6 yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú
Ngoài di truyền, một số nhân tố rủi ro khác trong cách sống có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư vú, theo Medical Daily ngày 5.10.
Nguy cơ ung thư vú cao hơn nếu làm việc ca đêm – Ảnh: Shutterstock
Estrogen trong thuốc tránh thai có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, nhưng nó có thể trở thành mối lo ngại khi nói đến các tế bào vú. Liều cao hoóc môn estrogen vào máu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ bởi kích thích quá mức tế bào vú.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu ung thư (Cancer Research) năm 2014 cho thấy phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 49 dùng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, tùy thuộc vào liều dùng estrogen. Liều cao estrogen (50 microgram hoặc nhiều hơn) trong viên thuốc ngừa thai có liên quan nguy cơ cao bị ung thư vú ở phụ nữ trẻ hơn, nhưng sử dụng những viên thuốc với liều thấp estrogen (20 microgram) thì không có mối liên quan nào.
Không cho con bú
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Lancet năm 2002, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 47 nghiên cứu trước đó, cho thấy cho con bú làm giảm nguy cơ phụ nữ bị ung thư vú. Những bà mẹ cho con bú sữa mẹ đến 12 tháng, có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn so với những bà mẹ cho con bú trong thời gian ngắn hơn hoặc không cho.
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cung cấp thêm bằng chứng rằng cho con bú có thể giảm nguy cơ ung thư vú. Phụ nữ cho con bú có nguy cơ ung thư vú thấp hơn 30% và giảm hơn 28% nguy cơ tử vong do ung thư vú. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi sâu hơn về nguyên nhân chính xác và hiệu quả giữa việc con bú và ung thư vú.
Tăng cân
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ (Anh) tìm thấy rằng những phụ nữ tăng kích thước váy mỗi 10 năm giữa độ tuổi 20-60 đồng nghĩa với việc tăng 33% nguy cơ ung thư vú, so với những người tăng kích thước váy gấp 2 lần mỗi 10 năm là 77%. Kích thước váy làm tăng lượng chất béo ở bụng, trong khi tăng cân và nguy cơ ung thư vú có liên quan nhau. Các nhà nghiên cứu tin rằng chất béo xung quanh thắt lưng chuyển hóa tích cực hơn các mô mỡ khác trong cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2011 kiểm tra số lượng, tần suất và độ tuổi của nhóm phụ nữ uống rượu từ năm 1980 đến năm 2008. Các kết quả tiết lộ uống từ 5-10 gram rượu bia trong một ngày, hoặc 3-6 ly rượu vang một tuần, làm tăng nguy cơ ung thư vú đến 15%.
Ăn quá muộn
Một bữa ăn tối muộn có thể thỏa mãn cơn thèm thuốc, nhưng lại bất lợi cho sức khỏe vú của chị em. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (Dịch tễ học, chỉ số sinh học và ngăn ngừa ung thư) cho thấy ăn các bữa ăn vào thời điểm nào của buổi tối có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú do glucose. Khi chúng ta ăn, cơ thể phá vỡ đường và tinh bột thành glucose, đi vào máu và được máu chuyển đến các tế bào. Các tế bào sử dụng insulin trong cơ thể giúp chuyển hóa glucose thành năng lượng. Nếu thiếu insulin có thể gây ra lượng đường trong máu tăng lên ở mức cao, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Làm việc quá muộn
Làm việc theo ca có thể không thể tránh khỏi, nhưng nó có thể tàn phá sức khỏe của bạn. Làm việc ca đêm có thể phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể, khiến bạn có thể chất kiệt sức và thiếu ngủ, và nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Occupational and Environmental Medicine (Y học Môi trường và Nghề nghiệp) năm 2012 chứng minh rằng những phụ nữ làm ca đêm có gấp bốn lần khả năng phát triển ung thư vú so với những người không làm việc đêm.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Đột phá trong sàng lọc gien di truyền
Lần đầu tiên châu Âu xuất hiện ca sinh can thiệp vào bản đồ gien di truyền, cho phép loại bỏ đột biến có hại đối với đời sau.
