Cần bổ sung chất gì để dễ thụ thai và thai nhi khỏe mạnh?
Làm sao để dễ thụ thai và có một thai kỳ khỏe mạnh là điều mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Trong đó, việc bổ sung vitamin khi chuẩn bị mang thai rất quan trọng, vì vitamin giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.
Sau đây là một số vitamin cần thiết cho cơ thể của bà mẹ tương lai.
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cả hai trước khi mang thai là điều cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ảnh minh họa: internet
Kẽm
Kẽm góp phần thúc đẩy sự rụng trứng và khả năng thụ thai ở phụ nữ. Kẽm cũng hỗ trợ sự sản xuất tinh dịch và testosterone ở đàn ông. Vì thế, cần bổ sung kẽm cho cả vợ và chồng trước khi mang thai. Đàn ông cần bổ sung 11mg kẽm và phụ nữ là 8mg mỗi ngày.
Hàu là thực phẩm giàu kẽm nhất. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung kẽm bằng các thực phẩm khác như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hải sản, đậu và các sản phẩm từ sữa.
Axit folic
Phụ nữ trong thời gian trước khi mang thai cần tiêu thụ 400 microgram axit folic/ ngày. Axit folic là vitamin B hỗn hợp được cơ thể sử dụng để tạo tế bào máu. Axit folic hỗ trợ cơ thể gia tăng lượng máu trong quá trình mang thai và giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh (vấn đề về tủy sống ở trẻ).
Axit folic là dạng tổng hợp của vitamin B, còn folate là chất có thành phần tự nhiên và cả hai đều được khuyến khích sử dụng.
Cần bổ sung loại vitamin này khi ống thần kinh phát triển trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Kẽm và folate đều rất quan trọng trong việc tổng hợp DNA và RNA. Bổ sung axit folic hằng ngày từ các loại trái cây họ cam quýt, ngũ cốc nguyên hạt và rau lá xanh như bó xôi.
Video đang HOT
Vitamin tổng hợp
Trong một nghiên cứu trên 18.000 phụ nữ đang cố gắng mang thai, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự tương quan giữa việc bổ sung vitamin tổng hợp và việc ít gặp các vấn đề về sự rụng trứng, thụ tinh.
Coenzyme Q10
Ngoài công dụng chính là giúp trái tim khỏe mạnh, Coenzyme Q10 (CoQ10) còn có thể ngăn ngừa sự vô sinh ở nam và nữ, đặc biệt là khả năng làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Co Q.10 được cơ thể tự sản xuất hoặc bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Đối với người trưởng thành, lượng CoQ10 thiết yếu mỗi ngày từ 30-200mg.
Sắt
Phụ nữ bình thường cần 18mg sắt mỗi ngày, nhưng phụ nữ mang thai cần khoảng 27mg. Chất sắt giúp vận chuyển oxy đến các tế bào máu. Nếu cơ thể không có đủ sắt, mô và các cơ quan sẽ không nhận được lượng oxy cần thiết để hoạt động. Bổ sung sắt từ các vitamin tổng hợp hoặc các thực phẩm như thịt đỏ, đậu phụ và rau lá xanh.
Canxi
Phụ nữ chuẩn bị mang thai phải bổ sung khoảng 1.000 mg canxi một ngày vì canxi cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, canxi còn giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa chứng loãng xương. Bạn có thể hấp thụ canxi từ vitamin tổng hợp, thuốc bổ sung canxi, uống nhiều sữa và ăn rau lá xanh.
Omega-3
Nếu bạn đang trải qua điều trị thụ tinh trong ống nghiệm thì nên bổ sung lượng axit béo thiết yếu này từ dầu cá hoặc dầu thực vật và các loại hạt. Cơ thể không thể tự sản xuất Omega-3, vì thế chỉ có thể hấp thụ Omega-3 qua thực phẩm. Tăng cường Omega-3 còn giúp cải thiện chất lượng phôi thụ tinh trong ống nghiệm.
Bạn hãy bổ sung vitamin B6 ngay từ bây giờ để ngăn ngừa các triệu chứng thai nghén khi mang thai. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ hấp thụ 10mg vitamin B6 trước khi thụ thai ít bị ốm nghén hơn.
