Cẩm Phả: Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo
Trong quá trình phát triển, TP Cẩm Phả luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho giáo dục.
Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển trong nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 20/9/2021 về nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện GD&ĐT TP Cẩm Phả giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Học sinh Trường Tiểu học Thái Bình (TP Cẩm Phả) học tiết kỹ thuật tại phòng hoạt động trải nghiệm.
Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025, hơn 1 năm qua, dưới sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, toàn xã hội, ngành GD&ĐT của Cẩm Phả đã có bước phát triển mới. Chất lượng giáo dục ở các cấp học, công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, năng lực cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng được củng cố, nâng lên rõ rệt về chất lượng.
Đến năm 2021, toàn thành phố đã có 15/17 trường mầm non, 18/19 trường tiểu học, 14/15 trường THCS, 3/3 trường PTCS, 5/7 trường THPT được công nhận chuẩn quốc gia. Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa năm học 2020-2021, Cẩm Phả có 375 học sinh đoạt giải cấp thành phố, 123 học sinh đoạt giải cấp tỉnh. Tỷ lệ bình quân thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là 98,9%, thuộc tốp đầu của tỉnh.
Để tạo diện mạo mới khang trang, sạch đẹp cho các trường học, trước thềm năm học 2021-2022, Phòng GD&ĐT TP Cẩm Phả đã tham mưu thành phố đầu tư, nâng cấp, sửa chữa một số phòng học, đáp ứng quy định và nhu cầu học tập của học sinh. Toàn thành phố đã xây mới 8 công trình trường học, phòng học, phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ; cải tạo, sửa chữa 18 công trình phòng học, phòng chức năng, tường rào, nhà vệ sinh cho các trường, điểm trường.
Một buổi ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi của đội tuyển Toán, Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Cẩm Phả).
Dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song ngành giáo dục của thành phố vẫn còn một số hạn chế, thách thức. Quy mô mạng lưới trường còn bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển, chưa có quy hoạch tổng thể. Thiếu phòng học, phòng chức năng, nhất là với cấp tiểu học và các cơ sở giáo dục thuộc vùng lõi của thành phố. Tình trạng thiếu giáo viên chưa được khắc phục… Với những lý do đó, TP Cẩm Phả đã quyết định ban hành 1 nghị quyết riêng cho giáo dục.
Bà Phạm Thị Thúy Bình, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Cẩm Phả, cho biết: Nghị quyết số 13 của Ban Thường vụ Thành ủy đã xác định cần phải vận dụng sáng tạo những quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đồng thời, phát triển GD&ĐT trên cơ sở phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD&ĐT, tạo động lực đổi mới từ bên trong của ngành giáo dục; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền.
Video đang HOT
Theo Nghị quyết số 13, thành phố phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ em dưới 3 tuổi ra lớp đạt ít nhất 35% vào năm 2025, đạt 38% vào năm 2030. Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%, đầu tư xây dựng Trường THPT Cẩm Phả, mở rộng khuôn viên Trường THPT Lê Quý Đôn. Đến năm 2030, thành lập mới thêm 5 trường ngoài công lập, 100% trường phổ thông công lập được trang bị và sử dụng hiệu quả phòng học thông minh.
Để nghị quyết đi vào cuộc sống, TP Cẩm Phả đã xác định các nhóm giải pháp cụ thể, thiết thực. Trong đó, tập trung phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá; từng bước thực hiện mô hình trường tự chủ tài chính…
Cô giáo Trần Thị Thương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thái Bình (TP Cẩm Phả), chia sẻ: Chúng tôi tin rằng Nghị quyết số 13 sẽ là “luồng gió” mới giúp hoạt động giáo dục của Cẩm Phả phát triển hơn. Diện mạo các nhà trường sẽ đổi thay theo hướng hiện đại. Chúng tôi mong muốn nhận được sự quan tâm từ thành phố về cơ sở vật chất, sự chỉ đạo chuyên môn của các cấp, để tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy.
Việc đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển. Với sự quan tâm của thành phố, trên cơ sở lấy nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược và nguồn lực bên ngoài là quan trọng, ngành giáo dục của Cẩm Phả sẽ tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.
Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo
Mới đây, Microsoft đã tổ chức vinh danh 3 trường học đạt danh hiệu Trường học điển hình Microsoft (Microsoft Showcase School) và 265 giáo viên đạt chứng nhận Chuyên gia giáo dục sáng tạo (MIEE) năm học 2021-2022 của Việt Nam. Trong số này có nhiều giáo viên của Đồng Nai.
