, nếu người bệnh mắc thể tối cấp có thể tử vong sau 24-48 giờ.
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
Sự nguy hiểm của trào lưu anti vắc xin nhìn từ dịch bạch hầu
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng bạch hầu lại có thể phòng ngừa rất hiệu quả bằng vắc xin.
Thời gian trước đây, dịch bạch hầu từng lây lan trên diện rộng. Tuy nhiên, kể từ năm 1981, khi nước ta khởi động chương trình tiêm chủng mở rộng, thì số ca mắc bạch hầu giảm mạnh, thậm chí có năm không có ca mắc mới bạch hầu nào. "Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, mũi tiêm bạch hầu thường được lồng ghép với ho gà và uốn ván. Nếu tiêm chủng nghiêm túc, đầy đủ thì khả năng bị lây nhiễm là rất thấp, vì cơ thể đã tạo được kháng thể với vi khuẩn bạch hầu" - BS Hưng nhấn mạnh.
Một trong những triệu chứng của bệnh bạch hầu là xuất hiện giả mạc màu xám
Tuy nhiên, có một thực trạng là vài năm trở lại đây, bệnh bạch hầu có dấu hiệu quay trở lại, với những ca bệnh được ghi nhận rải rác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, và đang bùng phát mạnh.
Theo nhận định của các chuyên gia, một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến dịch quay trở lại là vì người dân không đảm bảo việc tiêm phòng.
Trước hết, phải kể đến việc nhiều người có tâm lý sợ, không cho con tiêm vắc xin, khi xuất hiện thông tin về các trường hợp biến chứng vì tiêm vắc xin ở trẻ. Tuy nhiên, theo BS Trần Duy Hưng, suy nghĩ sai lầm này của các vị phụ huynh sẽ gây nguy hiểm trực tiếp đến con mình, và rộng ra là cả một thế hệ trẻ.
Ghi nhận bệnh nhân bạch hầu ở mọi lứa tuổi: Người lớn có cần tiêm phòng?
"Bất kì loại vắc xin nào cũng có nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, xác suất này là cực kì thấp. Bằng chứng là mỗi năm có rất nhiều trẻ em được chủng ngừa vắc xin nhưng số ca biến chứng nặng lại đếm trên đầu ngón tay. Lo sợ nguy cơ biến chứng rất khó xảy ra này mà không cho con tiêm vắc xin sẽ khiến trẻ đối mặt không chỉ với bạch hầu mà còn nhiều căn bệnh khác", BS Hưng cho biết.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, trào lưu anti vắc xin được cổ súy trong những năm gần đây, cũng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của người dân. Điều đáng nói là trào lưu này đang gây nguy hiểm cho cả xã hội, bởi vắc xin chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả khi tỉ lệ được chủng ngừa đủ lớn. Lấy ví dụ với bệnh bạch hầu, để có được miễn dịch cộng đồng, tỉ lệ tiêm chủng phải đạt 95% trở lên.
Với bệnh bạch hầu, để có được miễn dịch cộng đồng, tỉ lệ tiêm chủng phải đạt 95% trở lên.
Bên cạnh lý do không được tiêm phòng vắc xin, thì việc tiêm không đúng chỉ định, tiêm không đủ mũi (thường là thiếu mũi nhắc lại) cũng có thể là một nguyên nhân.
BS Trần Duy Hưng nhấn mạnh: "Kháng thể với bạch hầu được hình thành sau khi tiêm vắc xin sẽ yếu dần theo thời gian. Vì vậy, với trẻ em, thì cần tiêm nhắc lại muộn nhất là sau 5 năm, tiếp đó thì cứ 10 năm nhắc lại 1 lần, để đảm bảo trong cơ thể luôn có đủ lượng kháng thể giúp phòng bệnh bạch hầu".
Người lớn cũng cần tiêm vắc xin bạch hầu
Trẻ dưới 15 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu nhất. Tuy nhiên, người lớn ở mọi lứa tuổi nếu chưa có kháng thể với bạch hầu cũng có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với người nhiễm bạch hầu hoặc đến các vùng dịch tễ của bệnh bạch hầu. Vì vậy, những người có nguy cơ, để bảo vệ sức khỏe của bản thân trước căn bệnh này đều có thể tiêm nhắc lại được, kể cả khi không nhớ mình đã từng tiêm vắc xin bạch hầu hay chưa.
Theo bác sĩ tư vấn tại Phòng Tư vấn - Tiêm chủng vắc xin, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vài năm trở lại đây có thêm nhiều loại vắc xin để phòng bạch hầu cho từng lứa tuổi khác nhau. Với trẻ dưới 2 tuổi có vắc xin 6 trong 1; trẻ dưới 10 tuổi có vắc xin 4 trong 1; đặc biệt với người dưới 64 tuổi có thể tiêm vắc xin 3 trong 1 phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván.
"Với người trưởng thành dưới 64 tuổi, ngay cả trong trường hợp không nhớ lúc còn nhỏ đã từng tiêm vắc xin ngừa bạch hầu hay chưa, cũng chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin 3 trong 1: bạch hầu - ho gà - uốn ván là đủ để bảo vệ bản thân trước căn bệnh nguy hiểm này" - Bác sĩ phân tích.
Cũng theo chuyên gia này, những người có sức đề kháng yếu như người cao tuổi, người mắc bệnh nền là đối tượng có nguy cơ cao trước các bệnh truyền nhiễm, trong trường hợp này là bạch hầu, thì càng nên tiêm phòng.
Bên cạnh đó, chị em phụ nữ trước khi xây dựng gia đình cũng nên tiêm nhắc lại vắc xin này, bởi bên cạnh sức khỏe của bản thân, việc chủng ngừa cũng giúp bảo vệ cho trẻ sơ sinh sau này, trong giai đoạn chưa đến tuổi tiêm vắc xin, nhờ lượng kháng thể do người mẹ truyền sang trong quá trình mang thai.
Bác sĩ trẻ "trải lòng" về nửa năm ròng trên tuyến đầu chống dịch Khi người dân cả nước đã bắt đầu một cuộc sống "bình thường mới", thì trên tuyến đầu chống dịch, cuộc chiến với giặc Covid-19 vẫn đang tiếp diễn. Bác sĩ trẻ "trải lòng" về nửa năm ròng trên tuyến đầu chống dịch Đã gần 80 ngày qua, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Người dân trên cả nước...