Đôi chân nghị lực của nữ sinh viên Đại học Y Hà Nội
Hương Giang sinh ra với đôi chân không thể đi lại bình thường. Đối với nữ sinh viên ĐH Y Hà Nội, đôi chân là thử thách cũng vừa là động lực khiến cô mạnh mẽ hơn.
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người thậm chí không có chân để đi giày”.
Đó là câu nói từng khiến Vũ Thị Hương Giang ( Ninh Bình ) khóc rất nhiều khi lần đầu nghe được. Cô gái sinh năm 1999 khóc vì đồng cảm, vì một đôi chân lành lặn, khỏe mạnh cũng là điều cô mơ ước bao năm nay.
20 năm đồng hành cùng đôi chân đặc biệt, từ buồn và đôi lúc là ghét bỏ, Hương Giang dần coi đó là động lực để khiến bản thân mạnh mẽ hơn từng ngày.
Trong suốt cuộc trò chuyện với Zing , nữ sinh viên Đại học Y Hà Nội liến thoắng kể về cuộc sống của mình bằng giọng lạc quan, đôi lúc “tự dìm”. Cũng có lúc, Giang chực khóc khi nhớ về quãng thời gian khó khăn, những lời lẽ cay nghiệt nghe được từ những người không hiểu mình.
Muốn được đi giày
Ông nội, ông ngoại Hương Giang sống cùng làng, cùng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Đến đời bố mẹ Giang, không có ai bị dị tật hay ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, Giang và anh trai không được may mắn như vậy.
Khi sinh ra, hai chân của Giang và người anh trai sinh năm 1995 vẫn bình thường. Song càng lớn, chân càng yếu đi, teo nhỏ và không đủ sức chống đỡ cơ thể.
Giang có thể đi một đoạn ngắn nếu có điểm tựa. Bình thường, cô di chuyển bằng xe lăn .
Suốt nhiều năm, gia đình Giang đã đến không ít bệnh viện ở khắp miền Bắc nhưng vẫn không thể tìm ra nguyên nhân bệnh. Phần lớn nơi chẩn đoán là bại liệt, nhược cơ và chỉ có thể kê thuốc để tình hình không nặng thêm, kết hợp vật lý trị liệu .
“Đến tận bây giờ, gia đình mình vẫn không biết căn bệnh hai anh em mắc phải là gì, chỉ biết nguyên nhân là di truyền hoặc có thể là ảnh hưởng chất độc da cam. Mọi người đều khuyên anh em mình đi phục hồi chức năng và tập luyện để cải thiện”, Giang nói.
Những năm đầu đời, Giang vẫn có thể đi lại được một chút nhưng không nhiều. Khoảng lớp 3, lớp 4, cô tự đạp xe đến trường, dùng tay đè chân phải xuống bàn đạp tạo lực. Tuy nhiên, vì chân không có sức, mỗi khi trượt tay là cả người Giang mất đà, ngã xuống đường.
Lên cấp 2, Giang nhờ bạn cùng làng đưa đến trường vì không còn sức tự đi xe . Cũng từ thời gian này, cô gái Ninh Bình bắt đầu nhận thức được mình “khác biệt” so với các bạn.
Có lần, trường tổ chức cho các học sinh giỏi lên Hà Nội tham quan. Suốt chuyến đi, các thầy cô luôn phải cõng Giang để di chuyển giữa các địa điểm. Tội lỗi, thấy bản thân như gánh nặng là điều duy nhất đọng lại trong cô sau chuyến đi ấy.
Cô gái sinh năm 1999 trở nên tự ti, thu mình hơn hẳn.
“Lên cấp 3, các bạn thi nhau sắm giày, dép đẹp nhưng chân mình như vậy, một bên còn bị lật nên dù muốn cũng chẳng thể xỏ. Mùa đông trời lạnh, chân mình tím lại vì chỉ đi tất, nhìn các bạn chạy nhảy, mình tủi thân, cảm nhận được rõ ràng sự khác biệt giữa mình và mọi người”.
Sau ca phẫu thuật năm lớp 10, chân của Giang có thể úp lại gần như người bình thường. Khi có điểm tựa, cô đi được một đoạn ngắn, còn lại sẽ di chuyển bằng xe lăn . Vì dựa phần lớn vào sức đôi tay, dáng đi của Giang xiêu vẹo, lâu dần khiến cô cong cả cột sống.