Cô Hoàng Thị Thiên Thai trong giờ dạy kết nối Skype với giáo viên nước ngoài. Ảnh: NVCC
* Tự học để không tụt hậu
Hơn 3 năm trước, cô Hoàng Thị Thiên Thai, giáo viên Trường THPT Điểu Cải (H.Định Quán) đã chủ động tham gia vào cộng đồng Giáo viên sáng tạo (MIE) Việt Nam. Đối với cô, cộng đồng này là một thế giới hoàn toàn mới lạ và hấp dẫn. Ở đó, mỗi thành viên đều là chuyên gia trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học. Cô cũng rất muốn làm được điều đó bởi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của cô khi đó chỉ đơn giản là soạn và trình chiếu PowerPoint.
Cộng đồng Giáo viên sáng tạo Việt Nam
Cộng đồng Giáo viên sáng tạo Việt Nam (Vietnam Innovative Educator Foundation - VIEF) hay còn được gọi là Cộng đồng MIE (Microsoft Innovative Educator - MIE) được hình thành và phát triển từ Chương trình giáo dục của Microsoft từ năm 2015 đến nay. Cộng đồng tập hợp những người làm giáo dục sử dụng công nghệ một cách sáng tạo, hiệu quả, nâng cao chất lượng của việc giảng dạy, học tập và quản lý trong giáo dục. Đây là nơi các thành viên chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy, kết nối giao lưu, hợp tác, cùng nhau phát triển năng lực chuyên môn...
Từ những bình luận trong nhóm Facebook, cô Thiên Thai mạnh dạn gọi điện thoại cho một giáo viên ở Ninh Thuận để được chỉ cách tạo tài khoản trên trang Trung tâm Học tập dành cho giáo viên của Microsoft. Dù chưa từng gặp mặt, cô vẫn nhận được sự hướng dẫn tận tình của đồng nghiệp.
Cô nhớ lại: "Từ khi tham gia cộng đồng Giáo viên sáng tạo, bản thân tôi được mở mang rất nhiều, tiếp thu được những cái mới từ các thầy cô giáo trong cả nước. Điều khiến tôi hài lòng, cảm động nhất chính là mọi thành viên trong cộng đồng đều có tinh thần sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại. Các thầy cô luôn chia sẻ, hướng dẫn tận tình cho những thành viên mới...".
Từ xuất phát điểm gần như bằng 0, cô giáo vùng sâu này đã biết ứng dụng CNTT một cách thành thục, hiệu quả. Cô kết nối Skype để học sinh được giao lưu với các lớp học khác ở trong nước và trên thế giới; cho học sinh thực hành các dự án học tập... Nhờ đó, lớp học ngày càng sôi nổi, hấp dẫn đối với học trò.
Tuy vậy, nghĩ lại hành trình ban đầu tham gia cộng đồng, bản thân cô đôi lúc cảm thấy lẻ loi, đơn độc vì không tìm thấy "đồng hương". Do đó, khi kết nối được với một số giáo viên ở Đồng Nai, cô đã lập nên nhóm MIE Đồng Nai (trên Facebook). Hiện tại, nhóm đã có gần 300 thành viên, thường xuyên chia sẻ thông tin về ứng dụng CNTT và đổi mới sáng tạo trong dạy học.
Cô Phạm Thị Diệp, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn - Tân Mai (TP.Biên Hòa)
"Tôi muốn học, muốn đổi mới vì sợ lạc hậu. Tham gia cộng đồng, tôi biết được nhiều đồng nghiệp trẻ nhưng rất giỏi nên cố gắng phấn đấu để cải thiện. Khi sử dụng thành thạo các ứng dụng của Microsoft vào dạy học, tôi thấy đây là tài nguyên lớn nếu các đồng nghiệp khác không khai thác được thì thật tiếc. Tôi rất mừng vì hiện nay cộng đồng MIE ngày càng lan tỏa và có thêm nhiều thành viên" - cô Thiên Thai chia sẻ.
* Chuyển biến tích cực trong dạy học
Cô Phạm Thị Diệp, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn - Tân Mai (TP.Biên Hòa) cũng là giáo viên mới được công nhận danh hiệu Chuyên gia giáo dục sáng tạo. Có xuất phát điểm như cô Thiên Thai, tức chỉ biết dùng PowerPoint để trình chiếu bài giảng nhưng khi bước chân vào cộng đồng MIE, cô Diệp có nhiều thuận lợi hơn.
Từ khi tham gia cộng đồng Giáo viên sáng tạo, cô Nguyễn Thị Anh (Trường THPT Đoàn Kết, H.Tân Phú) thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn cho học sinh. Trong ảnh: Học sinh làm sản phẩm mô hình ADN để tìm hiểu cấu trúc không gian
Trước đó, Trường THPT Lê Quý Đôn - Tân Mai đã có nhiều giáo viên là thành viên MIE nên cô Diệp có được sự hỗ trợ lớn chứ không phải đơn độc. Mặt khác, Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm, khuyến khích giáo viên. Bản thân các thành viên trong Ban giám hiệu cũng tham gia sân chơi này.
