Cách trị bệnh từ mướp
Theo Đông y, mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh như: viêm xoang, viêm họng, đại tiện ra máu, đau nhức thần kinh…
Chữa viêm họng: lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.
Chữa ho, hen kéo dài: lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
Trị viêm xoang: lấy mướp đem phơi khô sau đó đem bỏ vào nồi rang cho mướp teo lại và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần người bị viêm xoang nên uống 6g, ngày một lần vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, bụng chưa có gì. Kiên trì thực hiện trong 8 ngày, chứng viêm xoang sẽ biến mất.
Chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi: thân cây mướp: lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu.
Trị đại tiện ra máu do trĩ: về chứng đi đại tiện khó khăn đến mức chảy cả máu, có thể dùng hoa mướp nấu nước uống hoặc đơn giản và phổ biến hơn, dùng mướp nấu canh ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng. Nếu dùng hoa mướp, người bị trĩ chỉ cần dùng 30g hoa mướp nấu thành nước uống, uống mỗi ngày 1 lần. Hoặc người bị trĩ có thể dùng mướp tươi nấu canh cùng thịt lợn nạc ăn hàng ngày.
Trị đau nhức thần kinh: lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng tùy triệu chứng nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.
Chữa sốt cao, đau đầu: hoa mướp 20g, hạt đậu xanh để cả vỏ 100g, ninh nhừ lấy 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội, chắt lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa đau nửa đầu: dùng 15 – 30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày, có tác dụng thông lạc, chữa viêm mũi, viêm xoang, ho và đau lưng.
Trị mề đay: lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc hành khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong 2 – 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.
Làm thông sữa: lượng mướp vừa phải, nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3 – 6g với chút rượu. Sau khi uống, lấy chăn đắp lên người, cho toàn thân ra chút mồ hôi là được. Tất cả những phụ nữ sau khi sinh con bị tắc ống dẫn sữa không uống nước sữa, đều có thể thông sữa bằng cách này.
Chữa viêm khí quản, bị ho có đờm đặc mủ vàng trẻ con bị ho gà: mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 – 30ml.
Video đang HOT
Chữa bệnh thở khò khè: mướp tươi non 250g, thái đoạn nhỏ, luộc lấy nước, ăn cả nước lẫn cái như món ăn trong bữa cơm thường ngày.
Chữa tiểu tiện ra máu, cảm nhiễm đường niệu: quả mướp 250g, dùng cả cuống và vỏ, bổ ra, cho nước nấu thành 400ml nước, để nguội, cho lượng mật ong vừa phải vào uống thay nước giải khát trong ngày.
Chữa băng huyết: mướp hương 1 – 2 quả, huyết dụ 2 – 3 lá, rễ cỏ tranh 20g, rễ cỏ giày 20g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống ngày 2 lần.
Điều hòa kinh nguyệt: dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào sáng sớm lúc đói bụng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Mỗi liệu trình 10 ngày. Cũng cách này để thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần uống 8 – 10g.
Chữa đau tức sườn ngực, đau cơ: xơ mướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màu đen, bên trong vẫn còn màu vàng (sao tồn tính), tán thành bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 8g, Cách này có tác dụng cầm máu, giảm đau nên còn dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung…
Chữa phù thũng: lá mướp hương 15g, cây cứt lợn 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.
Chữa nước ăn chân: lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước hoặc đem nướng lá, rồi giã đem xát vào chỗ bị thương chữa được nước ăn chân, mụn nhọt, lở ngứa.
Chữa nứt nẻ đầu vú: lá mướp hương phơi khô, đốt tồn tính (không để cháy thành than), tán bột mịn, hòa với dầu vừng bôi vào đầu vú. Còn dùng chữa chảy máu lợi rất tốt.
Chữa mụn nhọt, vết thương bị nhiễm trùng: lá mướp khô đốt lấy tro xức vào thì rất hiệu quả (nhiều người dùng có công hiệu).
Chữa lở ngứa: rễ mướp sắc lấy nước dùng ngâm, rửa có tác dụng chữa lở ngứa, chảy nước vàng.
Chữa bệnh thấp khớp: xơ mướp 50g, rễ mướp 50g, mộc thông 10g, tỳ giải 8g, sắc lấy nước uống, ngày 3 lần
Chữa đau lưng, đau hông do thấp nhiệt: thân cây mướp 30g, phối hợp với xa tiền tử 30g, hổ trượng 15g, hoàng bá 10g, sắc nước uống ngày 1 thang.