Ngoài ra, các ông bố tương lai cũng cần bổ sung vitamin để tăng khả năng sinh sản. Bên cạnh kẽm và CoQ10, các chất chống oxy hóa như vitamin C và vitamin E cũng giúp tăng cường sức khỏe sinh sản. Một nghiên cứu khả năng sinh sản và vô sinh ở nam giới cho thấy thiếu hụt chất chống oxy hóa liên quan đến chất lượng tinh dịch kém.
Bạn có thể bổ sung vitamin dưới dạng thuốc hoặc ăn các thực phẩm như cam và dâu tây (vitamin C) hay hạnh nhân và hạt hướng dương (vitamin E).
L-carnitin còn được gọi là vitamin BT chính là nguồn cung cấp năng lượng cho tinh trùng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tinh trùng và trao đổi chất. Việc bổ sung L-carnitine có thể giúp tăng cường khả năng vận động của tinh trùng trong trường hợp vô sinh nam.
Theo Phunuonline
5 dấu hiệu bất thường cần lưu ý khi mang thai
Hãy cẩn trọng với bất cứ điều gì khi mang thai. Đừng đắn đo suy nghĩ trước tình huống chưa hiểu nguyên nhân mà hãy đến ngay bác sĩ phụ khoa để xóa tan nỗi sợ hãi làm ảnh hưởng đến hai mẹ con.
Khi mắc phải những triệu chứng sau, bạn nên lập tức đến gặp bác sĩ để kịp thời tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách điều trị.
1. Mất nước
Một số phụ nữ bị ốm nghén, họ không thể ăn uống được gì, cứ ăn vào là cho ra. Nếu tình trạng này kéo dài đến một thời điểm khiến họ mất quá nhiều nước trong cơ thể thì trở thành nghiêm trọng. Vì thai nhi hoàn toàn phụ thuộc dinh dưỡng từ người mẹ nên đừng bao giờ để thai phụ bị mất nước. Theo các bác sĩ nếu việc ốm nghén không dừng lại thì đây là điều rất đáng lo lắng trong quá trình mang thai.
2. Tiểu đường thai nghén
Dù số lượng phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai là không nhiều nhưng các bà mẹ cần lưu ý. Vì giai đoạn ốm nghén có nhiều bà mẹ chuộng đồ ngọt, càng ngọt càng tốt. Theo các bác sĩ, đó chính là nguyên nhân mà sau khi sinh, tỉ lệ những sản phụ mắc bệnh tiểu đường khá cao. Cho nên dù là cung cấp cơn thèm khi mang thai nhưng thai phụ hãy cố gắng kiểm soát để tránh những hậu quả sau này.
3. Quá căng thẳng
Mặc dù bạn và những người xung quanh không hề muốn những việc quá căng thẳng xảy ra trong thời gian bạn đang mang thai. Tuy nhiên, trong cuộc sống khó tránh khỏi điều đó. Trước những áp lực, bản thân người mang thai phải đối mặt với nguy cơ sinh non. Như vậy, để tốt cho sức khỏe của bạn cũng như con bạn thì cố gắng tránh xa các tình huống căng thẳng.
4. Chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội
Khi thấy hoặc gặp những triệu chứng như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới dữ dội thì cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Bởi những biểu hiện như vậy cho thấy có gì không ổn với thai nhi hoặc tử cung của bạn.
5. Khi cảm thấy thai nhi không di chuyển và đá xung quanh bụng nhiều
Khi bạn mang thai, bạn có thể cảm nhận được sự di chuyển, đá xung quanh trong bụng mình của thai nhi. Nên nếu một ngày không thấy em bé đá và di chuyển như bình thường thì các thai phụ cần đi kiểm tra ngay.
9 tháng mang thai là thời gian không mấy dễ chịu với chị em, song nhiều người đã bỏ qua những dấu hiệu bất thường, đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, các bà bầu cần tuân thủ đầy đủ việc thăm khám thai định kỳ.
Theo Megafun
Đàn ông sinh con ở tuổi nào tốt nhất? Theo một nghiên cứu từ phân tích hơn 1.000 mẫu tinh trùng của các ông bố từ 20-60 tuổi. Họ phát hiện những đứa trẻ được sinh ra khi người cha ở độ tuổi 30-35 thường thông minh, giỏi giang hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa được sinh ra bởi những ông bố già hơn. Ảnh minh họa: Internet...