Cảm phục 4 người thầy trên đỉnh Sài Khao
Hằng ngày 4 thầy giáo vẫn miệt mài “gieo chữ” cho những học sinh người H’Mông trên đỉnh núi Sài Khao quanh năm sương mù bao phủ, thời tiết khắc nghiệt.
Bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) với 100% dân số là người H’Mông, dù chỉ cách trung tâm huyện khoảng hơn 30km nhưng đường xá đi lại vô cùng khó khăn do mưa lũ làm sạt đường, chưa có điện lưới quốc gia, chưa sóng điện thoại… Thế nhưng tại điểm lẻ tiểu học Sài Khao thuộc Trường Tiểu học Tây Tiến, hằng ngày vẫn có 4 thầy giáo miệt mài “cõng chữ” lên non. Câu chuyện đến với nghề giáo của các thầy khiến bất cứ ai cũng phải cảm phục.
Điểm trường Sài Khao nằm trên núi cao quanh năm sương mù bao phủ.
Đường xá đi lại khó khăn do mưa lũ gây sạt lở đường.
Theo chân cha làm giáo viên
Sinh ra trong gia đình người H’Mông có 16 người con (10 gái, 6 trai) nên ngay từ nhỏ thầy Hơ Văn Pó (SN 1994, quê xã Pù Nhi, huyện Mường Lát) đã có mong ước lớn lên sẽ làm giáo viên tiểu học để truyền đạt kiến thức cho học sinh vùng cao như mình.
Thầy Pó kể: “Trước đây cha của tôi cũng là giáo viên tiểu học nhưng khi đang tham gia công tác giảng dạy thì phải xin nghỉ giữa chừng để phụ giúp gia đình làm nương rẫy, nuôi con cái vì gia đình tôi quá đông con. Rồi cũng từ lúc đó tôi có ước mơ và quyết tâm sau này sẽ chọn nghề giáo viên để theo chân cha, thực hiện những điều mà cha đang làm dang dở”.
Thầy Hơ Văn Pó theo chân cha mình làm giáo viên tiểu học.
Sau đó nhờ có sự động viên, ủng hộ của gia đình mà chàng thanh niên Hơ Văn Pó thi đậu vào khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Vinh. Sau khi ra trường thì thầy giáo Pó về công tác tại điểm lẻ Sài Khao.
“Học xong lớp 12 thì tôi lập gia đình rồi gác lại mọi chuyện, xa vợ con lên đường đi học đại học. Sau 4 năm học tập, ra trường tôi trở về địa phương và thi tuyển vào giảng dạy ở điểm trường Sài Khao từ năm 2020″, thầy Pó chia sẻ.
Video đang HOT
Là người H’Mông nên việc giao tiếp, giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho học sinh ở Sài Khao đối với thầy Pó cũng dễ dàng hơn so với các giáo viên khác khi thầy vừa có thể dạy học sinh viết, dịch từ tiếng H’Mông sang tiếng Việt và ngược lại.
Mong ước giúp học trò vùng cao đổi đời nhờ con chữ
Cũng sinh năm 1994, là người H’Mông và theo học khoa Giáo dục Tiểu học – Đại học Vinh như thầy Pó, thầy giáo Hơ Pó Sung chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện đặc biệt khi lựa chọn nghề giáo của mình.
Thầy giáo Hơ Pó Sung trong giờ dạy học
Thầy Sung bộc bạch: “Ban đầu sau khi học hết cấp 3 tôi dự định thi vào ngành lâm nghiệp nhưng sau đó thấy sự khó khăn, thiếu thốn của học sinh trong bản nói riêng, học sinh miền núi nói chung nên tôi quyết định thi vào giáo viên tiểu học để sau này về góp sức cho quê hương. Tôi may mắn được gia đình, người thân ủng hộ hết mình”.
Ra trường năm 2017 thì đến năm 2018, thầy Sung thi tuyển vào ngành giáo dục huyện nhà và được phân công công tác tại Trường Tiểu học Tây Tiến rồi lên điểm lẻ Sài Khao giảng dạy.
“Là người H’Mông, từ nhà đến điểm trường hơn 40km, tôi hiểu rõ được những khó khăn mà người dân hằng ngày phải trải qua. Dù xa nhà, xa vợ con nhưng đó lại là động lực thúc đẩy những giáo viên cắm bản như tôi công tác tốt hơn”, thầy Sung chia sẻ.
Các thầy giáo “cắm bản” tận tụy truyền đạt kiến thức cho học trò.
Sài Khao là điểm trường nằm trên núi cao nhưng những giáo viên nơi đây luôn vượt lên mọi khó khăn, quyết tâm bám bản để giảng dạy cho các lớp học trò.
Khác với các giáo viên bản địa người H’Mông như thầy Sung, thầy Pó có thể giao tiếp dễ dàng với học sinh, phụ huynh, những thầy giáo người Thái lên đây cắm bản lại gặp chút khó khăn.
Thầy Vi Văn Phúc (SN 1984) có nhà cách điểm trường 70km chia sẻ: “Chúng tôi lên đây chỉ biết nỗ lực hết sức để mang con chữ đến với học trò. Bất đồng về ngôn ngữ cũng là vấn đề lớn đối với những giáo viên không phải người H’Mông như chúng tôi, nhưng bằng tấm lòng và sự nhiệt huyết của người thầy, tất cả vì học trò mà cố gắng hơn nữa”.
Trong khi đó thầy giáo Vi Văn Thuận chia sẻ thêm: “Xa nhà, xa vợ con lên đây cắm bản thiếu thốn nhiều thứ khi trong bản không có những mặt hàng thiết yếu, nhiều lúc muốn mua gì thì phải đi xuống trung tâm hay có những lần về quê thì lại đèo bao gạo, mang theo cân cá khô để có thể làm thức ăn trong tuần. Thế nhưng vì lòng yêu nghề, mến trẻ mà chúng tôi càng thêm phần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, vất vả”.
