Cảm cúm và kháng sinh phòng bệnh
Thời tiết thay đổi bất thường lúc nắng lúc mưa, trời chuyển se lạnh vào đêm và sáng sớm, trong khi đó nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều đã khiến nhiều người mắc bệnh cảm cúm.
Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm. Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, ẩm thấp đột ngột, cơ thể không điều tiết thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm cúm.
Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virut. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng, sau đó là ngạt mũi và chảy nước mũi. Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng ngạt mũi và chảy nước mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và thứ 3. Đau nhức toàn thân. Ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Thông thường, cảm cúm kéo dài trong 1 tuần.
Không thể coi thường
Phân biệt cảm cúm với cảm lạnhCác dấu hiệu của cảm cúm và cảm lạnh đôi khi có triệu chứng giống nhau nên dễ chẩn đoán nhầm. Do vậy, phân biệt cảm lạnh hay cảm cúm rất quan trọng.Cảm cúm: Biểu hiện thường gặp của cảm cúm là viêm họng, sốt cao, đau đầu, đau cơ, ho khan. Triệu chứng của cảm cúm thường đến bất ngờ, mệt mỏi kéo dài hàng tuần và đau nhức toàn thân.Cảm lạnh: Thường có chảy nước mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ (có trường hợp không bị sốt), ho có đờm, cơ thể hơi gai lạnh. Triệu chứng của cảm lạnh thì biểu hiện thường từ từ và mệt mỏi chỉ kéo dài trong vài ngày (khoảng 3-4 ngày). Tình trạng đau nhức toàn thân thường rất nhẹ.
Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn, bệnh cảm cúm cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch… Nguy hiểm nhất là hội chứng Reye ở trẻ em (hội chứng Reye rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao). Hội chứng Reye hay xảy ra nhất trong khoảng từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hoặc mê sảng, giật kinh phong rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong rất nhanh. Do vậy, khi có các triệu chứng của cảm cúm cần điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ, không nên coi thường bệnh mà nguy hại cho sức khoẻ.
Có nên dùng kháng sinh khi bị cảm cúm?
Rất nhiều trường hợp khi bị cảm cúm tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virut nên việc tự điều trị kháng sinh với cảm cúm là không đúng và sẽ không giúp bệnh thuyên giảm. Hơn nữa, biểu hiện chính của bệnh cúm là sốt, ho, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên nếu chưa chẩn đoán chính xác được bệnh mà tự ý điều trị bằng kháng sinh càng khiến bệnh diễn tiến nặng hơn cũng như làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Người dùng kháng sinh cũng có thể phải chịu tác dụng phụ như ban đỏ, tiêu chảy trong khi bệnh cúm vẫn không khỏi. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.
Chủ động phòng bệnh
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh cảm cúm lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh, gia tăng mạnh trong thời gian này là do thời tiết trở lạnh. Để phòng chống bệnh cảm cúm, mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tránh đến chỗ đông người khi có dịch cảm cúm. Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể… Người bị cảm cúm cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan virut.
Do bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm và ai cũng có thể lây cúm nên việc tiêm vaccin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất, tốt nhất nên tiêm khi cơ thể khoẻ mạnh để cơ thể sinh kháng thể phòng chống cúm hiệu quả.
Theo SKDS
Những nguy cơ phía sau triệu chứng cúm
Nước mũi chảy ròng ròng, trán nóng, đầu óc đau nhức... Bạn có thể gặp những triệu chứng này và điều đầu tiên bạn nghĩ đến chính là bệnh cúm. Nhưng có phải tất cả những triệu chứng đó đều là bệnh cảm cúm, hay có những nguy cơ khác?
Hãy cùng chúng tôi nhận ra những dấu hiệu cảnh báo và có những hành động cần thiết.
Video đang HOT
Cảm cúm hay là viêm phổi
Dấu hiệu:
Kèm theo những triệu chứng cúm, bạn còn gặp những dấu hiệu sau:
Đã hơn một tuần rồi mà những dấu hiệu cảm cúm và sổ mũi vẫn không hết.
Bạn thấy rất khó thở.
Bạn thấy mệt mỏi, bị sốt, ho thường xuyên, có nhiều đờm, cảm thấy như bị viêm phổi.
Những triệu chứng hắt hơi, xổ mũi, trán nóng, đầu óc đau nhức đều là bệnh cảm cúm, hay còn ẩn chứa những nguy cơ khác?
Bạn có nên lo lắng?
Sẽ rất đáng lo nếu bạn là người hút thuốc lá, có tiền sử mắc bệnh hen hoặc bệnh tim. Cảm cúm kéo dài có thể ảnh hưởng đến ngực dẫn đến nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân của các bệnh viêm phổi, viêm phế quản hay viêm màng phổi.
Bạn cần làm gì?
Bạn hãy gặp bác sĩ để kiểm tra và có những xét nghiệm cần thiết. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn, bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh, còn nếu bạn bị nhiễm virut bạn chỉ cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau.
Cảm cúm hay mệt mỏi sau ốm
Dấu hiệu:
Kèm theo triệu chứng cảm cúm bạn còn gặp những dấu hiệu sau của cơ thể:
Hết sức mệt mỏi.
Tinh thần gần như suy sụp, bạn cảm thấy chán nản.
Bạn thấy khó tập trung vào bất cứ việc gì.
