Cảm phục nghị lực mạnh mẽ của nữ sinh trường Y với đôi chân khuyết tật
Sinh ra với đôi chân không thể đi lại bình thường, thế nhưng Vũ Thị Hương Giang (quê Ninh Bình), cô sinh viên năm 4 ĐH Y Hà Nội vẫn không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập, sống lạc quan, yêu đời với ước mơ trở thành bác sĩ.
Hơn 20 năm đồng hành với đôi chân đặc biệt
Không may mắn như những người khác, cả Giang và anh trai đều bị tật nguyền, người anh trai không thể tự đi và phải ngồi xe lăn, cô bạn may mắn có đôi chân khỏe hơn vẫn có thể nhấc từng bước chân chậm rãi. Suốt nhiều năm, gia đình của Giang đã đến không ít bệnh viện ở khắp miền Bắc nhưng vẫn không thể tìm ra nguyên nhân bệnh, chỉ biết là do di truyền hoặc có thể là ảnh hưởng của chất độc da cam.
Tuy nhiên, đôi chân của Giang một bên nhỏ hơn hẳn, không thẳng, thỉnh thoảng đau nhức khiến việc sinh hoạt, đi lại của cô phải nhờ đến người thân, bạn bè xung quanh và chiếc xe lăn.
“Một tuần chỉ có 3 ngày là đôi chân khỏe hơn một chút, còn 4 ngày đi lại rất mệt chỉ nhích được từng bước một.” – Nữ sinh sinh năm 1999 chia sẻ.
Khi có điểm tựa, cô đi được một đoạn ngắn từng bước chậm rãi, còn lại sẽ di chuyển bằng xe lăn. Vì phần lớn dựa vào sức đôi tay, dáng đi của Giang xiêu vẹo, lâu dần cong cả cột sống.
Lựa chọn ngành Y để theo đuổi, Hương Giang mong muốn có thể tìm ra được căn bệnh của mình và giúp anh trai có thể đi lại được. Hành trình ấy thật không dễ dàng với một cô gái có đôi chân không lành lặn: “Khó khăn lớn nhất là bố trí thời gian học và sinh hoạt sao cho hợp lý. Ở nhà, có gia đình hỗ trợ nhưng khi đi học xa, mình phải tự làm mọi thứ, chưa kể việc học đã chiếm rất nhiều thời gian”.
Video đang HOT
Nhưng điều khiến cô thấy tổn thương hơn cả là ánh mắt vô tình của người xung quanh, của bệnh nhân trong những lần Giang đi thực hành ở bệnh viện. Những lúc đó, cô cũng chỉ biết tự an ủi bản thân “có thể họ không hiểu hoàn cảnh của mình.”
Vững bước trên đôi chân của chính mình
Đôi chân là thử thách và cũng là động lực khiến Giang trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn. Trên gương mặt tươi sáng của cô gái ấy không bao giờ thiếu đi nụ cười rạng rỡ, nụ cười của sự lạc quan, của cô gái không bằng lòng với số phận.
Nếu đã tiếp xúc với Giang, ai cũng sẽ thấy cảm phục tinh thần lạc quan, yêu đời của cô gái trẻ này: “Trong học tập, Giang rất chăm chỉ và ham học, còn về sinh hoạt hàng ngày mình và các bạn cũng chỉ giúp đỡ được một phần vì Giang luôn cố gắng tự lập trong mọi việc.”- Kim Thu, bạn của Giang, chia sẻ.
Trong suốt thời gian 6 học kỳ qua, Giang luôn đạt điểm tổng kết trên 7, một kỳ giành học bổng của trường. Ngoài thời gian học trên lớp, Giang cũng đi làm thêm công việc gia sư để tự trang trải sinh hoạt phí, phụ giúp gia đình.
Với nữ sinh này, mỗi ngày trôi đi đều rất ý nghĩa bởi cô nhận được rất nhiều tình yêu thương, sự động viên của những người xung quanh. Đó cũng là nguồn sức mạnh để Giang sống tích cực hơn, luôn cố gắng từng ngày mong đáp lại tình cảm của mọi người.
Cô gái trẻ còn ấp ủ dự định có một chuyến đi xuyên Việt, đem tinh thần lạc quan của mình tiếp thêm sức mạnh cho những người có hoàn cảnh tương tự: “Sau khi tốt nghiệp, ngoài công việc đúng chuyên ngành, mình hy vọng có thể trở thành diễn giả, đến nhiều nơi truyền cảm hứng và năng lượng tích cực cho mọi người”. Chính bởi đôi chân không đi được, mình lại càng muốn được đi nhiều hơn.”
Tháng 12 năm ngoái, Vũ Thị Hương Giang từng là nhân vật xuất hiện trong chương trình Điều ước thứ 7.