Từ nền tảng đó, cô Diệp nhanh chóng học được các kỹ năng ứng dụng CNTT, đổi mới sáng tạo trong dạy học. "Khi mới vào cộng đồng, tôi thực sự cảm thấy mình như người "mù" CNTT nên đã cố gắng tham gia các khóa học, các buổi đào tạo, hướng dẫn của đồng nghiệp. Tôi ưu tiên học những ứng dụng cần thiết cho dạy học online trước như: phần mềm chơi game để game hóa kiến thức, giao bài tập về nhà, video hoạt hình bài học... Cũng nhờ đó mà tôi đáp ứng được yêu cầu dạy học online trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay" - cô Diệp cho biết.
Tính đến nay, cô Diệp đã tham gia và nhận khoảng 30 chứng chỉ từ các khóa học của trung tâm đào tạo dành cho giáo viên của Microsoft. Không chỉ được học miễn phí, đôi khi cô Diệp còn nhận được quà từ Ban tổ chức khi có thành tích cao trong khóa học.
Ngoài chia sẻ các kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học, các thành viên trong cộng đồng MIE còn sẵn sàng hỗ trợ nhau mọi vấn đề về nghiệp vụ sư phạm, từ cách xử lý tình huống trong lớp học đến cách ứng xử, trao đổi với phụ huynh... Chính tinh thần chia sẻ nhiệt tình ấy đã trở thành động lực để nhiều giáo viên "vượt lên chính mình" tham gia học tập tích cực để đổi mới giáo dục. Cô Nguyễn Thị Anh, giáo viên Trường THPT Đoàn Kết (H.Tân Phú) là một trong số đó.
Tham gia cộng đồng từ tháng 5-2020 khi con gái mới đầy năm, cô Anh thường tranh thủ tham gia các khóa học khi con đã ngủ. Những buổi học online, cô thường là thành viên vào lớp trễ, sau đó phải xem lại file ghi hình để không bỏ lỡ kiến thức. Tuy vậy, với niềm đam mê ứng dụng CNTT, cô Anh không nản lòng. Cô Anh cho rằng, thời đại 4.0, giáo viên hiện đại thì phải yêu công nghệ. Trở thành thành viên của cộng đồng MIE, cô đã học hỏi được nhiều và trưởng thành hơn. Việc ứng dụng CNTT phù hợp làm cho tiết học vui vẻ hơn, học sinh đón nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn.
Ngoài việc bận bịu với con nhỏ, cô Anh cho rằng bản thân cô không gặp phải trở ngại gì trong quá trình học hỏi, ứng dụng CNTT bởi nhà trường đã đầu tư khá tốt về cơ sở vật chất, đường truyền internet ổn định, mỗi lớp học đều có 1 tivi phục vụ dạy học, phụ huynh cũng quan tâm đến việc học của con cái...
"Khi có tên trong danh sách 265 chuyên gia giáo dục sáng tạo, tôi rất vui và tự hào. Cảm giác khó diễn tả thành lời. Đó là bước ngoặt, sự trưởng thành trong công việc. Tôi sẽ tiếp tục cố gắng học hỏi đồng nghiệp, ứng dụng CNTT vào lớp học để học sinh thực sự được giữ vai trò trung tâm. Tôi cũng sẽ cố gắng lan tỏa đến đồng nghiệp để cùng nhau phát triển" - cô Anh vui mừng cho biết.
Để trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo
Để trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo (MIEE), giáo viên phải là thành viên của cộng đồng Giáo viên sáng tạo Microsoft và tham gia các khóa học của trung tâm giáo dục Microsoft (các khóa học online và hoàn toàn miễn phí).
Khi tham gia những khóa học này, giáo viên sẽ được cấp các chứng chỉ và đạt huy hiệu nhà giáo dục sáng tạo (Certified MIE). Bên cạnh việc ứng dụng CNTT có hiệu quả, sáng tạo trong dạy học, giáo viên phải lan tỏa, hỗ trợ giáo viên khác để cùng phát triển... Khi làm được những điều đó (có minh chứng cụ thể), giáo viên có thể tự đề cử danh hiệu MIEE để tổ chức xét duyệt, công nhận.
Kiểm tra trực tuyến, muôn kiểu để đánh giá học sinh Giáo viên và các nhà quản lý đã và đang triển khai nhiều giải pháp để có thể đánh giá đúng thực chất năng lực của học sinh khi kiểm tra trực tuyến. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên học sinh (HS) tại TP.HCM dự kiến sẽ học trực tuyến đến hết học kỳ 1. Việc tổ chức kiểm tra...