Cảm giác “thèm” tiết lộ sức khỏe của nội tạng: Cơ thể có vấn đề, khẩu vị sẽ mách bạn
Đây chính là sự liên kết giữa ngũ vị và ngũ tạng mà chúng ta cần biết để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Ăn đúng thì tránh được bệnh tật, ăn sai thì rước họa mà không biết.
Khẩu vị của mỗi người cũng giống như cái danh thiếp vậy, mỗi người một sở thích, một sự khác biệt riêng. Có người thích ăn chua, có người lại thích ngọt, người lại thích cay…
Thực tế, ngoài các yếu tố như môi trường địa lý, thói quen ăn uống và di truyền phát triển từ khi còn nhỏ, khẩu vị của một người đôi khi là dấu hiệu của sự mất cân bằng dinh dưỡng hoặc bất thường về sức khỏe, và sự thay đổi đột ngột về vị giác có thể là những cảnh báo về sức khỏe thể chất cần được chú ý.
Theo quan niệm Y học Trung Quốc truyền thống tin rằng ngũ vị (năm hương vị gồm chua, đắng, ngọt, cay, mặn) bắt nguồn từ khí của trời đất.
Ngũ tạng có sự kết nối với ngũ vị, ngũ vị lại quy về ngũ tạng, trong đó vị chua thuộc gan, vị đắng thuộc tim, vị ngọt thuộc lá lách, vị cay thuộc phổi, vị mặn thuộc thận.
Người nào ăn một vị nào đó trong thời gian lâu dài sẽ kích hoạt một “phản ứng dây chuyền” tương ứng với 5 cơ quan nội tạng thì cũng được xem là không tốt cho sức khỏe.
Ngược lại, năm cơ quan nội tạng sẽ ảnh hưởng đến chức năng vị giác của lưỡi, thay đổi sở thích và không thích của mọi người đối với năm vị giác bên trong và tạo ra những thay đổi đột ngột về khẩu vị hoặc vị giác khác nhau.
1. Người có thiên hướng thích vị chua thường có các vấn đề về gan
Theo quan niệm Đông y, vị chua thuộc gan, vị chua có tác dụng nuôi dưỡng gan. Ví dụ, các món ăn ở Sơn Tây và Thiểm Tây (TQ) có tính thiên về chua nhiều hơn. Do khí hậu địa phương khô, chất lỏng trong cơ thể dễ bị hao hụt và chất chua trong thực phẩm rất thích hợp có thể nuôi dưỡng âm.
Khi một người nào đó có sự thay đổi đột ngột về khẩu vị, bỗng nhiên thèm chua có thể là một tín hiệu phản ánh gửi tới bạn khi có các vấn đề về gan.
Khi bạn có cảm giác thèm ăn chua trong thời gian dài và/hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit (vị chua) có thể dẫn đến hao hụt chức năng hoạt động gan, làm cho khí trong gan bị ngưng trệ.
Ngoài ra, do tính chất axit trong thực phẩm chua có thể gây ứ đọng và tích trữ, nên nếu chúng nhiều lên quá mức sẽ cản trở chức năng sinh lý bình thường của dạ dày và gây ra các vấn đề về lá lách và dạ dày.
Video đang HOT
Những người thích vị chua thường có thể chọn các loại trái cây và rau quả tươi như cà chua, cam, lựu, chanh, nho, táo xanh, táo gai, v.v … để giảm tiêu thụ dưa cải muối và các sản phẩm chứa giấm. Tức là bạn nên ăn hoa quả có vị chua sẽ tối ưu hơn là ăn các món ăn chua chế biến.
2. Người có thiên hướng thèm ăn đắng thường có thể bị tim nóng, nội thịnh
Đông y quan niệm vị đắng sẽ vào tim, vị đắng có thể làm sạch trái tim và giảm nhiệt, hạ hỏa. Khi một người có thiên hướng thèm ăn vị đắng có thể là biểu hiện của sự bốc hỏa, nóng bên trong tim, thường đi kèm với hiện tượng đánh trống ngực, mất ngủ, lở loét ở khóe miệng và lưỡi đỏ.
Mặc dù thực phẩm đắng có một giá trị dinh dưỡng nhất định, nhưng hầu hết chúng đều có tính lạnh tự nhiên theo quan niệm của Đông y. Cho nên cần phải biết ăn đúng cách, liều lượng vừa đủ. Vì nếu ăn nhiều thực phẩm vị đắng trong lâu dài không chỉ làm tổn thương tim mà còn làm nặng thêm các triệu chứng của lá lách và dạ dày như kém ăn, đau bụng và tiêu chảy.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên ăn thực phẩm đắng và trà thảo dược cũng có thể gây ra các bệnh về xương khớp.
Những người thích vị đắng có thể chọn mướp đắng, cải xoăn, lô hội, khổ đinh, cỏ xô thơm… Khi ăn rau đắng, trước tiên bạn có thể ngâm vào nước muối, lọc nước và rửa sạch để giảm nồng độ đắng. Khi uống trà đắng hoặc ăn thực phẩm đắng, tốt hơn là không ên ăn uống lạnh, cũng cần tránh dùng khi bụng đói.
3. Thiên hướng thèm vị ngọt có thể làm tổn thương lá lách và dạ dày.
Theo quan niệm Đông y, vị ngọt vào lá lách, vị ngọt có tác dụng nuôi dưỡng lá lách và dạ dày, nhưng những người ăn ngọt nhiều thường gặp vấn đề với sự lá lách hư yếu. Người dân sống ở những nơi có địa hình thấp, khí hậu ẩm ướt, thường dễ bị bệnh lá lách và bệnh dạ dày vì ham ăn ngọt.