Chữa bệnh zona: dùng lá non vò nát, chấm nhẹ vào vùng mẩn nốt, nếu bị bên trong cơ thể thì dùng 10 – 15g xơ mướp sắc uống hằng ngày.
Thúc sởi chóng mọc: xơ mướp 20g; kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g; cỏ mần trầu 8g; cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lầ n.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Theo SK&ĐS
Cách phân biệt ung thư đại trực tràng với bệnh trĩ giúp nhiều người xóa tan lầm tưởng
Triệu chứng của bệnh trĩ thường giống với người bệnh ung thư đại trực tràng. Chính vì vậy, nhiều bệnh nhân thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, chủ quan nghĩ những biểu hiện trước đó là nguyên nhân từ bệnh trĩ gây nên.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng, tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ung thư đại trực tràng hay còn gọi là ung thư ruột già, là một loại ung thư hay gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Những dấu hiệu sau của bệnh ung thư đại trực tràng:
Bệnh trĩ và ung thư đại trực tràng đều có dấu hiệu đại tiện ra máu. Tuy nhiên, mọi người cần biết những dấu hiệu sau của bệnh ung thư đại trực tràng như sau:
- Rối loạn đại tiện, đi ngoài hoặc táo liên tục trong thời gian dài.
- Ung thư đại trực tràng cũng có dấu hiệu có lẫn máu trong phân, tuy nhiên, khác với bệnh trĩ, ung thư đại trực tràng thường tiết dịch nhầy, phân lỏng và nhỏ khi đi đại tiện.
- Uống kháng sinh không khỏi, người sút cân nhanh chóng.
Thông thường mọi người chỉ nghĩ đi ngoài ra máu mới bị trĩ, nhưng có những trường hợp không có triệu chứng này nên dễ bị nhầm lẫn.
- Máu và mủ ra cùng phân.
- Triệu chứng đau bụng vùng bụng căng tức, chán ăn, mệt mỏi.
- Những biểu hiện đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón ngày lại đi.
Do đó, để phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả nhất là tầm soát ung thư đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư đại trực tràng. Phát hiện sớm, bệnh điều trị dễ dàng hơn.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ:
- Xuất hiện chảy máu khi đại tiện.
- Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng xuất hiện các khối thòi ra ngoài khi đại tiện.
- Ngứa, đau vùng hậu môn.
- Xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Nếu bệnh không được điều trị, lâu dài sẽ làm cho toàn thân thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực.. tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ...
Trĩ ngoại: Nằm bên ngoài hậu môn, phát triển ngay gần rìa hậu môn và được phủ bởi lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Nếu hình thành cục máu đông (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể chảy máu nếu nó bị vỡ ra.
Trĩ nội: Nằm phía trong hậu môn, thường không đau; Chảy máu, thòi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện. Tuy nhiên nó có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn, từ phía trong hậu môn thòi ra ngoài lỗ hậu môn và không thể ấn lại được vào trong.
Hiện nay, bệnh trĩ không phải ai mắc cũng phải mổ, tùy từng giai đoạn mà có phương pháp điều trị thích hợp hiệu quả và ít đau. Trường hợp nhẹ, bệnh có thể khỏi chỉ với việc điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả và uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày), loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng như đại tiện không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu...
Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom có thể xảy ra với cả nam và nữ giới, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 30 - 60 tuổi.
Nhiều người không biết rằng, các triệu chứng chảy máu không chỉ gặp ở trĩ nội, trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy, nếu không đi khám, đến khi ung thư phát triển thì khả năng điều trị rất khó khăn.
Trong trường hợp khối trĩ tắc mạch đau nhiều liên tục, bác sỹ sẽ phải trích rạch lấy bỏ khối máu cục trong búi trĩ.
Các chuyên gia cảnh báo, hơn 70% trường hợp phát hiện ung thư đại trực tràng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, khó có thể cứu chữa.
Diệu Thu
Theo baogiaothong
Cây mỏ quạ trị khứ phong, hoạt huyết Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu... Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch (Radix Cudraniae), là rễ hoặc vỏ rễ của cây mỏ quạ (Cudrania cochinchinnensis (Lour) Corner.), thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ (xuyên phá thạch). Về thành phần hóa...