Phương pháp sàng lọc gien được cho là sẽ giúp xác định khoảng 60 rối loạn di truyền có hại - Ảnh: Shutterstock
Một bé trai khỏe mạnh đã chào đời tại Anh nhờ vào phương pháp sàng lọc gien gọi là bản đồ tế bào, một phương pháp thử nghiệm mang tính đột phá cho phép bác sĩ xác định khoảng 60 rối loạn di truyền có hại. Người mẹ tên Carmen Meagu, mắc chứng Carcot-Marie-Tooth, một dạng rối loạn thần kinh do di truyền làm mô cơ bị sụt giảm, khiến bệnh nhân mất dần khả năng kiểm soát và độ nhạy của chi dưới. Theo tờ Guardian dẫn lời bác sĩ, nguy cơ di truyền sang con cái ở trường hợp cô Meagu, 26 tuổi, lên đến 50%. Trước đó, cha của Meagu đã hoàn toàn ngã quỵ trước chứng bệnh này.
Để tránh viễn cảnh ảm đạm đối với đời sau, vợ chồng Meagu quyết định tham gia vào chương trình thử nghiệm liệu pháp mới, với hy vọng có thể giải thoát cho đứa con khỏi căn bệnh quái ác. Tại Trung tâm sức khỏe sinh sản và di truyền (CRGH) ở London, các nhà khoa học đã lấy mẫu ADN từ gò má của đối tượng, kế đến tiến hành quét mã gien của cô này ở 300.000 vị trí, nhằm xác định khu vực có thể chịu trách nhiệm phát bệnh Carcot-Marie-Tooth. Sau đó, Meagu bắt đầu liệu trình thụ tinh nhân tạo (IVF), với trứng được thụ tinh bằng tinh trùng hiến bên ngoài cơ thể. Một khi phôi sinh sôi thành hàng chục tế bào, trong điều kiện phòng thí nghiệm, các kỹ thuật viên lấy mẫu gien di truyền của phôi mới và tiến hành quét mẫu một lần nữa, để xác định liệu phôi có thừa hưởng mã gien bất thường từ người mẹ hay không. Sau 3 tháng trị liệu, bắt đầu từ tháng 12.2013, một trong các phôi khỏe mạnh được chọn và Meagu thụ tinh thành công, sinh bé Lucas vào ngày 18.12 năm ngoái.
Cái gọi là Chẩn đoán gien di truyền trước khi cấy (PGD) đã có mặt trên thị trường, nhưng hiện vẫn là quy trình đắt đỏ và phiền phức. Các bác sĩ phải thiết kế bài xét nghiệm riêng cho từng cặp, và mất vài tháng để hoàn thành trước khi bước vào liệu trình IVF. Ngược lại, quy trình trị liệu mới khá đơn giản và có thể hoàn tất trong vòng 24 giờ, có nghĩa diễn ra hầu như đồng thời với IVF. Ca sinh hỗ trợ bằng phương pháp lập bản đồ gien di truyền đầu tiên của thế giới đã được công bố vào tháng 1.2014. Ước tính, có đến 5% số ca sinh hằng năm bị mắc tình trạng gien di truyền không mong muốn. Do vậy, chuyên gia Dagan Wells của Hãng Reprogenetics UK, nơi tiến hành thử nghiệm ADN của người mẹ trong trường hợp trên, đánh giá rằng phương pháp lập bản đồ gien di truyền là "bước đột phá công nghệ đơn lớn nhất" trong ít nhất 2 thập niên qua, theo báo Guardian.
Trước đó, giới y học công bố phương pháp IVF mới có thể giúp biến giấc mơ thành hiện thực cho hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh, bằng cách tiết lộ "ngày vàng" để cấy phôi vào dạ con với xác suất thành công lớn nhất. Hiện xác suất IVF thành công dao động từ 16 - 47%, phụ thuộc vào tuổi người mẹ. Theo tờ Guardian, nhóm chuyên gia Tây Ban Nha do Giáo sư Juan Garcia
Velasco dẫn đầu đã nghĩ ra phương pháp xét nghiệm dựa trên việc lấy mẫu sinh thiết nếp gấp trên tử cung của đối tượng. Họ phân tích 238 gien để xác định khi nào màng trong dạ con dễ tiếp nhận phôi cấy nhất. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy 9 trong số 17 người tham gia đã mang thai thành công sau nhiều lần IVF thất bại.
Tụ Yên
Theo Thanhnien
10 bí mật về khả năng sinh sản phụ nữ Nếu như mỗi lần xuất tinh, nam giới có khoảng 1,2 triệu tế bào tinh trùng thì mỗi tháng phụ nữ chỉ có 1-2 quả trứng rụng. Nếu như mỗi lần xuất tinh, nam giới có khoảng 1,2 triệu tế bào tinh trùng thì mỗi tháng phụ nữ chỉ có 1-2 quả trứng rụng. Mẹ cần biết rằng khả năng sinh sản của...