Cảm giác ớn lạnh, rùng mình từ đâu ra?
Cảm giác ớn lạnh xảy ra đôi khi chỉ đơn giản là do thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, cảm lạnh, cúm, sốt rét hay viêm phổi cũng gây ra dấu hiệu này.
Sốt, nhiễm khuẩn, viêm phổi, cúm là nguyên nhân phổ biến gây cảm giác ớn lạnh. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Ớn lạnh là cảm giác xảy ra khi bạn cảm thấy rùng mình mà đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng, theo Healthshots. Khi đó, các cơ của bạn liên tục co lại và giãn ra, đồng thời các mạch máu trên da cũng co hoặc thu hẹp lại.
Phân biệt ớn lạnh và cảm lạnh
Tình trạng này có thể khiến bạn nghĩ rằng mình bị cảm lạnh. Nhưng cảm giác ớn lạnh và cảm lạnh thông thường rất khác nhau. Một cơn ớn lạnh có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
Tiến sĩ Srinivasa Murthy, Trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Aster, Bengaluru (Ấn Độ), cho biết ớn lạnh là cách cơ thể phản ứng với sự giảm nhiệt độ. Trung bình, nhiệt độ cơ thể nên ở khoảng 37 độ C. Nhưng khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, thân nhiệt sẽ giảm xuống.
“Khi bạn rùng mình, các cơ bắt đầu tự co lại. Điều này dẫn đến việc sinh nhiệt và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Ớn lạnh thường đi kèm với sốt, mặc dù không phải ai bị ớn lạnh cũng bị sốt”, tiến sĩ Murthy cho hay.
Một tình trạng gọi là hạ thân nhiệt cũng có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới 35 độ C.
Cảm lạnh thông thường có liên quan đến chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Ngược lại, ớn lạnh liên quan đến việc cơ thể run rẩy để tăng nhiệt độ khi cảm thấy lạnh.
Nguyên nhân khác gây ớn lạnh
Video đang HOT
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới cảm giác ớn lạnh. Bất kể nhiệt độ ngoài trời cao hay không, một người có thể cảm thấy ớn lạnh nếu thân nhiệt bị giảm. Ngoài sốt, một số nguyên nhân khác gây ớn lạnh bao gồm:
Bệnh sốt rét
Nhiễm khuẩn
Viêm phổi
Cúm
Lượng đường trong máu thấp
Hoảng loạn, lo lắng
Nhiễm trùng huyết
Căng thẳng sau chấn thương
Gây tê
Suy giáp
Suy dinh dưỡng
Chúng ta thường cảm thấy ớn lạnh, rùng mình khi nhiệt độ ngoài trời giảm đột ngột. Ảnh minh họa: Freepik.
Hãy nhớ gọi bác sĩ nếu ớn lạnh kèm sốt không thuyên giảm. Tiến sĩ Murthy cảnh báo sốt cao lên tới 38,8-39,4 độ C ở người lớn hoặc trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên có thể nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, hãy liên hệ với bác sĩ nếu nhiệt độ vượt quá 37,7 độ C.
Bạn không nên tự ý điều trị, cần đi khám ngay nếu cảm thấy đau ngực, mệt mỏi, đau bụng hoặc thở khò khè.
Mắc cúm A, khi nào phải nhập viện
Các bác sĩ đưa ra cảnh báo một số dấu hiệu nguy hiểm khi mắc cúm A cần nhập viện khẩn cấp.
Trẻ nhập viện vì biến chứng hô hấp. Ảnh: BV
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến hiện nay là: A/H1N1, A/H2N2...
Virus cúm A lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Đặc biệt, triệu chứng của bệnh cúm A rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo quy định của các cơ sở y tế.
Một số triệu chứng thường gặp khi mắc cúm A gồm: Đau họng, ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, sốt, ớn lạnh, nhức đầu và nhức mỏi cơ thể, cảm giác mệt mỏi... có thể kèm theo đau bụng nôn tiêu chảy. Đặc biệt, ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ có các bệnh mãn tính, cơ địa béo phì khi bị nhiễm virus cúm A rất dễ gây ra các biến chứng như: Viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí có thể viêm não, tử vong.
Các bác sĩ cũng cảnh báo, các dấu hiệu nguy hiểm khi mắc cúm A cần nhập viện khẩn cấp là: Sốt cao liên tục trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật, khó thở, thở nhanh; hoặc nhịp thở bất thường, đau ngực hoặc đau cơ dữ dội, tím môi và đầu chi lạnh; trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ nhiều.
Theo đó, đa số trẻ khi mắc cúm A diễn biến nhẹ và hồi phục sau 5 - 7 ngày; tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... khi mắc cúm A có thể diễn biến nặng, gây biến chứng nguy hiểm như: Suy hô hấp viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, viêm thanh khí phế quản, nhiễm khuẩn thứ phát làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Bác sĩ hướng dẫn, người dân có thể phòng cúm A bằng những cách như:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch.
- Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất, bù đủ nước.
- Người dân có thể tăng sức đề kháng bằng ăn uống đủ chất.
- Tiêm phòng vaccine cúm mùa để có hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc cúm A.
- Đặc biệt, khi có triệu chứng như: Ho, sốt, sổ mũi... trẻ cần đến cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện cúm A.
Vì sao đến nay bệnh sốt rét vẫn tồn tại? Các chuyên gia cảnh báo thế giới phải đối mặt với 'tình trạng khẩn cấp về sốt rét' trong khi các giải pháp càng lúc càng bị hạn chế. Sốt rét có thể nhanh chóng đe dọa đến tính mạng do gián đoạn cấp máu cho các cơ quan quan trọng của cơ thể. Ảnh: Science Photo Library. Tại cuộc họp Đại hội...