Kèm theo đó bạn thấy đau cơ, đau họng, sưng họng.
Bạn có nên lo lắng?
Đó là những dấu hiệu của sự mệt mỏi sau ốm. Bạn vừa trải qua một đợt sốt virut, đợt sưng tuyến bạch cầu hay là sau một thời gian bị cúm... Khi khỏi bệnh thì sự mệt mỏi không chỉ từ ảo ảnh hay sự tưởng tượng của bạn mà còn thực sự kéo dài khiến bạn không thể làm được gì.
Nhiều người mất đến hàng tháng để hồi phục sức khỏe quay lại trạng thái bình thường. Những triệu chứng trên có thể khiến bạn nhầm lẫn với bệnh cúm nhưng sự thực thì bạn chỉ cần được nghỉ ngơi cho hồi phục sức khỏe mà thôi.
Bạn nên làm gì?
Với sự mệt mỏi thì không có cách điều trị đặc biệt nào cả. Bạn chỉ cần ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi một cách khoa học là có thể khỏe mạnh và trăng cường sức miễn dịch cho cơ thể. Bạn đừng nhầm lẫn với bệnh cúm, bởi lẽ uống thuốc cúm sẽ chỉ càng làm tăng thêm trạng thái mệt mỏi, uể oải cho chính bạn. Hãy cố gắng tham gia vào những hoạt động ngoài trời, tập thể dục 2-3 lần/tuần. Gọi điện và gặp gỡ bạn bè thường xuyên có thể giúp bạn thoát khỏi trạng thái này.
Cảm cúm hay sưng amidan?
Dấu hiệu:
Ngoàitriệu chứng cảm cúm thông thường, bạn còn có thể gặp những dấu hiệu sau:
Đặc biệt đau họng, cảm thấy khó chịu và đau buốt khi nuốt.
Amidan của bạn như lớn hơn và xuất hiện các mụn mủ.
Sốt và đau cơ thường xuyên.
Bạn có nên lo lắng?
Có đáng để bạn lo lắng. Trong bệnh cảm cúm thông thường, bạn thường sẽ chỉ thấy rát họng và cảm giác này cũng sẽ biến mất trong khoảng 3 ngày. Nhưng với sưng amidan thì những cảm giác đau họng, khó chịu, nhức họng sẽ kéo dài hơn ba ngày. Sưng amidan là một dạng viêm họng do vi khuẩn và virut gây nên.
Bạn cần làm gì?
Hầu hết các trường hợp sưng amidan đều do virut, do đó bạn chỉ có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol, solpadeine cùng với việc nghỉ ngơi nhiều là lựa chọn tích cực nhất.
Nếu bệnh là do vi khuẩn gây nên, bạn cần uống thuốc kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ.
Nếu bạn thường xuyên sưng amidan (4 lần/năm) thì các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ amidan, nhưng hầu hết các bác sĩ thường tránh làm điều này, vì chưa có một bằng chứng nào cho thấy phẫu thuật sẽ tốt hơn là dùng kháng sinh.
Cảm cúm hay những vấn đề về tim mạch?
Dấu hiệu:
Cùng với những triệu chứng cúm, bạn còn gặp những dấu hiệu sau: Bạn thấy tức ngực, khó thở và mệt mỏi. Cùng với đó sự giữ nước trong cơ thể bạn như: mắt, sưng phồng... Những triệu chứng này tồn tại khá lâu từ vài tuần đến một tháng cả sau khi bị cảm.
Bạn có nên lo lắng?
Mặc dù khá hiếm gặp nhưng những dấu hiệu này có thể là dấu hiệu của myocarditis - một tình trạng đau tim nghiêm trọng khi các cơ tim bị kích động mạnh. Tình trạng này có thể xảy ra sau một lần bạn bị cảm cúm hoặc bị virut cúm xâm nhập, đặc biệt là ở phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi - độ tuổi phụ nữ bị suy giảm miễn dịch do thay đổi hormone.
Nguyên nhân:
Sự xâm nhập của virut cúm sẽ kéo theo phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch làm bạch cầu phản ứng quá mức do đó dẫn đến sự kích động đến các cơ tim.
Có khoảng 30% các trường hợp nếu không có sự điều trị thích hợp sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng về tim, dẫn đến khó thở, mệt mỏi và nguy cơ mắc bệnh suy tim cao, cho dù gia đình bạn không hề có tiền sử bệnh tim.
Bạn cần làm gì?
Một chuyến đến thăm bác sĩ sẽ giúp bạn tìm được vấn đề, nếu có các triệu chứng của myocarditis, bạn sẽ được chuyển tới các cơ sở chuyên khoa về tim. Bạn có thể được kiểm tra với siêu âm tim và được điều trị bằng liệu pháp vitamin và hormone, cùng với đó là uống thuốc lợi tiểu cho đến khi những triệu chứng của bạn giảm.
Theo SKDS
iểm mặt virut gây bệnh nguy hiểm ở trẻ Do trẻ em chưa thích nghi với thời tiết quá nóng bức, dẫn đến kém ăn, kém ngủ, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Mặt khác do các gia đình cho trẻ nằm gần quạt hoặc dùng máy lạnh ở nhiệt độ thấp nên trẻ càng dễ bị nhiễm khuẩn. Hơn nữa mùa hè, thức ăn rất nhanh bị ôi...