‘Nếu khỏe mạnh, chưa chắc mình đã học y’
Trong suốt 18 năm đầu đời, đôi chân là điều khiến Giang phải đến khắp các bệnh viện lớn nhỏ chạy chữa. Tuy nhiên, cũng chính đôi chân ấy là nguyên nhân thôi thúc cô trở lại bệnh viện với một vai trò mới: sinh viên ngành y .
“Ban đầu, mình tính học ngành kinh tế để sau này kinh doanh kiếm thật nhiều tiền phụ giúp bố mẹ. Nhưng sau đó, một phần nghe lời khuyên từ bố mẹ, một phần muốn tự tìm ra phương pháp điều trị đôi chân, mình quyết định chuyển hướng thi khối B vào năm lớp 12″.
Ngày biết tin đỗ ngành Y tế dự phòng của ĐH Y Hà Nội, vui và tự hào có, nhưng Giang buồn và lo lắng nhiều hơn. Một sinh viên bình thường tự lăn lộn nơi xa đã khó, với Giang, thách thức còn lớn hơn nhiều lần.
“Khó khăn lớn nhất là bố trí thời gian học và sinh hoạt sao cho hợp lý. Ở nhà, có gia đình hỗ trợ nhưng khi đi học xa, mình phải tự làm mọi thứ, chưa kể việc học đã chiếm rất nhiều thời gian”.
Hương Giang hiện là sinh viên năm 4 ngành Y tế dự phòng, ĐH Y Hà Nội.
Hầu hết môn học ở trường đều có khối lượng kiến thức khá nặng, sinh viên còn phải đến bệnh viện thực hành ngay sau khi học lý thuyết.
Vì gặp bất tiện trong việc đi lại nên trong phần lớn buổi đi viện, Giang không có nhiều cơ hội luyện tập, khiến cô gặp khó khăn trong việc áp dụng, ghi nhớ kiến thức chuyên ngành.
Cũng chính vì thế, Giang chăm chỉ đọc sách, nghiền ngẫm các tài liệu , giáo trình .
“Nếu khỏe mạnh như người bình thường, chưa chắc mình đã học ngành y . Những gì xảy ra ở hiện tại, theo mình, chính là duyên nợ”.
Bất tiện chứ không bất hạnh
Đối với cô gái quê Ninh Bình , những đau đớn, bất tiện về thể xác không khiến cô tổn thương bằng những lời vô tình, ánh nhìn khó chịu hay sự thiếu cảm thông của người khác khi có đôi chân không lành lặn.
Đó là những lời trêu chọc vô tâm nhưng đủ sức khiến cô buồn cả ngày dài của đám trẻ con: “Cái chị kia đi đứng buồn cười thế”.
Đó là những câu hỏi: “ Sao lại ngồi xe lăn vậy?”, “Lấy xe của bệnh nhân đi à?”, “Ngồi xe lăn thì mai sau làm bác sĩ kiểu gì?” khi đến bệnh viện thực tập, khiến cô nhiều lúc không dám khoác lên mình chiếc áo blouse trắng.
Đó là những ánh nhìn mỉa mai, châm chọc “Chân cẳng đã như thế rồi còn không an phận, học y làm cái gì”.
Đỉnh điểm, vào năm nhất đại học, gia đình bạn trai mới quen biết về tình trạng sức khỏe của Giang và ra sức ngăn cản bằng nhiều lời lẽ khó nghe.
“Từ bé đến giờ, mình chỉ đơn phương nhưng đây là lần đầu được một chàng trai mình thích đáp lại tình cảm. Anh ấy lớn hơn mình và cũng đến độ tuổi lập gia đình. Mình biết, với nhiều yếu tố, bọn mình không thể có tương lai”.
Nhiều lúc, Giang ước giá như mình có thể sinh ra với một đôi chân bình thường thì mọi chuyện đã khác.
“ Sao lại là mình?”, câu hỏi vô thức hiện lên trong đầu cô gái sinh năm 1999 những khi ấm ức.