Trên nghiên cứu lâm sàng cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh lách và dạ dày hầu hết đều nghiện ăn đường, và vị giác này sẽ làm tổn thương thêm cho lá lách và dạ dày. Đối với bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày, nó ăn ngọt sẽ kích thích một lượng lớn axit tiết ra từ dạ dày và làm nặng thêm bệnh.
Ngoài ra, đường có thể gây sâu răng, tiểu đường, béo phì và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Chúng tôi thường khuyên bạn nên chọn ngũ cốc, trái cây và rau quả có hàm lượng đường thấp mà không làm mất đi vị ngọt, chẳng hạn như khoai mỡ, ngó sen, bí ngô, khoai lang, ngô, đậu, táo, dứa, kiwi, v.v. Thông thường bạn có thể dùng cháo đậu xanh lá sen, sinh tố trái cây ít ngọt, khoai luộc thay cho món tráng miệng vị ngọt.
4. Người có thiên hướng thèm cay sẽ là tổn hại khí.
Đông y quan niệm rằng vị cay sẽ nhập vào phổi, và khi vị cay vận hành trong cơ thể có thể làm giảm khí và điều hòa khí huyết.
Những người thường xuyên ăn cay nhiều sẽ dễ mắc các vấn đề về phổi. Ăn thức ăn cay trong một thời gian dài có thể khiến khí trong phổi quá nhiều. Ngoài ra, nó rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa và bệnh hậu môn, trực tràng.
Thường thì trong quá trình nấu ăn, bạn có thể cho một ít gừng tươi, hạt tiêu, hành tỏi, hành tây và các thực phẩm cay khác làm gia vị để cải thiện sự thèm ăn, nhưng nó phải “cân đong” sao cho có một lượng phù hợp để tránh gây kích ứng dạ dày.
5. Người có thiên hướng thích ăn muối có thể làm hỏng thận tinh.
Đông y cho rằng vị mặn sẽ đi vào thận, chỉ một lượng vừa phải vị mặn có tác dụng nuôi dưỡng thận. Ở những vùng có khí hậu lạnh, người dân sẽ có xu hướng ăn mặn hơn, vì vị mặn có thể giúp cơ thể chống lại sự lạnh giá.
Tuy nhiên những người bệnh thận thường bị suy giảm cảm giác khẩu vị trong phân biệt nồng độ mặn nhạt nên có thể sẽ dẫn đến ăn nhiều muối.
Nghiên cứu Đông y cho thấy, nếu người ăn nhiều muối trong thời gian dài có thể gây tổn thương thận có thể gây tăng huyết áp, bệnh tim, hen suyễn và bệnh thận mãn tính.
Thông thường nên có ý thức giảm lượng muối, chế độ ăn uống nhẹ nhàng thanh đạm để ngăn chặn vị giác bị đậm dần, hình thành một vòng luẩn quẩn ăn nhiều muối và ngày càng mặn hơn.
Nói một cách dễ hiểu, ngũ vị mà chúng ta ăn hàng ngày có thể nuôi dưỡng ngũ tạng, nhưng nếu ăn quá nhiều thì lại gây ra tác dụng ngược, làm hại chính cơ quan nội tạng đó.
Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh khẩu vị theo sự thay đổi của quy luật tự nhiên. Ví dụ, bạn nên giảm vị chua và tăng vị ngọt vào mùa xuân để nuôi dưỡng lá lách, giảm vị đắng vào mùa hè tăng vị cay để tăng chức năng phổi phổi, giảm cay và tăng chua để nuôi dưỡng gan vào mùa thu, giảm mặn và tăng đắng vào mùa đông để tăng cường sức khỏe cho tim.
4 nhóm người động vào ớt cay chắc chắn gây thảm họa với cơ thể, sức khỏe gặp nguy
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây, tuyệt đối đừng ăn ớt kẻo gây hại sức khỏe.
1. Loét miệng
Nếu bạn bị loét miệng, tốt hơn là nên tránh xa ớt. Ớt là thứ giàu chất capsaicin với vị cay và nóng. Ăn ớt sẽ kích thích niêm mạc miệng, gây đau miệng hơn và không có lợi cho vết loét miệng chút nào.
2. Nóng gan
Người bị nóng gan thường phải đối mặt với các triệu chứng như tăng tiết dịch mắt, khô miệng và đắng miệng, thậm chí là hôi miệng và mất ngủ. Do đó để tránh tình trạng người nòng bừng thì tốt nhất nên tránh ăn ớt.
3. Tăng lượng axit dạ dày
Tăng lượng axit dạ dày là căn bệnh gây đau bụng ám ảnh nhiều người hiện nay. Nồng độ axit dạ dày tăng lên là một mối đe dọa cho sức khỏe của con người, báo hiệu nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm.
Vì vậy, để ngăn chặn nguy cơ ấy, người bị axit dạ dày cao phải tránh xa ớt. Ớt cay sẽ khiến axit dạ dày tiếp tục tiết ra, làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây loét và viêm. Nếu bạn ăn ớt trong một thời gian dài, các bệnh về dạ dày có thể trở nặng hơn.
4. Viêm nướu
Khi bị viêm nướu hãy tránh xa ớt. Ớt dễ gây kích ứng khiến nướu bị đỏ, đau và sưng thêm. Tôt nhất bạn nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và không ăn ớt.
Vì sao bé nào cũng ghét ăn rau, thấy rau là lắc đầu quầy quậy? Trẻ ghét ăn rau vì rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân đến từ chính cách chăm bẵm con của cha mẹ. Từ xưa đến nay, rất nhiều trẻ em không thích ăn rau. Thậm chí có những đứa trẻ lớn lên mà không ăn bất kỳ loại rau nào. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Có người mẹ...