Muốn "đầu quân" ngành Công nghệ thông tin, thí sinh cần đạt 8 điểm Toán trở lên
Nhiều chuyên gia cho rằng, Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành mũi nhọn góp phần mang đến sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, nó đem đến cơ hội việc làm lớn với thu nhập cao.
Nếu để ý các thí sinh sẽ thấy phổ điểm các trường, ngành CNTT có điểm trúng tuyển khá cao, có những trường lấy điểm chuẩn ngành CNTT còn cao hơn cả ngành Y đa khoa.
Giỏi toán là một lợi thế khi theo học ngành Công nghệ thông tin.
Điển hình như điểm trúng tuyển năm 2020 của trường ĐH Bách khoa Hà Nội, điểm chuẩn những mã ngành cao nhất đều của Viện CNTT và truyền thông. Với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm chuẩn ngành cao nhất là 29,04 điểm (ngành Khoa học máy tính). Trong khi đó ngành lấy điểm cao nhất của ĐH Y Hà Nội là Y đa khoa với 28,9 điểm.
Các ngành điểm chuẩn cao tiếp theo là Kỹ thuật máy tính (28,65); Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo chương trình tiên tiến 28,65; CNTT Global ICT 28,38.
Ngoài ra, những mã ngành khác trong nhóm ngành CNTT cũng đều có mức điểm chuẩn cao, khoảng 26 điểm trở lên.
Vậy lý do gì khiến những năm gần đây ngành CNTT trở nên hot như thế?
Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng ĐH Duy Tân thì một điều ai cũng nhận ra là thời gian qua chúng ta đã quen với khái niệm như chuyển đổi số hay cách mạng công nghiệp 4.0 mà nền tảng là lĩnh vực CNTT, trong đó nổi bật là trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn (big data).
Nhất là khi dịch bệnh Covid-19 ập đến, có những địa phương phải cách ly xã hội thì thứ kết nối mọi người an toàn lại là sản phẩm của CNTT.
Lĩnh vực CNTT đang phủ khắp các lĩnh vực trong đời sống từ việc gọi đồ ăn đến xe ôm công nghệ, các ứng dụng trên điện thoại hay các ứng dụng lớn hơn. Đó là chưa kể khối ngành về CNTT có cơ hội việc làm rất nhiều và lương rất cao khiến nó luôn thu hút thí sinh.
Để thành công khi ra trường trong lĩnh vực CNTT, sinh viên cần trang bị thêm nhiều kỹ năng bên cạnh kiến thức chuyên môn như: ngoại ngữ, giao tiếp, thực hiện dự án, cập nhật thông tin thời sự...
Nhiều người nhận định Toán - Tin là 2 yếu tố cơ bản của ngành CNTT. Điều đó dẫn tới nhiều thí sinh băn khoăn là: Học khối A (Toán, Lý, Hóa) không quá xuất sắc thì có thể đầu quân vào ngành CNTT không?
Về vấn đề này, ông Lê Tấn Hùng, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo, Viện CNTT và truyền thông (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng muốn học được ngành CNTT người học cần phải có khả năng học nhất định về khoa học tự nhiên, cụ thể là 3 môn Toán, Lý, Hóa, đặc biệt là môn Toán.
"Hiện nay, tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, các chương trình đào tạo đi vào các hướng chuyên sâu, vì thế các vấn đề cần giải quyết khá phức tạp, nên người học cần phải học giỏi ở phổ thông thì việc học sau này ở ĐH mới không vất vả.
Học giỏi toán là một lợi thế khi học CNTT. Nếu sinh viên không giỏi toán thì không nên học CNTT, vì toán là minh chứng cho năng lực tư duy logic của người học.
Tuy nhiên, không cần toán quá cao siêu mà chỉ cần tạm gọi là giỏi (tức khoảng 8 điểm trở lên). Nhưng giỏi là giỏi tư duy, hiểu và nắm chắc kiến thức, chứ không phải giỏi theo kiểu "thợ giải bài tập". Nếu bạn có một nền tảng kiến thức toán vững thì việc học sẽ vui hơn", ông Hùng cho biết.
Hoặc cũng có một phương án khác là hiện nay các trường đào tạo theo học chế tín chỉ. Nếu sau 1 năm, thí sinh thấy không thể đi theo ngành CNTT vì đuối toán, nhiều trường cho phép các em chuyển ngành, thậm chí chuyển sang lĩnh vực khác, nếu điểm trúng tuyển bằng hoặc cao hơn ngành chuyển đến nên đó cũng là một lựa chọn cho thí sinh cơ hội thử sức.
Nhiều đại học ở Hà Nội cho sinh viên trở lại trường từ 8/3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Y Hà Nội, Học viện Tài chính cùng nhiều trường khác ở Hà Nội cho sinh viên đến trường trở lại từ ngày 8/3. Ngày 8/3, học viên, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền trở lại trường học tập trung. Trường yêu cầu người học thực hiện nghiêm túc công tác phòng,...