Sôi động chương trình “Chào Y1 2020 - Apollo D’amour” của Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
Chào mừng sinh viên y khoa khoá thứ 5 và điều dưỡng khoá đầu tiên, Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá vừa tổ chức chương trình văn nghệ "Chào Y1 2020 - Apollo D"amour' với chủ đề "L"amour - Tình yêu", ngày hội chào đón tân sinh viên năm 2020.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Phân hiệu tại Thanh Hoá phát biểu khai mạc chương trình.
Khai mạc buổi lễ, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Phân hiệu tại Thanh Hoá nhấn mạnh, sinh viên Y1 - là năm học đặc biệt, một dấu ấn quan trọng trong đào tạo của Phân hiệu.
Y1 ngoài hệ bác sĩ y khoa còn có hệ cử nhân điều dưỡng. Đây là lần đầu tiên Phân hiệu tuyển sinh hệ điều dưỡng, mở đầu cho đào tạo bồi dưỡng trình độ đại học chuyên ngành điều dưỡng - ngành cần thiết, chiếm số đông trong hệ thống y tế.
Tại Thanh Hoá và các tỉnh Miền Trung chưa có đào tạo trình độ đại học cử nhân, vì thế Phân hiệu đã mở đầu đào tạo trình độ cử nhân điều dưỡng nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về điều dưỡng cho tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh lân cận. Đây là dấu ấn quan trọng trong đào tạo của Phân hiệu, đánh dấu bước trưởng thành mới đã có 2 mã ngành đào tạo như đề án đã đề ra.
Chào đón sinh viên Y1 với niềm tin, hy vọng mới và mong muốn Y1 bước vào trường, trong môi trường học tập mới, các tân sinh viên sẽ mang nhiệt huyết, tình yêu, đam mê đối với nghề nghiệp, cố gắng học tập trở thành những cán bộ y tế có đức, có tài, xứng đáng với truyền thống của Trường Đại học Y Hà Nội.
4 sinh viên được tặng Giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường về hoạt động phản hồi.
Để đánh dấu một năm học đầy hứng khởi và thành công, cũng như gửi tặng "món quà" đặc biệt cho tân sinh viên và sinh viên, lãnh đạo Nhà trường đã trao học bổng Mitsubishi cho 4 sinh viên xuất sắc. Cùng với đó, 4 sinh viên được tặng Giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường về hoạt động phản hồi.
VNPT Thanh Hoá trao tặng 5 triệu đồng học bổng cho sinh viên phân hiệu.
Nhân dịp này, VNPT Thanh Hoá trao tặng học bổng trị giá 5 triệu đồng cho sinh viên phân hiệu. Liên chi đoàn - Liên chi Hội sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội đã lựa chọn và dàn dựng, biểu diễn nhiều tiết mục hấp dẫn, đem đến không khí sôi động, trẻ trung và nhiều màu sắc, giúp các bạn sinh viên trải nghiệm đầy mới lạ thông qua những câu chuyện: "Học tốt, mơ nhiều, yêu say đắm" - Bạn có đang giữ một tình yêu nào đó từ trong tâm hồn mình không? - "L'amour"; "Vì các em đã làm được. Vì các em xứng đáng" - Apollo, vị thần đại diện cho y học, cho ánh sáng, cho chân lý.
Lấy cảm hứng từ Apollo, vị thần của y học đã xuyên suốt chương trình "Chào Y1 2020 - Apollo D'amour" giúp các em tân sinh viên làm quen với môi trường học tập mới, tạo sân chơi lành mạnh, giao lưu, học hỏi giữa các sinh viên trong trường, từ đó giúp các em hiểu được sứ mệnh và trọng trách của bản thân với chính mình, với những người xung quanh và với con đường đã lựa chọn.
Một số hình ảnh trong chương trình:
Lãnh đạo Nhà trường đã trao tặng học bổng Mitsubishi cho 4 sinh viên xuất sắc.
Trường ĐH Cần Thơ tặng hơn 400 triệu đồng cho tân SV hoàn cảnh khó khăn Đoàn Trường ĐH Cần Thơ vừa tổ chức chương trình "Thắp sáng ước mơ sinh viên ĐH Cần Thơ", trao tặng hơn 400 triệu đồng cho tân SV hoàn cảnh khó khăn. Đại diện Công đoàn trường trao học bổng cho các tân SV. Chương trình "Thắp sáng ước mơ sinh viên ĐH Cần Thơ" được xây dựng với mục đích vận động...