Các thầy giáo ở lại trường, vượt qua điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn.
Hiện nay cả 4 thầy giáo trên đều ở lại điểm trường, cuối tuần mới về nhà một lần, cũng có khi cả tháng mới về thăm nhà, thăm vợ con. Nhiều khi các thầy còn bỏ lỡ công việc gia đình vì không có sóng điện thoại để liên lạc.
Được biết, điểm trường Sài Khao có 91 học sinh ở 5 khối học nhưng hiện nay tại điểm này mới có 3 phòng học kiên cố nên các thầy phải chia buổi để giảng dạy.
Xem thêm một số hình ảnh về công tác dạy và học tại điểm trường Sài Khao:
Thành công của người thầy
Lâm là cậu học trò tinh quái nhất lớp. Cậu chuyên bày ra các trò trêu trọc các bạn, thậm chí còn khiến nhiều cô giáo từng chủ nhiệm lớp Lâm bao phen vất vả.
Không biết bao nhiêu lần bố mẹ Lâm phải đến trường họp vì con trai vi phạm hết lần này đến lần khác. Thế nhưng, cậu cũng không có gì tiến bộ.
Tranh minh họa (Gia Linh)
Là con một trong gia đình khá giả nên Lâm được chiều chuộng từ bé. Khi Lâm bắt đầu lên cấp 2, bố mẹ cậu mở rộng kinh doanh nên không dành nhiều thời gian cho con. Từ đây, Lâm giao du với nhiều bạn bè xấu, bắt đầu nói dối, nghịch ngợm, gây chuyện cả ở nhà và ở trường. Năm nào, cậu cũng xếp trong top học sinh học kém nhất lớp.
Tuy nhiên, năm lớp 9, Lâm đã thay đổi hoàn toàn. Từ một cậu học sinh nghịch ngợm, học lực kém, Lâm phấn đấu trở thành học sinh giỏi, đỗ vào trường chuyên uy tín của TP. Tất cả là nhờ cô giáo chủ nhiệm của mình - một cô giáo mới ra trường nhưng giỏi giang, tâm lý và có sự nghiêm khắc rất "đặc biệt". Là giáo viên trẻ nên suy nghĩ của cô hiện đại, trẻ trung. Các tiết học của cô vì thế tràn đầy năng lượng, sự mới mẻ và hấp dẫn. Cô không bao giờ bỏ qua những vi phạm của học trò nhưng không phạt các em bằng cách chép phạt, lao động,... Nếu như không làm bài tập, các em sẽ phải về nhà nấu cơm cho bố mẹ. Nếu không thuộc bài, các em sẽ phải tự tay làm một món quà cho anh, em của mình. Nếu vi phạm lỗi khiến lớp bị trừ điểm thì các em sẽ làm một món quà nhỏ tặng các bạn có sinh nhật trong tháng,...Dường như cô giáo chưa bao giờ "bí" ý tưởng để "phạt" học sinh. Nhưng lạ thay, những điều đó lại giúp tình cảm gia đình, bạn bè của học trò trở nên khăng khít hơn.
Cô giáo đã gần gũi, chia sẻ với Lâm để hiểu được hoàn cảnh, tâm tư, tình cảm của cậu. Cô động viên Lâm: "Em may mắn hơn rất nhiều bạn là có một gia đình đủ đầy, bố mẹ yêu thương, tạo điều kiện cho em học tập, phát triển. Em hãy trân trọng và làm lại nhé. Cô sẽ đồng hành cùng em. Khó nhưng không gì là không thể". Khi ấy, một cậu học trò chưa từng hứa như Lâm đã nói: "Em hứa với cô em sẽ thay đổi".
Từ đó, cô giáo dành nhiều thời gian bồi dưỡng kiến thức thêm cho Lâm. Cùng với sự quyết tâm của mình, Lâm tiến bộ nhanh chóng, còn được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Toán của trường. Ngày Lâm thông báo đã đỗ vào trường chuyên của thành phố, cả cô và trò đều bật khóc. Cuối cùng, họ đã biến điều không thể thành có thể.
Mãi đến tận bây giờ, Lâm mới kể cho cô giáo điều thôi thúc mình phải thay đổi. Một lần Lâm vô tình nghe được câu chuyện về hoàn cảnh của cô. Cô mồ côi bố từ bé, gia đình lại khó khăn, một mình mẹ bươn trải nuôi con. "Nghèo khó nhưng cô đã không ngừng cố gắng, sống một cách bản lĩnh, để rồi trở thành một cô giáo tốt của chúng em thì không có cớ gì em, một cậu học trò có mọi thứ đủ đầy lại trở nên thất bại", Lâm rưng rưng.
Câu chuyện của Lâm đã minh chứng rằng: Thành công nhất của người thầy không chỉ nằm ở việc truyền thụ kiến thức cho học trò để các em giỏi giang mà còn biết truyền cảm hứng để các em sống đẹp, trưởng thành hơn mỗi ngày.
Những người thầy dành cả thanh xuân 'gieo chữ' vùng cao Dẫu cung đường khó khăn gập ghềnh nhưng ở miền biên viễn Cao Bằng vẫn có những thầy cô giáo tình nguyện dành cả thanh xuân cho những đứa trẻ vùng cao, đóng góp cho 'sự nghiệp trồng người'. Có đến tận nơi vùng xa xôi của huyện miền núi Bảo Lâm (Cao Bằng) mới cảm nhận được hết sự khó khăn, vất...